VNINDEX1208.97 (4 0.33%)297,464,705 CP 7,672.85 Tỷ 131 279 154HNXINDEX227 (-0.57 -0.25%)31,727,800 CP 597.88 Tỷ 66 186 73VN301237.47 (3.75 0.3%)103,030,505 CP 3,255.62 Tỷ 14 4 12HNX30485.39 (-2.38 -0.49%)18,387,300 CP 442.55 Tỷ 8 8 14

Vốn FDI là gì? Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việt Nam đang trên đà tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp. Các nguồn nhân lực kinh tế còn yếu kém và nhỏ lẻ. Đây được coi như là một trong những sự cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển đất nước. Chính vì vậy, việc huy động và sử dụng nguồn vốn được đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng và cần thiết.

Vậy thì Vốn FDI là gì? Và tại sao vốn FDI lại mang đến những giá trị to lớn như vậy? Những đặc điểm của các doanh nghiệp FDI là gì? Nếu quý nhà đầu tư cũng đang có những thắc mắc như vậy, FTV sẽ giải thích tường tận cho bạn ngay trong bài viết này. Mời quý nhà đầu tư và bạn đọc theo dõi.

FDI là gì?

FDI là gì?

FDI là gì?

FDI tiếng anh là Foreign Direct Investment, đây là một hình thức đầu tư dài hạn vào những nước khác thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất, các cơ sở kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài có thể là những tổ chức hoặc các cá nhân. Phần lớn những trường hợp, các cơ sở kinh doanh mở tại nước đầu tư vốn sẽ là những công ty con hoặc các chi nhánh.

Ví dụ: Samsung Việt Nam hiện là chi nhánh của Tập đoàn Samsung tại Hàn Quốc. Ở Samsung Việt Nam hiện nay có các nhà máy sản xuất cũng như lắp ráp điện thoại di động và những phụ kiện tại thành phố Bắc Ninh, thành phố Thái Nguyên.

Vốn FDI là gì? 

vốn fdi là gì?

Vốn FDI là gì?

Vốn FDI chính là nguồn tiền đầu tư dài hạn của các nhà đầu tư nước ngoài vào những nước nhận đầu tư. Theo tính chất của đầu tư thì vốn FDI được phân thành các loại như sau: vốn tái đầu tư, vốn chứng khoán và vốn vay nội bộ. Tuy nhiên theo ý định của những nhà đầu tư thì vốn FDI gồm: vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả và vốn tìm kiếm thị trường.

Doanh nghiệp FDI là gì?

Chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn góp vào từ các nhà đầu tư nước ngoài, không phân biệt số lượng vốn là bao nhiêu, nhiều hay ít. Chính vì vậy, doanh nghiệp FDI hoạt động hiện nay cũng có thể là công ty 100% vốn nước ngoài hoặc các công ty có đối tác là những nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trong Luật đầu tư quy định thì doanh nghiệp FDI được thành lập theo những hình thức như sau: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty cổ phần, và công ty hợp danh.

Hiện nay có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu đó là:

  • Doanh nghiệp 100% từ vốn nước ngoài.
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và những đối tác trong nước.

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế. Thì loại hình doanh nghiệp này đang ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài này chúng ta tích lũy được nhiều nền công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các mảng khác nhau như, lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.

Một số ngành cũng sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như ngàng dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những phát triển của công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực.

>> Tham khảo: Quỹ tiền tệ quốc tệ IMF là gì? Vai trò và mục địch hoạt động

Những đặc điểm chính của FDI

Đặc điểm của vốn FDI

Đặc điểm của vốn FDI

Như đã nêu ở phần khái niệm thì FDI là hình thức mang tính khả thi và có hiệu quả kinh tế rất lớn. Chính vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Cụ thể:

  • Nguồn thu nhập mà chủ đầu tư sẽ thu được mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải là lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.
  • Bên cạnh đó muốn thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển thì các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch.
  • Tỷ lệ đóng góp của những bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở để quy định quyền và nghĩa vụ của từng bên. Song song đó, mức lợi nhuận và khả năng rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
  • Chủ đầu tư hoàn toàn có quyền tự quyết định đầu tư, có quyền quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lợi nhuận và rủi ro lãi lỗ. Ngoài ra, chủ đầu tư còn được tự do lựa chọn những lĩnh vực để đầu tư, các hình thức đầu tư… Vì vậy hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại nguồn lợi nhuận cao.
  • Và để được tham gia vào kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, thì nhà đầu tư cần phải góp đủ số vốn tối thiểu, điều này tùy theo quy định của từng quốc gia khác nhau.
  • Thông thường, thì FDI sẽ được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hoặc mua lại một phần hoặc toàn bộ của doanh nghiệp đang hoạt động, với việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.

>> Tham khảo: Vốn cổ phần là gì? Phân loại và cách tính vốn cổ phần

Những quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những tính chất đặc trưng của đầu tư nói chung bên cạnh đó cũng tồn tại một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước đó là:

– Chủ đầu tư là người có quốc tịch nước ngoài.
– Những yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.
– Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, hoặc vật tư hàng hóa, các tư liệu sản xuất, nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ.

Cụ thể:

Về vốn góp: Những chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài được đưa ra điều kiện: phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.

Về quyền điều hành quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu trường hợp nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, hoặc cũng có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.

Về phân chia lợi nhuận: dựa trên các kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.

Những đặc điểm về doanh nghiệp FDI

Lợi ích lâu dài của doanh nghiệp FDI: bất kể doanh nghiệp FDI nào thì cũng đều có mục tiêu dài hạn đặt ra, họ đều mong muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác chính vì vậy họ cần phải có những mối quan hệ lâu dài với những nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư phải có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp.

Quyền quản lý doanh nghiệp FDI: đây là quyền có thể tham gia vào các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp, các quyền này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó như quyền tham gia chiến lược phát triển, chia lợi nhuận, tỷ lệ góp vốn…

Đặc điểm chung về doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư nước ngoài

  • Đem lại lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư và các công ty FDI đầu tư.
  • Nhà đầu tư cần phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia vào kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp để nhận đầu tư.
  • Những nước muốn thu hút được đầu tư FDI cũng cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh xảy ra các trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.
  • Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà có tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, mức lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với các tỷ lệ này.
  • Thu nhập của các nhà đầu tư phụ thuộc vào các loại hình doanh nghiệp đầu tư, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và chủ đầu tư cá nhân hay tổ chức.
  • Chủ đầu tư là người sẽ quyết định quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lỗ, lãi của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, các hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • Các ông ty FDI thường là những công ty kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy mà những nước chủ nhà có thể tiếp cận được các công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm và phát triển kỹ thuật.

Những tác động tích cực và tiêu cực từ FDI

Tác động

Với nhà đầu tư nước ngoài

Với nước tiếp nhận đầu tư

Tích cực

- Nhà đầu tư nước ngoài được đưa ra những quyết định có lợi ích để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn đầu tư.


- Những doanh nghiệp FDI được phép khai thác những lợi thế của thị trường đầu tư như: giá thành lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ lớn… và nguồn lợi nhuận thu được lớn.


- Nhà đầu tư nước ngoài tránh được các rào cản bảo hộ mậu dịch, các loại phí mậu dịch của nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư.

- Đối với nước tiếp nhận đầu tư sẽ có được nguồn thu ngân sách lớn, tỷ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước và tốc độ hội nhập quốc tế.

- Sẽ ít chịu sự ảnh hưởng đối với nước tiếp nhận đầu tư hơn nếu kết quả đầu tư của doanh nghiệp không hiệu quả hay thua lỗ. Chính vì vậy đối với nước tiếp nhận đầu tư FDI sẽ ít chịu rủi ro hơn. 

- Học hỏi và tiếp thu được những phát triển kỹ thuật, công nghệ, phương pháp quản lý mới…để mang lại những sản phẩm mới, mở ra những thị trường mới. 

- Với nước tiếp nhận sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và đồng thời giúp đào tạo nguồn nhân lực để có thể tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. 

- Thúc đẩy và khuyến khích những doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI. 

Tiêu cực

- Với các nhà đầu tư nước ngoài như doanh nghiệp nghiệp FDI thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu trường hợp nước tiếp nhận đầu tư xảy ra xung đột vũ trang, hay như thay đổi chính sách đầu tư… Do vậy, nhiều nhà đầu tư FDI thường lựa chọn những nước có tình hình, môi trường chính trị ổn định chính sách kinh tế cởi mở. 

- Khi các nhà đầu tư đem vốn đi đầu tư ra nước ngoài thì thị trường trong nước sẽ mất đi một khoản đầu tư. Chính nước đó cũng có thể mất đi một khoản đầu tư. Nước này cũng sẽ có thể rơi vào tình trạng khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để phát triển, giải quyết các vấn đề việc làm cho những người lao động. 

- Tình trạng mất cân bằng vùng có thể sẽ xảy ra khi doanh nghiệp FDI đầu tư và lựa chọn lĩnh vực đầu tư, chọn địa điểm nào đầu tư là ý muốn của doanh nghiệp FDI. 

- Trường hợp doanh nghiệp FDI đầu tư tràn lan, không có sự quy hoạch bài bản thì sẽ khiến cho nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng. 

- Trong quá trình cạnh tranh, những doanh nghiệp trong nước có thể sẽ bị phá sản do không đủ tiềm lực cũng như điều kiện để cạnh tranh. 

- Bên cạnh đó, môi trường chính trị có thể cũng bị ảnh hưởng khi các nhà đầu tư tiến hành vận động các quan chức quản lý địa phương đồng ý với những điều khoản mang lại lợi ích cho doanh nghiệp FDI. 

Các loại đầu tư nước ngoài FDI hiện nay gồm những gì?

Bên cạnh những vấn đề thắc mắc liên quan đến FDI thì vấn đề đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay chính là những hình thức đầu tư nước ngoài FDI hiện nay là gì. Cụ thể có ba loại đầu tư nước ngoài cụ thể như sau:

1. FDI theo chiều ngang

FDI theo chiều ngang hiện là dạng đầu tư có vốn nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Với hình thức này, những nhà đầu tư tập trung đầu tư vốn vào một công ty nước ngoài có cùng hoặc thuộc cùng các ngành nghề kinh doanh của công ty do chủ đầu tư FDI sở hữu hoặc điều hành. 

Bên cạnh đó thì đây cũng là hình thức mà doanh nghiệp sẽ tận dụng nguồn lực sẵn có để khi đầu tư vào một doanh nghiệp khác cùng ngành ở nước ngoài thì có thể sẽ giúp công ty mẹ mở rộng hơn quy mô và lợi nhuận. 

Khi đó, cả hai doanh nghiệp sẽ cùng kinh doanh hoặc cùng sản xuất cùng những mặt hàng tương tự như nhau. Và qua đó, các doanh nghiệp sẽ có thể cùng hỗ trợ và thúc đẩy cho nhau phát triển.

Ví dụ: Nhãn hàng Zara có trụ sở tại Tây Ban Nha, hoàn toàn có thể đầu tư hoặc sẽ mua lại Fabindia – một công ty của Ấn Độ chuyên sản xuất các sản phẩm tương tự giống như Zara. Với loại hình này sẽ được phân loại là FDI theo chiều ngang vì trường hợp này cả hai công ty đều thuộc cùng một ngành nghề hàng hóa và may mặc.

2. FDI theo chiều dọc

Bên cạnh việc phân loại FDI theo chiều ngang thì còn biết đến với hình thức khác đó là FDI theo chiều dọc. Không giống với phân loại theo chiều ngang, FDI chiều dọc là hình thức đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong đó có thể bao gồm một hoặc nhiều nghề, nhiều ngành khác nhau.

Chúng ta có thể hiểu FDI theo chiều dọc là một hình thức mà doanh nghiệp đầu tư hoặc mua lại tại một doanh nghiệp sẽ bổ trợ cho doanh nghiệp chính ở một quốc gia khác.

Ví dụ: Samsung đã đầu tư một nguồn vốn rất lớn vào Việt Nam với mục đích để xây dựng các cơ sở sản xuất và lắp ráp phục vụ cho sự phát triển của công ty mẹ.

3. FDI tập trung

Ngoài việc thực hiện theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc thì những nghề, ngành đầu tư ít nhiều cũng có liên quan đến nhau hoặc chỉ vào một số doanh nghiệp. Đối với loại hình FDI tập trung lại là  hình thức đầu tư vào một hoặc nhiều công ty nước ngoài khác nhau thuộc một ngành, nghề hoàn toàn khác so với công ty mẹ.

Ví dụ: Với nhà bán lẻ Mỹ Walmart, học hoàn toàn có thể đầu tư vào hãng sản xuất ô tô Ấn Độ TATA Motors.

Mối quan hệ của FDI với thị trường chứng khoán

Cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán thì có thể sẽ làm tăng tính thanh khoản và giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn thị trường. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn cũng đóng góp phần giúp tăng khả năng kỳ vọng của các nhà đầu tư và thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường ngày càng lớn mạnh hơn.

Bằng chứng để chứng minh thực nghiệm từ việc nghiên cứu của Singh (nguồn trích dẫn từ Ngân hàng Thế giới năm 1994 và 1997) đã cho ta thấy rằng nguồn vốn bên ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những nước đang phát triển. Dòng vốn từ nước ngoài cao giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chuyển đổi và luân chuyển vốn trên toàn thị trường chứng khoán.

Cần những điều kiện gì để hình thành nên doanh nghiệp FDI?

Ngoài giải thích về FDI là gì phía trên, thì trong bài viết này FTV cũng sẽ đưa ra một số những điều kiện để những doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp FDI, cụ thể như sau:

1. Thành lập hoặc có một phần vốn góp sở hữu từ các nhà đầu tư nước ngoài

Theo khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020, thì nhà đầu tư nước ngoài là các cá nhân có quốc tịch nước ngoài, thành lập tổ chức theo pháp luật nước ngoài thực hiện những hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI phải cần có ít nhất một trong những đối tượng là các nhà đầu tư nước ngoài như trên để đứng ra thành lập hoặc góp vốn.

2. Kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm

Để trở thành một doanh nghiệp FDI, thì doanh nghiệp không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm:

  • Kinh doanh các chất ma túy được quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư.
  • Kinh doanh những loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư.
  • Kinh doanh những mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục I của Công ước về việc buôn bán quốc tế những loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, các mẫu vật, các loài thực vật rừng, các động vật rừng, các thủy sản có tình trạng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư.
  • Kinh doanh loại hình mại dâm.
  • Nghiêm cấm thực hiện việc mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
  • Những hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
  • Nghiêm cấm kinh doanh những chất pháo nổ
  • Các loại hình thức kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

3. Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo điểm C khoản 1 tại Điều 22 của Luật Đầu tư năm 2020, thì trước khi thành lập các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài cần phải có dự án đầu tư cụ thể, thực hiện các thủ tục cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ những trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định chung của pháp luật về việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo khoản 1, 2 Điều 39 tại Luật Đầu tư 2020, thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định cụ thể như sau:

- Các ban Quản lý khu công nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghệ cao, hay khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Đầu tư.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, chỉ trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Đầu tư.

4. Thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thì các cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để hoàn tất nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính.

Sau khi hoàn thành xong bước này, thì doanh nghiệp sẽ được coi là doanh nghiệp FDI và sẽ được hưởng những ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.

Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để trở thành doanh nghiệp FDI đó là được thành lập hoặc được góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kết luận 

FDI vừa là thách thức - cũng vừa là động lực giúp những doanh nghiệp trong nước không ngừng cải thiện, đổi mới, sáng tạo, phát triển về chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng được thị hiếu đang ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt là có được chỗ đứng trên “thương trường sân nhà”.

Đây không chỉ là môi trường chỉ để phát huy nội lực của việc thực hiện công cuộc đổi mới, mà nó còn là cơ sở để chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang một nền thị trường theo định hướng của xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai gần, nếu tiếp tục xây dựng những chính sách phù hợp, có sự đồng thuận giữa hai bên, FDI sẽ hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường được khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về FDI của FTV phần nào đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về FDI là gì. Để cập nhật thêm những kiến thức tài chính – chứng khoán hữu ích, hãy ghé thăm FTV thường xuyên nhé! Chúc quý nhà đầu tư giao dịch thành công.

Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Công nghệ FTV - đơn vị giao dịch đầu tư tài chính uy tín tại Việt Nam hiện nay. Chuyên tư vấn nền tảng kiến thức đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh, với đội ngũ chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiệm đầu tư giao dịch trên thị trường. 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận