VNINDEX1255.45 (-12.28 -0.97%)690,102,153 CP 15,599.81 Tỷ 84 47 335HNXINDEX231.55 (-1.91 -0.82%)55,754,200 CP 1,090.60 Tỷ 33 42 78VN301294.05 (-13.1 -1%)278,476,462 CP 7,912.40 Tỷ 4 3 23HNX30502.75 (-5.1 -1%)37,202,000 CP 802.26 Tỷ 2 4 24

Chính sách tài khóa là gì? Vai trò của chính sách tài khóa

Ngày nay nền kinh tế trong thị trường thường xuyên biến động và thay đổi không ngừng. Do vậy mà chính phủ đã không ngừng thực hiện những chính sách nhằm bình ổn nền kinh tế. Với mỗi phương pháp đề ra đều được xếp gọn vào những chính sách để áp dụng và đổi mới. Trong đó, chúng ta không thể bỏ qua chính sách tài khóa – một trong những chính sách giúp chính phủ ổn định và kiểm soát các hiện tượng kinh tế. Vậy chính sách tài khóa là gì? Hãy cùng FTV tìm hiểu thông qua bài viết này!

Tài khóa là gì?

Tài khóa là một chu kỳ có mốc thời gian 12 tháng. Tài khóa có hiệu lực báo cáo song song cùng với dự toán và quyết toán hàng năm của doanh nghiệp cũng như ngân sách Nhà nước.Tài khóa thường được sử dụng để thay thế cho “năm tài chính” hoặc “năm quyết toán thuế”. 

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa là gì?Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa (còn gọi là Fiscal Policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, được Chính phủ thực hiện. Trong đó, Chính phủ can thiệp vào việc điều chỉnh thuế suất và chi tiêu để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hay bình ổn giá…

Chỉ có cấp chính quyền Trung ương là Chính phủ mới có quyền và khả năng thực hiện đối với chính sách tài khóa, còn chính quyền địa phương các cấp không thực hiện được chức năng này.

Vai trò của chính sách tài khóa

Trong kinh tế vĩ mô thì chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa chính là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách chi tiêu mua sắm và thuế

Với điều kiện kinh tế bình thường, chính sách tài khoá được dùng để tác động vào tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, ở thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hoặc phát triển quá mức mục tiêu) thì chính sách tài khóa lại trở thành một công cụ để giúp đưa nền kinh tế về với trạng thái cân bằng. 

Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa chính là một công cụ nhằm khắc phục những thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả những nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi những chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi các ngân sách hiệu quả.

Hạn chế của chính sách tài khóa 

Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn đối với diễn biến của thị trường tài chính, chính phủ cần phải thu thập dữ liệu báo cáo trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó mới thống kê để làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược và quyết định ban hành chính sách.  Sau khi chính sách được ban hành: phải cần một khoảng thời gian để đến được với người dân hay người thụ hưởng.

Khó khăn trong việc đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa. Đối với trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa thì giá trị số liệu này cũng đã lỗi thời so với tình hình tài chính hiện tại của một quốc gia. Từ đấy dẫn đến những kết quả sai lệch so với mong muốn, cũng như mục đích sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.

Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, tức là sản phẩm được sản xuất ra từ nền kinh tế thấp hơn với dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng và ngân sách được chi ra để bù đắp cho những dịch vụ công tăng, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thâm hụt phần ngân sách gia tăng do nợ công, trả lương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ giáo dục, nhân viên y tế, cán bộ nhà nước, … trong khi vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu ngân sách xã hội (dù thực tế nhu cầu xã hội đã ít hơn so với thực tế trong quá khứ). 

Tăng chi tiêu hay giảm chi ngân sách luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách nhà nước. Bởi đây là một nhiệm vụ khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của những tầng lớp dân cư, người thụ hưởng, tầng lớp hưu trí, sinh viên, học sinh, và những tầng lớp dễ bị ảnh hưởng khác.

Phân loại chính sách tài khóa

Phân loại chính sách tài khóa

Phân loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa sẽ bao gồm 2 loại là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Mỗi loại sẽ tác động theo hướng ngược nhau đến nền kinh tế vĩ mô. 

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng (còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt) là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ và giảm nguồn thu từ thuế. Điều này giúp gia tăng sản lượng nền kinh tế và tổng cầu tăng, từ đó gia tăng số lượng việc làm cho người dân, kích thích phát triển nền kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng sẽ được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, kém phát triển, tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Chính sách này thường sẽ không được áp dụng một mình mà kết hợp cùng với chính sách tiền tệ giúp thực hiện mục đích được ổn định, tăng trưởng, phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt là việc mà chính phủ thực hiện giảm mức chi tiêu của chính phủ, tăng nguồn thu từ thuế.

Từ đó làm giảm sản lượng của nền kinh tế, giảm tổng cầu giúp cho nền kinh tế không bị phát triển quá nóng. Chính sách này được sử dụng nhằm mục đích đưa nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, thiếu tính ổn định hay tỷ lệ lạm phát cao trở về với trạng thái cân bằng, ổn định.

Công cụ của chính sách tài khóa

Công cụ của chính sách tài khóa

Công cụ của chính sách tài khóa

Chính sách này được sử dụng 2 công cụ chính là chi tiêu chính phủ và thuế (thu ngân sách).

Chi tiêu chính phủ

Chi tiêu của chính phủ bao gồm việc chi mua hàng hóa dịch vụ và chi cho chuyển nhượng, trong đó:

  • Chi mua hàng hóa dịch vụ: là việc mà Chính phủ sử dụng ngân sách để đầu tư cho quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước hay trả tiền lương cho cán bộ nhà nước…
  • Chi chuyển nhượng: là việc Chính phủ chi ngân sách cho những khoản trợ cấp nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như người nghèo, thương binh, bệnh binh, người khuyết tật,…

Cả 2 khoản chi trên đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể, khi Chính phủ chi để mua hàng hóa dịch vụ thì cầu hàng hóa tăng, trực tiếp làm gia tăng tổng cầu nền kinh tế. Trường hợp chi ngân sách để trợ cấp xã hội thì thu nhập của người dân tăng, họ mua sắm nhiều hơn và gián tiếp tăng tổng cầu.

Nếu như chi tiêu chính phủ tăng, dẫn đến tổng cầu của nền kinh tế tăng sẽ kích thích cung tăng giúp cho nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng, hướng đến mục tiêu phát triển ổn định. Ngược lại, chi tiêu của chính phủ giảm, tổng cầu giảm thì sẽ giúp ổn định lại sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế. 

Thuế

Đây là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm h đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Thuế bao gồm 2 loại là  thuế trực thu và thuế gián thu, trong đó:

  • Thuế trực thu: là khoản thuế đánh trực tiếp vào nguồn thu nhập, tài sản của người chịu thuế. Đồng thời, người chịu thuế cũng sẽ là người nộp thuế. Một vài loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thừa kế, thuế đất…
  • Thuế gián thu: là khoản thuế giúp điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế không phải người nộp thuế. Một số loại thuế gián thu như thuế nhập khẩu, VAT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… 

Trái ngược với chi tiêu chính phủ là chi ra thì thuế là khoản thu vào nên nó sẽ có ảnh hưởng ngược lại so với chi tiêu chính phủ. Nếu như thuế tăng thì thu nhập của mọi người giảm, họ sẽ giảm tiêu dùng, do vậy tổng cầu giảm và GDP giảm. Nếu như thuế được điều chỉnh giảm, giá cả của hàng hóa dịch vụ giảm và mọi người chi tiêu nhiều hơn thì tổng cầu tăng và GDP tăng.

Những câu hỏi liên quan về tài khóa

Những câu hỏi liên quan về tài khóaNhững câu hỏi liên quan về tài khóa

1. Thâm hụt tài khóa là gì? 

Thâm hụt tài khóa (còn gọi là Fiscal Deficit) là sự thiếu hụt thu nhập của chính phủ so với mức chi tiêu của chính phủ đó. Chính phủ có thâm hụt tài khóa xảy ra khi mà chi tiêu vượt quá thu nhập. 

Thâm hụt tài khóa sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hay đơn giản là tổng số đô la chi tiêu vượt quá với thu nhập. Trong cả hai trường hợp thì con số thu nhập chỉ bao gồm thuế và những khoản thu khác và sẽ không bao gồm tiền đã vay để bù đắp sự thiếu hụt.

Lưu ý: Thâm hụt tài khóa sẽ khác với nợ tài chính. Do vậy, nợ tài chính có thể hiểu là tổng số nợ được tích lũy qua nhiều năm chi tiêu thâm hụt.

2. Phân biệt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Định nghĩa

Chính sách tài khóa chính là việc dùng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ chính là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường sẽ nhắm mục tiêu một tỷ lệ quan tâm để đạt được tập hợp những mục tiêu hướng đến sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.

Nguyên tắc

Chính sách tài khóa thao túng mức độ tổng cầu của nền kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế ổn định về giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ thao túng nguồn cung tiền để ảnh hưởng đến kết quả như tăng trưởng kinh tế, lạm phát hay tỷ giá hối đoái với những đồng tiền khác và tỷ lệ thất nghiệp.

Người tạo chính sách

Đối với chính sách tài khóa thì chính phủ tạo chính sách (ví dụ: Quốc hội Hoa Kỳ, Thư ký ngân hàng)

Đối với chính sách tiền tệ thì là Ngân hàng trung ương (ví dụ: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ hoặc Ngân hàng trung ương châu Âu)

Công cụ để thực hiện chính sách

Đối với chính sách tài khóa chính là thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ

Đối với chính sách tiền tệ chính là lãi suất, dự trữ bắt buộc, chính sách tỷ giá hối đoái hay nới lỏng định lượng, nghiệp vụ thị trường mở...

Kết luận 

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm được để hiểu rõ hơn chính sách tài khóa là gì. Hy vọng những thông tin FTV chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ về công cụ, công dụng và cách để thực hiện chính sách tài khóa. Từ đấy hiểu về những chính sách tài khóa Nhà nước đang thực hiện, thông qua đó nhận ra được những cơ hội riêng dành cho mình.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

FTV là một trong những đơn vị đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam. Với sứ mệnh mang đến sự khác biệt về cả nhân sự lẫn công nghệ, mang đến cho khách hàng hệ thống giao dịch hiện đại, chất lượng. Cùng với đội ngũ nhân sự hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính và dày dặn kinh nghiệm tư vấn, quản lý rủi ro. FTV cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất và cam kết sẽ đồng hành suốt quá trình giao dịch để mang lại mức lợi nhuận tối đa. 

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về chính sách tài khóa là gì hoặc cần hỗ trợ thực hiện giao dịch và đầu tư hãy liên hệ ngay FTV qua Hotline 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận