VNINDEX1204.42 (-1.19 -0.1%)518,443,010 CP 13,068.49 Tỷ 111 231 222HNXINDEX227.25 (-0.62 -0.27%)58,679,000 CP 1,158.13 Tỷ 45 158 122VN301232.32 (0.15 0.01%)165,859,397 CP 6,258.11 Tỷ 9 21HNX30486.47 (-2.75 -0.56%)36,801,500 CP 843.40 Tỷ 5 3 22

Quỹ tiền tệ quốc tệ IMF là gì? Vai trò và mục địch hoạt động

Quỹ Tiền tệ Quốc tế được mô tả tương tự một tổ chức của 189 quốc gia trên thế giới thực hiện nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu và thiết lập tài chính an toàn. Để hiểu rõ về mục đích, vai trò của tổ chức tiền tệ này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu IMF là gì? và những vẫn đề xung quanh tổ chức này.

IMF là gì?

IMF là gì?IMF là gì?

IMF (International Monetary Fund ) là tên gọi tắt của Quỹ tiền tệ Quốc tế. Đây là một tổ chức quốc tế thực hiện giám sát hệ thống tài chính của toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái cùng cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ở Washington, D.C., thủ đô Hoa Kỳ.

Quỹ tiền tệ Quốc tế được thành lập vào năm 1945 nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ cũng như đảm bảo an ninh hệ thống tiền tệ toàn cầu, gồm 189 quốc gia làm việc nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo ổn định về tài chính, tạo điều kiện cho vấn đề thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm cùng sự tăng trưởng kinh tế bền vững, xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu đó, tổ chức IMF bán ngoại tệ cho những thành viên, tư vấn về tài chính và tiền tệ cho các nước thành viên.

Nguồn vốn chủ yếu của IMF là những khoản tiền đóng góp của các nước thành viên. Mức đóng góp căn cứ vào tiềm lực kinh tế và tài chính của từng nước, được xem xét lại theo từng thời gian (điển hình là Mỹ chiếm 20%, 10 nước tư bản phát triển khu vực châu Âu chiếm 30% tổng số tiền góp cho tổ chức IMF). Tổng số tín dụng mỗi nước có thể nhận được trong một năm không được vượt quá 25% tiền nộp vào Quỹ theo điều lệ.

Để cho vay tín dụng đặc biệt đối với những nước đang phát triển, IMF đã quy định điều kiện có tính chất kinh tế - tài chính hay chính trị - xã hội.

Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức IMF

Tổ chức IMF được hình thành vào tháng 7/1944 trong Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc diễn ra ở New Hampshire, Hoa Kỳ. Lúc này, 44 quốc gia tham dự hội nghị đã tìm cách xây dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế, tránh lặp lại tình trạng phá giá tiền tệ cạnh tranh đã có ảnh hưởng vào cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930. Ngày 1/3/1947, tổ chức IMF bắt đầu hoạt động, được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Vào ngày 8/5/1947, IMF tiến hành cho vay khoản vay đầu tiên.

IMF xây dựng quỹ tài chính của thông qua phí thành viên, nó được gọi là hạn ngạch. Mỗi quốc gia thành viên đều trả tiền cho một hạn ngạch dựa trên quy mô kinh tế của mỗi quốc gia đó, vì vậy các nền kinh tế lớn sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Như vậy, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của IMF là do các nước thành viên đóng góp.

Qũy đã xây dựng một hạn mức cho vay cũng như hạn mức đóng góp với những nước thành viên. Số phiếu biểu quyết của mỗi nước tùy vào mức độ đóng góp của nước đó cho quỹ. Các nước thành viên giữ cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh và Pháp.

Trải qua những thời kỳ biến chuyển của nền kinh tế cùng hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng hoạt động, phát triển theo hai hướng: ổn định tỷ giá hối đoái và đấu tranh chống các biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử.

Năm 1972, căn cứ theo Hiệp định Jamaica, những tỷ giá hối đoái được thả nổi. Điều này đã làm cho các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) không duy trì được tỷ giá đồng tiền của mình theo đồng đôla nữa mà lúc này mỗi nước tự do quy định, tuyên bố hoặc không tuyên bố tỷ giá đồng tiền của mình.

Vai trò của IMF

 Vai trò của IMF

Vai trò của IMF

Trong hoạt động kinh tế nói chung và trong tiền tệ nói riêng, IMF giữ vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó:

  • IMF đóng vai trò trong quá trình phát triển những công cụ để các nước đo lường, đánh giá cũng như cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô, gồm chính sách tài khóa và tiền tệ, ổn định tài chính, tiền tệ, giá cả. Theo đó, IMF giúp các nước tìm ra giải pháp tốt hơn để thực hiện những biện pháp trong tất cả các lĩnh vực trên và xác định các bài học từ kinh nghiệm của nhiều nước, qua đó làm sáng tỏ các lựa chọn mà một quốc gia cụ thể có thể có.
  • Thông qua việc đối thoại, nghiên cứu, tư vấn, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, tổ chức IMF sẽ giúp tạo ra một cộng đồng toàn cầu những chuyên gia thực hành.
  • IMF đóng vai trò thúc đẩy sự hợp tác quốc tế thông qua thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết những vấn đề tiền tệ quốc tế.
  • Quỹ tiền tệ Quốc tế tạo điều kiện để mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế,. Qua đó, góp phần trong việc tăng cường cũng như duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và phát triển nguồn lực sản xuất của các thành viên.
  • Tăng cường sự ổn định ngoại hối để duy trì một cách có trật tự những hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên. Từ đó, tránh khỏi việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.
  • Hỗ trợ trong việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa những nước thành viên cũng như xoá bỏ những hạn chế về ngoại hối có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.
  • Bằng việc cung cấp những nguồn lực dự trữ của quỹ, đảm bảo an toàn và tạo ra cơ hội cho các nước sửa chữa sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế, quỹ IMF đã tạo được niềm tin cho các nước thành viên.
  • Có vai trò quan trọng trong rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng đối với cán cân thanh toán của các nước thành viên.

>> Tham khảo: NIM là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số NIM trong ngân hàng

 Mục đích hoạt động của IMF

IMF được mô tả giống như “Một tổ chức của 189 quốc gia”, nhằm thiết lập nền tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế đẩy mạnh việc làm và giảm bớt đói nghèo. Trừ các nước như: Bắc Triều Tiên, Cuba, Andorra, Liechtenstein, Tuvalu, Monaco và Nauru, tất cả những nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đều tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi các nước thành viên khác.

Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở các nước công nghiệp chính thu hẹp, rất nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương và cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng cách hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm nguồn dự trữ vàng, ngoại hối, một số nước cắt giảm nhập khẩu, một số phá giá đồng tiền của họ và một số áp đặt các hạn chế với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này gây hại đối với chính bản thân những nước đó vì theo lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ rằng mọi nước đều trở nên có lợi nhờ vào thương mại không bị hạn chế. Lưu ý, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu như tính cả phân phối, sẽ có một số ngành bị thiệt hại trong khi những ngành khác được lợi. Thương mại thế giới sa sút nghiêm trọng khi mà việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được mức tăng trưởng thu nhập nhanh chưa từng thấy. (Sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa cũng đã thúc đẩy đáng kể mức tăng trưởng của cả hệ thống.) Tại hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ sự tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, tuy nhiên hầu hết các nước tư bản đều thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với các điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản vào thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Vào những thập kỷ sau cuộc chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới cùng hệ thống tiền tệ có sự thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng, thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF,tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những sự tiến bộ nhanh chóng về kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, khiến cho các nền kinh tế quốc dân được gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng hiện nay là mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong tổ chức IMF.

Ảnh hưởng của IMF đối với kinh tế toàn cầu gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của những quốc gia thành viên. Hiện tại IMF có 184 thành viên, nhiều hơn gấp bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.

Nguồn vốn của IMF do các nước đóng góp và các nước thành viên có cổ phần lớn trong tổ chức là Mỹ (với 17,46%), Đức (với 6,11%), Nhật Bản (với 6,26%), Anh (với 5,05%) và Pháp (với 5,05%). Tổng vốn của tổ chức IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (năm 1999).

Mục đích chính của quỹ IMF là đảm bảo sự ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế – hệ thống tỷ giá trao đổi cũng như thanh toán quốc tế có thể cho phép các quốc gia (cùng công dân của họ) giao dịch với nhau. Nhiệm vụ của IMF được cập nhật năm 2012 bao trùm sang tất cả những vấn đề thuộc kinh tế vĩ mô và tài chính để đảm bảo ổn định trên toàn cầu.

Để thực hiện nhiệm vụ nền tảng đó là đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế thì IMF theo dõi tình hình kinh tế toàn cầu cùng kinh tế của các thành viên, cho vay đối với những thành viên gặp khó khăn và đưa ra sự trợ giúp thiết thực cho thành viên.

Cơ cấu tổ chức của IMF

Cơ cấu tổ chức của IMFCơ cấu tổ chức của IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF gồm những bộ phận như sau:

  • Hội đồng thống đốc: Đây chính là cơ quan quyết định tối cao, gồm một thống đốc và một thống đốc để thay thế đến từ những quốc gia thành viên. Thống đốc được sự chỉ định bởi quốc gia thành viên và thông thường đó là bộ trưởng tài chính hoặc là thống đốc ngân hàng trung ương.
  • Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc sẽ được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộ trưởng đó là: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế (viết tắt là IMFC- International Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (viết tắt là DC - Development Committee).
  • Ban Giám đốc điều hành: gồm có 24 thành viên chịu trách nhiệm quản lý những công việc hàng ngày của quỹ IMF. 24 thành viên thuộc Ban Giám đốc Điều hành sẽ thay mặt cho 189 quốc gia thành viên. Và ban Giám đốc Điều hành sẽ bàn luận và giải quyết tất cả những vấn đề như xem xét tình trạng của nền kinh tế của các nước thành viên, các vấn đề chính sách kinh tế liên quan đến nền kinh tế toàn cầu.

>> Tham khảo: Vốn FDI là gì? Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các loại tín dụng của tổ chức IMF

IMF là một tổ chức được thành lập với mục đích nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ trên toàn cầu. Từ đó thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và đẩy mạnh việc làm, tăng trưởng kinh tế cao cũng như giảm bớt đói nghèo. Xuất phát từ mục đích này, quỹ IMF cũng đưa ra những loại tín dụng để hỗ trợ các nước thành viên trong  phát triển kinh tế. Cụ thể bao gồm:

Tín dụng thông thường

  • Loại tín dụng này yêu cầu nước được vay cần phải có chương trình điều chỉnh kinh tế ngắn hạn.
  • Mức vay tối đa là 100% cổ phần của nước đó tại qũy
  • Thời hạn vay là từ 3 – 5 năm
  • Thời gian ân hạn là 3 năm
  • Lãi suất khoảng từ 5% – 7,5%/năm
  • Có vốn vay bổ sung
  • Mức vay có thể từ 100% đến 350% cổ phần của nước đó tại quỹ (tuỳ vào mức độ thiếu hụt)
  • Lãi suất được tính theo lãi suất của thị trường

Vay dự phòng

Loại tín dụng này của IMF có các đặc điểm:

  • Mức vay tối đa là 62,5% cổ phần
  • Thời hạn vay là 5 năm
  • Thời gian ân hạn là 3.5 năm
  • Lãi suất áp dụng theo lãi suất thị trường

Vay dài hạn

Nước đi vay cần phải có chương trình điều chỉnh kinh tế trung hạn và mọi khoản vay đều phải theo sát việc thực hiện chương trình theo từng quý và năm. Trong đó:

  • Mức vay sẽ bằng 140% cổ phần tại quỹ
  • Thời hạn vay là 10 năm
  • Thời gian ân hạn là 4 năm
  • Lãi suất từ 6 – 7,5%/năm

Vay bù đắp thất thu xuất khẩu

Đây là khoản vay cho những nước đang phát triển có sự đột biến thiếu hụt cán cân thương mại trong năm. Vì vậy:

  • Mức vay tối đa là 100% cổ phần của nước đó tại quỹ
  • Thời hạn vay là 3 – 5 năm
  • Lãi suất khoảng 5% – 7,5%/năm

Vay chuyển tiếp nền kinh tế

Đây là tín dụng mới xuất hiện của tổ chức IMF để hỗ trợ cho những nước chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, theo đó:

  • Thời hạn vay là 5 năm
  • Thời gian ân hạn là 3,25 năm
  • Lãi suất theo lãi suất thị trường.

Bên cạnh đó, tổ chức IMF còn có một số loại tín dụng khác như: vay duy trì dự trữ điều hòa hay vay để điều chỉnh cơ cấu…

Các nước thành viên cũng có quyền vay hay quyền rút vốn đối với quỹ IMF. Các nước có thể sử dụng quyền rút vốn cùng dự trữ quốc tế của mình để tài trợ cho những khoản thâm hụt cán cân thanh toán. Đối với cơ chế rút vốn tại IMF, các nước thành viên cần phải đảm bảo:

Nếu gặp phải khó khăn về cán cân thanh toán thì các nước thành viên có thể rút vốn. Nghĩa là mua đồng tiền nước ngoài của IMF bằng chính đồng tiền của nước mình trong giới hạn là 125% hạn mức của mình, trong đó các nước cũng có thể rút 25% đầu tiên bất kì khi có nhu cầu.

Lĩnh vực hoạt động của IMF

Lĩnh vực hoạt động của IMFLĩnh vực hoạt động của IMF

IMF hoạt động ở hai lĩnh vực chủ yếu là:

  • Tỷ giá hối đoái

Đến năm 1971, các nước đã thực thi chế độ tỷ giá hối đoái cố định đối với đồng tiền của mình nhằm tạo ra cơ sở ổn định những giao dịch thương mại. Sau khi được tổ chức IMF phê chuẩn thì các nước có thể thay đổi tỷ giá hối đoái. Nó có thể điều chỉnh tỷ giá lên ( hay chính sách tăng giá đồng tiền) hoặc xuống (hay chính sách phá giá đồng tiền) tới tỷ giá cố định mới để xử lý những trường hợp mất cân bằng cơ bản đối với cán cân thanh toán - tức những tình huống gây ra tình trạng thặng dư hoặc thâm hụt kinh niên. Từ năm 1971, hầu hết những đồng tiền lớn trên thế giới đều được thả nổi. Nguyên nhân là do IMF đã mất quyền kiểm soát chính thức đối với những biến động tỷ giá hối đoái, song các nước thành viên vẫn phải tuân thủ quy tắc về hành vi phù hợp do IMF đặt ra nhằm tránh những thủ đoạn kiểm soát hối đoái và làm hại nước láng giềng.

  • Phương tiện thanh toán quốc tế.

 Nguồn lực của IMF gồm dự trữ các đồng tiền quốc gia cùng tài sản dự trữ quốc tế, không kể số vàng mà những nước thành viên phải nộp theo hạn mức đã quy định cho mỗi nước. Mỗi nước thành viên sẽ phải nộp 75% hạn mức bằng đồng tiền của mình cùng 25% bằng tài sản dự trữ quốc tế. Các thành viên cũng được quyền vay hay quyền rút vốn đối với tổ chức IMF. Các nước cũng có thể sử dụng quyền rút vốn và dự trữ quốc tế của bản thân để tài trợ cho những khoản thâm hụt các cân thanh toán.

Trong cơ chế về quyền rút vốn thông thường của IMF, những nước thành viên gặp khó khăn về cán cân thanh toán đều có thể rút vốn, nghĩa là mua đồng tiền nước ngoài của IMF bằng chính đồng tiền của nước mình trong giới hạn là 125% hạn mức của mình, trong đó có thể rút 25% đầu tiên bất cứ khi nào có nhu cầu. Khi muốn rút một hoặc cả bốn phần 25% còn lại, các nước cần phải nhất trí với IMF về một chương trình gồm các biện pháp xử lý sự thâm hụt cán cân thanh toán. Các nước thành viên cần phải hoàn trả lại phần rút vốn của mình khoảng thời gian từ 3 -5 năm. Đến năm 1970, IMF đã tạo ra được một tài sản dự trữ quốc tế mới đó là Quyền Rút vốn Đặc biệt (viết tắt là SDR) để tăng mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế. Nó cũng tạo ra được những phương tiện vay nợ để bổ sung cho các nước thành viên nghèo.

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ IMF là gì. Với thông tin bổ ích đó, các bạn có thể hiểu rõ vai trò và chức năng cũng như cơ chế hoạt động của tổ chức quốc tế quan trọng này.

FTV – Đơn vị chuyên tư vấn đầu tư thị trường chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín

Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ nhận được hỗ trợ từ chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo để từ đó đưa ra những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về IMF là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận