VNINDEX1290.99 (-0.5 -0.04%)949,595,102 CP 21,526.04 Tỷ 149 87 233HNXINDEX235.72 (-0.2 -0.08%)97,591,086 CP 1,735.70 Tỷ 43 49 65VN301352.56 (1.71 0.13%)419,804,704 CP 11,901.50 Tỷ 15 5 12HNX30516.04 (-2.49 -0.48%)42,189,400 CP 977.46 Tỷ 8 6 16

Hàng hóa phái sinh là gì? Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh

Thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh đã tồn tại rất là lâu đời trên thế giới nhưng phải đến ngày 17/08/2018 thì mới chính thức được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cấp phép hoạt động. Chính vì thế đây được coi là một kênh đầu tư khá mới lạ với các nhà đầu tư Việt Nam nhưng thị trường này lại hứa hẹn sẽ mang đến nhiều tiềm năng trong tương lai. Ngoài ra nhiều nhà đầu tư muốn hiểu rõ hơn về thị trường hàng hoá phái sinh là gì, mong muốn lựa chọn được các nhà đầu tư phù hợp nhất. Bạn đọc hãy dành ra ít phút để tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây của FTV.

Hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch mà khi đó các nhà đầu tư tiến hành thực hiện việc mua và bán một khối lượng hàng hóa với một mức giá được xác định và việc chuyển giao này sẽ thực hiện trong tương lai. Những yếu tố giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa… cũng đều được xác định bởi Sở giao dịch hàng hóa quy định.

Hàng hóa phái sinh - Kênh đầu tư uy tín hiện nay

Mục đích ra đời của kênh đầu tư hàng hóa phái sinh?

  • Hàng hóa phái sinh giúp người nông dân có thể định sẵn trước được mức giá bán và xác định được mức lợi nhuận đạt được chính xác. Tập trung cho việc ổn định sản xuất nâng cao chất lượng của sản phẩm. 
  • Bên cạnh đó giúp các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về giá cả của hàng hóa bằng cách mua bán trao đổi số lượng hàng hóa đang nắm giữ. 
  • Giúp cho các nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá hàng hóa trên thị trường với số vốn ít và giảm thiểu rủi ro đầu tư tối đa. 

Các danh mục đầu tư trên thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, hàng hoá phái sinh được chia ra thành 4 nhóm chính, cụ thể như sau:

- Nhóm sản phẩm nông sản: Đậu tương, khô đậu tương, lúa mỳ, dầu đậu tương, ngô.

- Nhóm sản phẩm kim loại: Đồng, bạc, quặng sắt, bạch kim.

- Nhóm sản phẩm năng lượng: dầu WTI, dầu thô brent, xăng pha chế, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên, dầu WTI mini.

- Nhóm sản phẩm nguyên liệu công nghiệp: Ca cao, cà phê, đường, bông, cao su.

Các sản phẩm giao dịch phái sinh hàng hoá

Các loại sản phẩm giao dịch phái sinh hàng hoá

Những loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh trên thị trường hiện nay

Tất cả các sản phẩm của hàng hóa phái sinh đều được thiết kế dưới dạng các hợp đồng tài chính như: hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.

Các loại hợp đồng hàng hóa phái sinh

 Hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh

- Hợp đồng kỳ hạn: Đây là một loại hợp đồng hàng hóa phái sinh có sự ràng buộc và trách nhiệm giữa bên bán với bên mua về một loại tài sản nào đó đã được định giá tại một thời điểm nhất định trong tương lai bắt đầu từ ngày bản hợp đồng đó được ký kết. Hợp đồng kỳ hạn này thường có kỳ hạn thời gian là từ 3 tháng, 5 tháng hoặc 9 tháng…

- Hợp đồng quyền chọn: Đây là loại hợp đồng hàng hóa phái sinh cho phép các nhà đầu tư có quyền được chọn mua trước và bán sau hoặc ngược lại, mua sau bán trước với một khối lượng hàng hóa nhất định, tùy theo nhu cầu của từng nhà đầu tư. Với loại hợp đồng này thì mức giá cũng đã được xác định trước ở tại một thời điểm được xác định trong tương lai.

- Hợp đồng tương lai: Đây là hình thức giao dịch mà mọi khách hàng đều có thể giao dịch mua bán một lượng hàng hóa ở tại một mức giá xác định, việc chuyển giao này cũng sẽ được thực hiện trong tương lai. Các yêu cầu về giao dịch hợp đồng tương lai cụ thể như về khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hàng hóa hay như thời gian đến hạn... đều được các sở giao dịch hàng hóa quy định.

- Hợp đồng hoán đổi: Đây là loại hợp đồng có sự ràng buộc về mặt cơ sở pháp lý giữa bên mua và bên bán để trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia. Số tiền này được dựa trên mức giá nổi hoặc mức giá cố định được tính trên lượng hàng hóa cần thanh toán.

Ưu điểm của thị trường đầu tư hàng hóa phái sinh

Trong những năm gần đây, thị trường đầu tư chứng khoán đang chiếm ưu thế được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm, lựa chọn. Cho đến nay sự ra đời và xuất hiện của thị trường hàng hóa phái sinh đang dần thay thế cho những kênh đầu tư cơ sở truyền thống. Sau đây là một số ưu điểm khi lựa chọn đầu tư hàng hóa phái sinh cụ thể như sau:

  • Tính minh bạch cao: Thị trường hàng hóa phái sinh đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép và hoạt động công khai tại Việt Nam và pháp luật bảo vệ chính vì thế các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm giao dịch, thực hiện một cách minh bạch, an toàn tại thị trường này.
  • Tỷ lệ ký quỹ vượt trội: So với nhiều kênh đầu tư truyền thống khác như bất động sản hay thị trường chứng khoán, thì phái sinh hàng hóa hiện đang có tỷ lệ ký quỹ ưu việt hơn rất nhiều. Tối đa 1:30 trên 01 hợp đồng, mức ký quỹ này sẽ thay đổi tùy theo từng loại mặt hàng khác nhau.
  • Tính thanh khoản cao: Thị trường hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao do giao dịch trực tiếp tới các sàn hàng hóa quốc tế.
  • Giao dịch T+0: Thực hiện giao dịch hai chiều với thời gian chờ T+0, vì vậy nhà đầu tư hoàn toàn có thể thu lợi nhuận về ngay sau khi thực hiện giao dịch mua và bán.
  • Công cụ bảo hiểm giá: Một số sản phẩm của hàng hóa phái sinh được xem là các công cụ bảo hiểm giá, để phòng ngừa rủi ro cho những sự biến động về giá cả trên thị trường, vậy nên nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội thu được lợi nhuận hơn khi tham gia đầu tư.
  • Đầu tư mọi lúc mọi nơi: Đầu tư hàng hóa phái sinh phần lớn được diễn ra qua hình thức trực tuyến, qua các hệ thống phần mềm giao dịch tiện ích đa nền tảng, nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư mọi lúc mọi nơi chỉ cần có các thiết bị liên kết mạng Internet.
  • Minh bạch, an toàn và uy tín: Tất cả các sản phẩm trên thị trường hàng hóa phái sinh đều được đảm bảo yêu cầu rõ ràng về thông tin các sản phẩm. Bên cạnh đó cũng được tiêu chuẩn hóa theo quy định quốc tế và được thông qua bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam khi liên thông với những sàn của thế giới. 

Ưu điểm khi đầu tư hàng hóa phái sinh tại FTV

Cách tính lợi nhuận khi giao dịch hàng hóa phái sinh tại FTV

Khi tham gia bất kì thị trường nào để biết được mình đầu tư có hiệu quả hay không? Thì mọi nhà đầu tư phải tính được lãi và lỗ sau khi kết thúc mỗi giao dịch. Hiểu được vấn đề đó FTV đã cung cấp cho khách hàng công cụ tính hiệu quả đầu tư chuẩn xác, nhanh chóng. Các nhà đầu tư có thể xem video hướng dẫn chi tiết của chuyên gia FTV dưới đây:

Cách tính lợi nhuận khi giao dịch hàng hóa phái sinh

Giao dịch hàng hóa phái sinh có phải thông qua MT4

Như đã biết các thị trường giao dịch trên thế giới hầu hết đều thông qua MT4. Thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam được liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế cũng từ MT4 nhưng thông qua phần mềm của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam đó là MXV và được Sở quản lý.

Thời gian giao dịch các nhóm mặt hàng hóa phái sinh

Thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh thông thường sẽ được diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 và thời gian là 24/24. Tùy thuộc vào từng mặt hàng khác nhau sẽ có những khung giờ giao dịch nhất định khác nhau cụ thể như sau:

1. Nhóm Nông Sản

STT Tên hàng hóa Nhóm hàng hóa

Sở giao dịch nước ngoài liên thông

Thời gian giao dịch
1 Lúa mì mini Nhóm Nông Nghiệp CBOT / Globex

Từ thứ 2 đến thứ 6:
• Phiên 1: Từ 07:00 – 19:45
• Phiên 2: Từ 20:30 – 01:45 (hôm sau)

2 Lúa mì Nông nghiệp CBOT / Globex

Từ thứ 2 đến thứ 6:
• Phiên 1: Từ 07:00 – 19:45
• Phiên 2: Từ 20:30 – 01:20 (hôm sau)

3 Khô đậu tương Nông nghiệp CBOT / Globex Từ thứ 2 đến thứ 6:
• Phiên 1: Từ 07:00 – 19:45
• Phiên 2: Từ 20:30 – 01:20 (hôm sau)
4 Dầu đậu tương Nông nghiệp CBOT / Globex Từ thứ 2 đến thứ 6:
• Phiên 1: Từ 07:00 – 19:45
• Phiên 2: Từ 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau)
5 Đậu tương mini Nông nghiệp CBOT / Globex Từ thứ 2 – Thứ 6:
• Phiên 1: 07:00 – 19:45
• Phiên 2: Từ 20:30 – 01:45 (ngày hôm sau)
6 Đậu tương Nông nghiệp CBOT / Globex

Từ thứ 2 – Thứ 6:
• Phiên 1: 07:00 – 19:45
• Phiên 2: Từ 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau)

7 Ngô mini Nông nghiệp CBOT / Globex

Từ thứ 2 – Thứ 6:
• Phiên 1: 07:00 – 19:45
• Phiên 2: Từ 20:30 – 01:45 ( ngày hôm sau)

8 Ngô Nông nghiệp CBOT / Globex

Từ thứ 2 – Thứ 6:
• Phiên 1: 07:00 – 19:45
• Phiên 2: Từ 20:30 – 01:45 (ngày hôm sau)

2. Nhóm Nguyên liệu công nghiệp

STT Tên hàng hóa Nhóm hàng hóa Sở giao dịch nước ngoài liên thông Thời gian giao dịch
1 Bông Nguyên liệu công nghiệp ICE US

Thứ 2 – Thứ 6:
Từ 08:00 – 01:20 (hôm sau)

2 Cao su RSS3 Nguyên liệu công nghiệp TOCOM

Từ thứ 2 – Thứ 6:
• Phiên 1: 06:45 – 13:10
• Phiên 2: 14:30 – 16:55 

3 Cao su TSR 20 Nguyên liệu công nghiệp SGX Từ thứ 2 – Thứ 6: Từ 06:55 – 17:00
4 Dầu cọ thô Nguyên liệu công nghiệp Bursa Malaysia Từ thứ 2 – Thứ 6:
• Phiên 1: 09:30 – 11:30
• Phiên 2: 13:30 – 17:00 
5 Cà phê Robusta Nguyên liệu công nghiệp Liffe London (ICE EU) Từ thứ 2 – Thứ 6:
Từ 16:00 – 00:30 (hôm sau)
6 Cà phê Arabica Nguyên liệu công nghiệp ICE US Thứ 2 – Thứ 6:
Từ 16:15 – 00:30 (hôm sau)
7 Ca cao Nguyên liệu công nghiệp ICE US

Thứ 2 – Thứ 6:
Từ 16:45 – 00:30 (hôm sau)

8

Đường thô

Nguyên liệu công nghiệp

ICE US

Thứ 2 – Thứ 6:
Từ 15:30 – 00:00 (hôm sau)

9

Đường trắng

Nguyên liệu công nghiệp

ICE US

Thứ 2 – Thứ 6:
Từ 15:45 – 01:00 (hôm sau)

3. Nhóm Kim loại

STT

Tên hàng hóa

Nhóm hàng hóa

Sở giao dịch nước ngoài liên thông

Thời gian giao dịch

1

Bạch kim

Kim loại

NYMEX

Thứ 2 – Thứ 6:
Từ 05:00 sáng  – 04:00 sáng (hôm sau)

2

Bạc

Kim loại

COMEX

Thứ 2 – Thứ 6:
Từ 05:00 sáng  – 04:00 sáng (hôm sau)

3

Đồng

Kim loại

COMEX

Thứ 2 – Thứ 6:
Từ 05:00 sáng  – 04:00 sáng (hôm sau)

4

Quặng sắt

Kim loại

SGX

Từ thứ 2 – Thứ 6:
• Phiên 1: Từ 06:25 đến 19:00
• Phiên 2: Từ 19:15 đến 03:45 (hôm sau)

4. Nhóm Năng Lượng

STT

Tên hàng hóa

Nhóm hàng hóa

Sở giao dịch nước ngoài liên thông

Thời gian giao dịch

1

Dầu thô Brent

Năng lượng

ICE EU

Thứ 2 – Thứ 6

Từ 07:00 – 05:00 (hôm sau)

2

Dầu thô WTI

Năng lượng

NYMEX

Thứ 2 – Thứ 6

Từ 05:00 – 04:00 (hôm sau)

3

Khí tự nhiên

Năng lượng

NYMEX

Thứ 2 – Thứ 6

Từ 05:00 – 04:00 (hôm sau)

4

Xăng pha chế RBOB

Năng lượng

NYMEX

Thứ 2 – Thứ 6

Từ 05:00 – 04:00 (hôm sau)

5

Dầu ít lưu huỳnh

Năng lượng

ICE EU

Thứ 2 – Thứ 6

Từ 07:00 – 05:00 (hôm sau)

6

Dầu WTI mini

Năng lượng

NYMEX

Thứ 2 – Thứ 6

Từ 05:00 – 04:00 (hôm sau)

Thời gian đáo hạn hàng hóa phái sinh

Ngày sẽ diễn ra đáo hạn hàng hóa phái sinh tiếng Anh gọi là Expiration date. Chúng ta có thể hiểu, đây là ngày có hiệu lực cuối cùng của các hợp đồng phái sinh hàng hóa. Các nhà đầu tư cần phải thật kỹ lưỡng suy xét để đưa ra quyết định với các vị thế của mình trong hợp đồng phái sinh trước hoặc trong ngày sẽ diễn ra đáo hạn.

Ngày diễn ra đáo hạn của hợp đồng tương lai là ngày mà hợp đồng của tháng hiện tại sẽ được tất toán thành tiền mặt và sẽ chuyển thành những tháng tiếp theo để giao dịch.

Mức ký quỹ trong đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh

Mức ký quỹ trong hàng hóa phái sinh là những khoản tiền tối thiểu cần thiết để mở 1 hợp đồng giao dịch. Đây là một khoản tiền dùng để đảm bảo rằng các nhà đầu tư sẽ thực hiện những nghĩa vụ của hợp đồng đó, mà không phải là khoản tiền mà họ cần phải trả trước cho hợp đồng. Mỗi loại hàng hóa phái sinh có thời gian giao dịch trên thị trường khác nhau cụ thể như giờ đóng mở phiên do mỗi loại hàng hóa phái sinh đều tương ứng với những sàn giao dịch quốc tế được hỗ trợ.

Quyết định ban hành các mức ký quỹ trong đầu tư giao dịch hàng hóa áp dụng từ phiên giao dịch ngày (06/02/2023)

STT Tên hàng hóa Mã giao dịch Nhóm hàng hóa Sở giao dịch nước ngoài liên thông Mức ký quỹ ban đầu/ Hợp đồng (USD) Mức ký quỹ ban đầu/Hợp đồng (VNĐ)
1 Ngô ZCE Nông sản CBOT 2.475 70.210.800
2 Ngô mini XC Nông sản CBOT 495 14.042.160
3 Gạo thô ZRE Nông sản CBOT 1.540 43.686.720
4 Đậu tương ZSE Nông sản CBOT 3.630 102.975.840
5 Đậu tương mini XB Nông sản CBOT 726 20.595.168
6 Dầu đậu tương ZLE Nông sản CBOT 2.970 84.252.960
7 Khô đậu tương ZME Nông sản CBOT 2.750 78.012.000
8 Lúa mỳ ZWA Nông sản CBOT 3.630 102.975.840
9 Lúa mỳ mini XW Nông sản CBOT 726 20.595.168
10 Lúa mỳ Kansas KWE Nông sản CBOT 3.740 106.096.320
11 Cà phê Robusta LRC Nguyên liệu Công nghiệp ICE EU 1.496 42.438.528
12 Cà phê Arabica KCE Nguyên liệu Công nghiệp ICE US 7.425 210.632.400
13 Cacao CCE Nguyên liệu Công nghiệp ICE US 1.573 44.622.864
14 Đường 11 SBE Nguyên liệu Công nghiệp ICE US 1.478 41.927.904
15 Bông sợi CTE Nguyên liệu Công nghiệp ICE US 4.950 140.421.600
16 Cao su RSS3 TRU Nguyên liệu Công nghiệp OSE 43.000 JPY 9.339.600
17 Đường trắng QW Nguyên liệu Công nghiệp ICE EU 1.969 55.856.592
18 Cao su TSR20 ZFT Nguyên liệu Công nghiệp SGX 495 14.042.160
19 Dầu cọ thô MPO Nguyên liệu Công nghiệp BMDX 10.000 MYR 64.836.000
20 Bạch kim PLE Kim loại NYMEX 3.520 99.855.360
21 Bạc SIE Kim loại COMEX 9.350 265.240.800
22 Bạc mini MQI Kim loại COMEX 4.675 132.620.400
23 Bạc Micro SIL Kim loại COMEX 1.870 53.048.160
24 Đồng CPE Kim loại COMEX 6.325 179.427.600
25 Đồng mini MQC Kim loại COMEX 3.163 89.727.984
26 Đồng micro MHG Kim loại COMEX 633 17.956.944
27 Đồng LME LDKZ/CAD Kim loại LME 18.100 513.460.800
28 Nhôm LME LALZ/AHD Kim loại LME 6.500 184.392.000
29 Chì LME LEDZ/PBD Kim loại LME 3.750 106.380.000
30 Thiếc LME LTIZ/SND Kim loại LME 19.210 544.949.280
31 Kẽm LME LZHD/ZDS Kim loại LME 7.875 223.398.000
32 Niken LME LNIZ/NID Kim loại LME 37.164 1.054.268.352
33 Quặng sắt FEF Kim loại SGX 1.760 49.927.680
34 Dầu thô Brent QO Năng lượng ICE EU 8.173 231.851.664
35 Dầu thô Brent mini BM Năng lượng ICE SG 981 27.829.008
36 Dầu thô WTI CLE Năng lượng NYMEX 7.700 218.433.600
37 Dầu WTI mini NQM Năng lượng NYMEX 3.850 109.216.800
38 Dầu thô WTI micro MCLE Năng lượng NYMEX 770 21.843.360
39 Khí tự nhiên NGE Năng lượng NYMEX 6.600 187.228.800
40  Khí tự nhiên mini NQG Năng lượng NYMEX 1.650 46.807.200
41 Dầu ít lưu huỳnh QP Năng lượng ICE EU 9.272 263.028.096
42 Xăng pha chế RBOB RBE Năng lượng NYMEX 8.470 240.276.960

Mức ký quỹ hàng hóa phái sinh được cập nhật mới nhất

Tiềm năng phát triển của thị trường phái sinh hàng hoá

Trong vài năm trở lại đây, đầu tư hàng hóa phái sinh đã dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới và tại thị trường Việt Nam. Trong khi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại, các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm các kênh đầu tư và thị trường tài chính mới. Thị trường hàng hóa như một xu hướng đầu tư mới đang lên với những ưu điểm vượt trội. Bên cạnh đó hàng hóa phái sinh còn là kênh đầu tư được bộ Công Thương cấp phép hoạt động được bảo lãnh bởi Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam nên có sự đảm bảo về tính minh bạch và uy tín.

Sản phẩm phái sinh hàng hóa còn là công cụ để phòng ngừa các rủi ro cho sự biến động về giá cả trên thị trường. Do vậy, khi tham gia vào thị trường này nhà đầu tư sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận hơn. 

Bên cạnh đó, đa dạng các danh mục đầu tư và phong phú trên thị trường nên sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng của chỉ số thị trường chung cho một số các mặt hàng nhất định để phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Tiềm năng phát triển của thị trường hàng hoá phái sinh

Tiềm năng để phát triển thị trường hàng hoá phái sinh

Đầu tư hàng hóa phái sinh có cần nhiều vốn không?

Đây được xem là câu hỏi mà các nhà đầu tư và những người mới tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa luôn đặt ra. FTV xin chia sẻ rằng, giao dịch hàng hóa phái sinh không đòi hỏi quá nhiều tiền. 

Chỉ với 20-30 triệu đồng là bạn đã có thể ký hợp đồng và thực hiện các giao dịch phái sinh.

Bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tiền vốn khi tham gia vào thị trường hàng hóa vì với nguồn vốn ít thì nhà đầu tư có thể tham gia mua những hợp đồng với số vốn nhỏ và khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu đầu tư và khẩu vị lựa chọn của từng người.

Ban đầu hãy đầu tư với số vốn nhỏ cho đến khi bạn quen với thị trường và có lợi nhuận rồi mới tăng vốn đầu tư dần lên với cách này sẽ giúp bạn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao. Khi bạn tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh tại FTV các nhà đầu tư mới sẽ được hỗ trợ giao dịch trên tài khoản Demo để trải nghiệm giao dịch thực tế và tìm hiểu thêm thông tin thị trường trước khi bỏ tiền túi để đầu tư.

Đầu tư hàng hóa phái sinh có cần nhiều vốn không

Đầu tư hàng hóa phái sinh có cần nhiều vốn không

So sánh kênh đầu tư hàng hóa phái sinh với chứng khoán phái sinh

Giao dịch hàng hóa phái sinh và chứng khoán được coi là 2 kênh đầu tư tài chính tiềm năng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên ở mỗi kênh đầu tư thì đều có những ưu điểm riêng biệt và có những hình thức đầu tư khác nhau. Các nhà đầu tư có thể tham khảo một số sự khác nhau dưới đây:

So sánh Hàng hóa phái sinh Chứng khoán phái sinh
Bản chất Hàng hóa phái sinh là quá trình diễn ra những giao dịch của các loại hàng hóa như cà phê, cao su, lúa mì, đường, thép. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở (Chỉ số VN30)
Tính thanh khoản Cao Trung bình, thấp
Biến động giá Cao, phụ thuộc vào mỗi một loại mặt hàng hóa Thấp
Mức ký quỹ Cao Thấp
Độ rủi ro Giá biến động không quá thấp so với điểm hòa vốn và cũng không quá cao nó tuần thủ theo quy luật của cung và cầu Cao
Cách mua bán

Mua bán 2 chiều

Mua bán 1 chiều

Công cụ giúp nhà đầu tư Mua bán chênh lệch giá, bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp Mua bán thu lợi nhuận nhờ vào sự chênh lệch của giá và cổ tức
Cách mua bán rút tiền Thông qua công ty hàng hóa với Sở giao dịch hàng hóa Thông qua công ty chứng khoán với Sở giao dịch chứng khoán
Phí qua đêm  Không 13%/năm và mất phí thuế giao dịch
Tính pháp lý Bộ Công Thương cấp phép Bộ Tài Chính cấp phép

Rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư hàng hoá phái sinh

Kênh đầu tư hàng hóa phái sinh có khả năng sinh lời cao nhưng cũng luôn tồn tại những rủi ro khó tránh khỏi, đồng nghĩa với câu nói “rủi ro cao thì lợi nhuận cao” (High risk high return). Sau đây là một số những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi tham gia giao dịch trong thị trường hàng hóa này:

1. Mức biến động lớn: Cũng giống như các thị trường tài chính khác thì thị trường hàng hoá phái sinh cũng phải chịu những tác động của các hoạt động thanh toán, giao dịch cũng như kiểm soát sự biến động của hàng hoá. Chịu sự ảnh hưởng lớn từ mọi giao dịch với một số sàn giao dịch trên thế giới.

2. Đặt nhầm lệnh: Việc không hiểu rõ các lệnh và đặt nhầm lệnh hoặc đặt nhiều lệnh nhưng không đặt lệnh dừng lỗ cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng.

3. Những sự kiện chính trị: Tình hình chính trị hay tin thị trường là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến ngành hàng hóa và những tin này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến toàn thị trường hàng hóa. Tình hình chính trị quân sự và những biến động tỷ giá làm gia tăng đáng kể biến động trên toàn thị trường hàng hóa chung. 

Ví dụ: Hiện nay với tình hình chính trị hiện tại chiến tranh giữa Nga và Ukraine có những sự tác động, ảnh hưởng rất lớn đến thị trường phái sinh cụ thể là những sự biến động về giá dầu thô. Giá dầu thô tăng giảm liên tục đã khiến các nhà đầu tư hoang mang trong quá trình giao dịch, đặt lệnh.

4. Thiên tai: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thị trường hàng hóa phái sinh. Cụ thể như thời tiết mưa bão, ngập lụt, hạn hán sẽ gây mất mùa, ảnh hưởng đến hiệu quả năng suất sản phẩm. Do vậy gây nên sự biến động giá mạnh mẽ trên thị trường hàng hóa phái sinh.

Nhà đầu tư cần chuẩn bị những gì khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh

Để mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh tại FTV, quý khách hàng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ, rồi sau đó gửi trực tiếp hoặc chuyển phát giấy tờ này đến Công ty CP Đầu tư và Công nghệ FTV.

- Đối với khách hàng cá nhân

Các thủ tục khách hàng cần chuẩn bị như sau:

  • 01 Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
  • Số điện thoại chứa thông tin giao dịch của khách hàng.
  • Địa chỉ Email để nhận các thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và từ FTV.

- Đối với đối tượng là khách hàng là tổ chức

Thủ tục cần chuẩn bị như sau:

Đối với những doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần… thì đều cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Riêng đối với các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì cần phải có giấy quyết định thành lập đơn vị và các loại giấy phép đăng ký kinh doanh. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài thì cần có các loại giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp. 

- Hợp đồng mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh do FTV cung cấp bao gồm:

  • 01 Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh
  • 01 Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận mẫu dấu và có mã số thuế kinh doanh.
  • 01 Bản sao chứng thực CMND/ CCCD của Đại diện theo pháp luật – Chủ tài khoản kinh doanh
  • 01 Giấy ủy quyền cần phải nêu rõ các nội dung ủy quyền (nếu có)
  • 01 Bản sao chứng thực CMND/ CCCD của người được ủy quyền thực hiện giao dịch tại FTV hoặc ủy quyền quyền chủ tài khoản (Nếu có)
  • 01 Bản sao chứng thực CMND/ CCCD của kế toán trưởng (Nếu có), người trực tiếp liên quan đến rút tiền.

Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch phái sinh hàng hóa

Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch phái sinh hàng hóa

- CÁC BƯỚC MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH HÀNG HÓA PHÁI SINH TẠI FTV

  • Bước 1: Khách hàng đăng ký mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh
  • Bước 2: Khách hàng nộp tiền ký quỹ giao dịch hàng hóa phái sinh
  • Bước 3: Tiếp đến tải phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh
  • Bước 4: Nhà đầu tư theo dõi biến giá hàng hóa và tham khảo tư vấn từ đội ngũ chuyên gia tài chính của FTV
  • Bước 5: Tiến hành đặt lệnh giao dịch vào theo dõi chốt lời.

- Hướng dẫn sử dụng phần mềm CQG trên máy tính

  • Bước 1: Tải app giao dịch/ phần mềm giao dịch CQG
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản/ lựa chọn ngôn ngữ
  • Bước 3: Tạo danh sách theo dõi
  • Bước 4: Vào lệnh Mua - Bán

Cách sử dụng phần mềm CQG giao dịch hàng hóa phái sinh

Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh dành cho nhà đầu tư 

Để có thể giao dịch hàng hóa phái sinh một cách an toàn và hiệu quả, nhà đầu tư cần phải chú ý những kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh sau đây để thu về lợi nhuận tối đa: 

- Lựa chọn sàn giao dịch phái sinh hàng hóa uy tín: Được tư vấn hỗ trợ tận tình, cụ thể và tránh bị lừa đảo. 

- Cần trau dồi và nắm vững những kiến thức về đầu tư hàng hóa phái sinh. 

- Nên đăng ký tài khoản Demo thử trước để đầu tư, sau đó mới mở tài khoản và giao dịch thật. 

- Nhà đầu tư cần quan tâm đến thông tin ngày thông báo đầu tiên như thời gian tất toán các hợp đồng. 

Đối với các nhà đầu cơ nên tham khảo những cách đầu tư hàng hóa phái sinh như: 

- Tập trung vào các sản phẩm am hiểu nhất: Cách đầu tư hàng hóa thông minh đó là nhiều nhà đầu tư nên lựa chọn những mặt hàng hóa có mức thanh khoản lớn và có xu hướng giao dịch rõ ràng. 

- Cần biết cách định xu hướng giá đầu tư hàng hóa trước khi tham gia đầu tư để quyết định được cách đầu tư và từng loại hàng hóa. 

Quyền lợi khi khách hàng đầu tư giao dịch phái sinh hàng hóa tại FTV

Khi các đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh tại FTV, quý khách hàng sẽ nhận được các quyền lợi cụ thể như:

  • FTV với đội ngũ nhân viên phân tích kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch đầu tư tài chính và giao dịch hàng hóa, chúng tôi giúp khách hàng luôn nhận được sự đầu tư hiệu quả cao.
  • Các thông tin mới nhất trên thị trường đều được cập nhật liên tục và thường xuyên mỗi hàng. Các nhận định đầu tư hàng hóa phái sinh, hay những dự báo thị trường luôn có thông tin trên website chính thức của http://ftv.com.vn/
  • Đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch phái sinh hàng.
  • Nhà đầu tư sẽ nhận được các chiến lược, phân tích chuyên sâu, một số tín hiệu đầu tư giao dịch được FTV độc quyền chia sẻ.
  • Giao dịch miễn phí trên nền tảng giao dịch trên CQG.
  • Với các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tình 24/7.

Lợi thế khi giao dịch đầu tư hàng hóa phái sinh tại FTV

Để biết thêm các thông tin chi tiết về đầu tư hàng hoá phái sinh, hãy liên hệ ngay với FTV theo số HOTLINE 0983 66 8883. Đội ngũ chuyên gia của FTV luôn sẵn lòng hỗ trợ quý nhà đầu tư 24/7.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận