VNINDEX1244.99 (4.58 0.37%)220,372,298 CP 4,961.00 Tỷ 192 85 135HNXINDEX224.95 (0.33 0.15%)21,885,800 CP 351.96 Tỷ 68 48 65VN301304.37 (6.56 0.51%)54,550,307 CP 1,955.12 Tỷ 19 7 4HNX30478.66 (0.86 0.18%)10,211,900 CP 230.17 Tỷ 12 7 11

Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại, cách xác định tỷ giá hối đoái

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế khi thực hiện giao dịch tài chính giữa các nước với nhau đều dựa trên tỷ giá hối đoái. Khái niệm này chịu tác động rất nhiều tới yếu tố kinh tế và tài chính trong nước cũng như có những đặc điểm riêng mà người sử dụng cần lưu ý khi giao dịch. Bài viết dưới đây, FTV chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ về tỷ giá hối đoái là gì, cùng những lưu ý cần nắm rõ về ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái là gì? 

ty-gia-hoi-doai-la-gi

Tỷ giá hối đoái là gì

Tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ - Đây là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa hai loại tiền tệ, số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

Theo luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 1997, tỷ giá hối đoái được hiểu là tỷ lệ giá trị của đồng tiền Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này thường được hình thành dựa trên cơ sở cung và cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà nước và sẽ do ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định rõ ràng.

Trong ngành tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị đồng tiền của hai nước với nhau.

Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn được xem là một loại giá cả đặc biệt và là giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa.

Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền niềm yết giá, đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá.

Tỷ giá hối đoái còn được xem là quan hệ so sánh giữa tiền tệ của các nước theo tiêu chuẩn nào đó. Trong chế độ bản vị vàng thì tiền tệ trong lưu thông hoạt động kinh doanh là tiền đúc bằng vàng và giấy, sau đó nó được đổi ra vàng căn cứ hàm lượng vàng. Vì thế, tỷ giá hối đoái có thể hiểu đơn giản là mối quan hệ so sánh giữa tiền vàng của cả hai nước.

Còn trong chế độ tiền giấy thì tiền đúc không còn được sử dụng nên sẽ ngang giá vàng, vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Theo đó thì việc so sánh các đồng tiền khác nhau thường được thực hiện bằng các hình thức so sánh mức mua của hai loại tiền tệ với nhau.

Cách phân loại tỷ giá hối đoái

Trong thị trường hối đoái hiện nay, có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau. Vì thế có rất nhiều cách để phân loại cụ thể như sau:

Căn cứ vào giá trị tỷ giá

Dựa vào giá trị tỷ giá có thể chia thành hai loại: 

- Tỷ giá hối đoái thực: Là loại tỷ giá có tác động của vấn đề lạm phát cùng với sức mua trong một cặp tiền tệ và phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá hối đoái thực này sẽ đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Đây là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá trị hiện tại và không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.

Căn cứ vào phương thức chuyển tài chính

ty-gia-hoi-doai-la-giCác loại tỷ giá hối đoái

Dựa vào khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và căn cứ vào phương thức chuyển tài chính, chúng ta có thể chia làm hai loại:

- Tỷ giá thương hối: Là tỷ giá chuyển tài chính bằng thư, tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.

- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá thường được niêm yết tại các ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển tài chính bằng điện. Tỷ giá điện hối chính là tỷ giá cơ sở để có thể xác định các loại tỷ giá khác. 

Căn cứ vào thời điểm giao dịch 

Có thể chia làm hai loại:

- Tỷ giá mua là tỷ giá mua chứng khoán vào của ngân hàng

- Tỷ giá bán là tỷ giá bán chứng khoán của ngân hàng

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

Dựa trên kỳ hạn thanh toán, phân chia tỷ giá hối đoái thành hai loại như sau:

- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn được hiểu là tỷ giá do các tổ chức tín dụng tính toán và đã qua thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn đang hiện hành của ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng.

- Tỷ giá giao ngay thì sẽ là tỷ giá do tổ chức tín dụng niêm yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận. Trong đó phải đảm bảo biểu độ do ngân hàng Nhà nước đã quy định sẵn. Với việc thanh toán giữa các bên sẽ phải thực hiện trong hai ngày làm việc tiếp theo, sau này cam kết mua hoặc bán.

Căn cứ vào các đối tượng để xác định tỷ giá hối đoái

Dựa trên đối tượng xác định tỷ giá và những thông tin khái niệm tỷ giá hối đoái là gì chúng ta có thể phân chia thành:

- Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái.

- Tỷ giá chính thức: Đây là tỷ giá do chính ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Dựa trên cơ sở của tỷ giá chính thức này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cũng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn hoặc hoán đổi.

Bên cạnh đó còn có hai loại tỷ giá mà các bạn nên quan tâm đó là tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu dụng.

+ Tỷ giá hối đoái song phương hay còn được gọi với cái tên tiếng Anh là Bilateral Exchange Rate: Thường được hiểu là giá của một đồng tiền nước này so với đồng tiền nước khác và không đề cập đến vấn đề lạm phát giữa hai nước. Nếu NEER > 1 thì đồng tiền đó mất giá hay còn gọi là giảm giá đối với tất cả các thông tin còn lại. Nếu NEER < 1 thì đồng tiền đó lên giá hay là được giá đối với tất cả các thông tin còn lại.

+ Tỷ giá hối đoái hiệu dụng hay còn gọi là tên tỷ giá danh nghĩa đa phương, tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng. Nếu đã biết được khái niệm tỷ giá hối đoái là gì thì chúng ta hoàn toàn có thể hiểu tỷ giá hối đoái hiệu dụng và biết đây chính là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.

Các loại chế độ của tỷ giá hối đoái hiện nay

ty-gia-hoi-doai-la-giChênh lệch tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức của một quốc gia quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và nhằm quản lý thị trường tài chính. Tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời điểm khác nhau.

Ở phần nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và cách phân loại. Ở phần này, hãy cùng với FTV tham khảo về các loại chế độ tỷ giá hối đoái thường gặp hiện nay.

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tỷ giá hối đoái thả nổi hay còn gọi là tỷ giá linh hoạt. Khi giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường tài chính. Đồng tiền sử dụng tỷ giá thả nổi thường được gọi luôn là một đồng tiền thả nổi.

Các nhà kinh tế học thường cho rằng phần lớn các trường hợp, chế độ của tỷ giá thả nổi sẽ tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhanh nhạy với thị trường tài chính hơn. Điều này sẽ làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh tại nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái cố định

Hay còn gọi là tỷ giá hối đoái neo, đây là tên gọi khi giá trị của một đồng tiền thường được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hoặc với một thước đo có giá trị khác như vàng, bạc, kim cương...

Khi đã nắm rõ tỷ giá hối đoái là gì chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: "Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng lên hoặc giảm theo".

Đồng tiền dùng chế độ tỷ giá hối đoái cố định cũng sẽ được gọi luôn là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định sẽ là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn đối với tỷ giá hối đoái thả nổi.

Tỷ giá hối đoái thả nổi nhưng có sự điều tiết

Đây là tỷ giá hối đoái nằm giữa cả hai chế độ thả nổi và cố định, thực tế cho thấy không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn vì nó quá bất ổn.

Chế độ hối đoái cố định tạo ra sự ổn định. Vì thế chỉ một số đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền của các nước khác nhau đa phần dùng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi nhưng cũng chính vì điều này mà chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không còn hoàn toàn phản ứng theo thị trường.

Các phương pháp để xác định hiệu quả tỷ giá hối đoái

ty-gia-hoi-doai-la-giVai trò của tỷ giá hối đoái

Bản chất tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung và cầu thay đổi.

Hiện nay, có nhiều phương pháp để xác định tỷ giá hối đoái khác nhau và tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của các thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa, dịch vụ ở trên thế giới. Việc xác định tỷ giá hối đoái giúp các nhà kinh doanh có thể xây dựng phương án kinh doanh sao cho có lợi nhất.

Xác định tỷ giá hối đoái dựa trên cơ sở ngang giá vàng: Đây là phương pháp có thể so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau.

Xác định tỷ giá hối đoái dựa trên cơ sở cân bằng sức mua: Với phương pháp này, họ thường dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tiền, sử dụng để so sánh giá cả của các loại hàng hóa, các loại dịch vụ, xây dựng những phương án kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ hải quan.

Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Sau khi biết được các phương pháp để xác định tỷ giá hối đoái trao đổi ngoại tệ, bây giờ hãy cùng xem các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái với các yếu tế sau:

Yếu tố thương mại

Nằm ở hai khía cạnh chính sau đây:

Trong tình hình tăng trưởng kinh tế, khi tốc độ tăng giá của các hàng hoá xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá hàng hoá nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại sẽ kéo theo giá trị đồng nội tệ tăng và tỷ giá sẽ giảm. Và ngược lại, khi tốc độ nhập khẩu tăng cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân của thương mại sẽ giảm khiến cho tỷ giá hối đoái sẽ tăng.

Cán cân thanh toán: Khi cán cân thanh toán cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng.

Yếu tố lạm phát

ty-gia-hoi-doai-la-giCác yếu tố làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Vấn đề lạm phát trong nước cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có tác động đến hoạt động thương mại quốc tế và gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến cung và cầu ngoại tệ sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Đây cũng là một trong các yếu tố để trả lời cho câu hỏi yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì.

Tham khảo về ví dụ: Nếu như tình hình kinh tế trong nước Ấn Độ có tỷ lệ lạm phát cao hơn các quốc gia nước ngoài. Khi đó, người tiêu dùng Ấn Độ sẽ có xu hướng lựa chọn hàng hóa Mỹ hơn do giá thành chi trả cho hàng hóa sẽ rẻ hơn và thị trường sẽ nhập khẩu hàng Mỹ tăng làm cho đồng ngoại tệ USD tăng. 

Còn ở Mỹ, người dân sẽ hạn chế sử dụng hàng hoá từ Ấn Độ do có giá cao và đây là hàng nhập khẩu giảm khiến cung ngoại tệ giảm. Còn đối với nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.

Yếu tố thu nhập

Nếu đã biết tỷ giá hối đoái thì có thể nói thu nhập của mỗi quốc gia cũng sẽ là một yếu tố gây tác động đáng kể đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

- Tác động trực tiếp: Nếu thu nhập của một quốc gia tăng thì người dân cũng sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn, điều đó làm nhu cầu ngoại tệ tăng và làm tỷ giá giảm.

- Tác động gián tiếp: Nếu thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao và dẫn đến tỷ giá tăng. Ngược lại, khi một quốc gia có thu nhập bình quân giảm thì sẽ giảm nhu cầu ngoại tệ dẫn đến tỷ giá hối đoái bị giảm.

Yếu tố lãi suất

Lãi suất cũng tạo ra một phần ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư của thị trường chứng khoán ở tại nước ngoài, từ đó gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

Còn khi nội địa nước đó có lãi suất cao hơn các nước ngoài thì tài chính nội địa sẽ hấp dẫn hơn, tỷ giá hối đoái giảm còn giá trị nội tệ sẽ tăng lên.

Những tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế hiện nay

ty-gia-hoi-doai-la-giChính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam hiện nay

Tác động của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế thị trường hiện nay là gì đó là câu hỏi lớn nhưng đã có lời giải đáp.

- Tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất nhập khẩu: Nếu đồng tiền nội tệ bị mất giá kéo theo giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó sẽ rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Khi tỷ giá tăng lên cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ hơn, từ đó giúp cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện hơn rất nhiều.

- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với các doanh nghiệp: Với những công ty, doanh nghiệp lớn, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến doanh nghiệp là không hề nhỏ, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt là những công ty, doanh nghiệp có nợ vay bằng USD thì sẽ không thể tránh khỏi việc ảnh hưởng của tỷ giá biến động tăng, dẫn đến phát sinh thua lỗ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư nợ gốc ngoại tệ khi đó những doanh nghiệp có dư nợ phải chịu chi phí lỗ tỷ giá.

- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới việc lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Khi một nước đang bị lạm phát với sức mua đồng nội tệ giảm, khi đó tỷ giá hối đoái không đổi, các loại hàng hóa, dịch vụ trong nước đắt hơn so với thị trường nước ngoài.

Theo quy luật chung, những người dân trong nước phần lớn sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ kéo theo nhập khẩu sẽ tăng, nhu cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng theo. Mặt khác vì giá cả tăng nên nhiều người tiêu dùng nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn.

Khi hoạt động xuất khẩu bị giảm sút dẫn đến cung ngoại tệ trên thị trường bị giảm, đây chính là nguyên nhân làm tỷ giá hối đoái tăng. Vì thế, yếu tố lạm phát làm ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ và tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái ngày càng tăng nhanh hơn.

Trên thị trường tiền tệ, lạm phát sẽ khiến cho đồng tiền bị mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ tài sản nước ngoài nhiều hơn, nhu cầu ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái tăng. Quốc gia nào đang có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng nội tệ của quốc gia đó bị sẽ mất giá một cách tương đối cao và làm tỷ giá hối đoái tăng.

Kết luận

Có thể nói rằng, tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ có sức ảnh hưởng trực tiếp đối với chính nền kinh tế thị trường hiện nay. Hy vọng, những nội dung của bài viết này đã giúp cho các bạn hiểu được tỷ giá hối đoái là gì, các yếu tố ảnh hưởng và cách phân loại... cùng với những nền tảng bước đầu của thị trường kinh tế tài chính. Từ những thông tin trên, mong rằng các bạn sẽ có cách nhìn tổng quan về thị trường tài chính và có các hướng đầu tư đúng đắn của mình.

FTV là đơn vị chuyên tư vấn những kiến thức về đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh hàng đầu tại Hà Nội và TP.HCM

Sức hút của thị trường chứng khoán hiện nay vẫn luôn khiến nhiều người đặc biệt quan tâm và muốn thử sức bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này. 

Vì mới bắt đầu, lại chưa có kinh nghiệm và kiến thức đầu tư tài chính, các bạn chưa biết có thể tìm hiểu về chứng khoán ở đâu thì hãy liên hệ ngay với Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV - Viết tắt là FTV. Tại đây, sẽ luôn có đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiệt tình, kết hợp cùng với kinh nghiệm đầu tư, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn kiến thức cho các bạn 24/7.

Nếu các bạn còn câu hỏi thắc mắc về tỷ giá hối đoái là gì, hãy vui lòng gọi ngay cho FTV thông qua số Hotline 0983 668 883 hoặc truy cập nhanh vào website ftv.com.vn của chúng tôi, đặt ngay câu hỏi để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận