VNINDEX1228.05 (-0.28 -0.02%)533,795,655 CP 12,747.00 Tỷ 143 86 221HNXINDEX221.23 (-0.53 -0.24%)51,526,000 CP 813.01 Tỷ 43 56 62VN301286.08 (-0.59 -0.05%)194,193,260 CP 6,104.94 Tỷ 10 1 18HNX30468.1 (-1.71 -0.36%)22,729,900 CP 478.00 Tỷ 8 3 20

Phương pháp phân tích đầu tư Top Down và Bottom Up là gì?

Phương pháp đầu tư Top Down (đầu tư từ trên xuống) và Bottom Up (đầu tư từ dưới lên) là hai phương pháp phân tích mà khi nhà đầu tư tham gia giao dịch cũng cần phải tìm hiểu. Các bạn khi tham gia giao dịch đã biết về khái niệm và sự khác nhau giữa hai phương pháp này hay chưa? Phân tích là cách giúp các bạn đánh giá về các mã chứng khoán, các mã ngành, cũng như các xu hướng và lĩnh vực khác nhau để xác định tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư trong tương lai. Đây là một trong những chìa khóa để quá trình đầu tư luôn thành công khi áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp với những chiến lược đầu tư đã đề ra. Vậy hai phương pháp đầu tư Top Down và Bottom Up là gì? Hãy cùng với FTV tìm hiểu về hai phương pháp phân tích phổ biến được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng hiện nay nhé !

Bottom Up là gì? Thế nào là đầu tư từ dưới lên?

bottom-up-la-giPhương pháp Bottom Up là gì?

Về khái niệm 

Bottom Up hay đầu tư từ dưới lên là phương pháp đầu tư dựa trên quá trình phân tích các chỉ số cơ bản và định tính của mỗi loại cổ phiếu chứng khoán và thường không hay chú ý đến các xu hướng hay chu kỳ thị trường.

Các nhà đầu tư Bottom Up sẽ tập trung tìm kiếm các công ty mà họ cho rằng sẽ hoạt động tốt hơn so với những công ty khác trong cùng ngành và theo cùng thời gian. Các nhà đầu tư thường ít xem xét đến những điều kiện của thị trường, các chỉ số kinh tế vi mô và toàn ngành nói chung.

Xem thêm: Price Action là gì? Phương pháp giao dịch price action hiệu quả

Đặc điểm của Bottom Up

Phương pháp đầu tư từ dưới lên Bottom Up buộc các nhà đầu tư cổ phiếu phải ưu tiên quan tâm đến yếu tố kinh tế vi mô. Những yếu tố vi mô này thường bao gồm tình hình tài chính chung của các công ty, phân tích báo cáo tài chính, hàng hóa và dịch vụ, nhu cầu về cung và cầu, cùng với các chỉ báo động lượng khác. Vì các nhà đầu tư theo phương pháp này cho rằng, nếu một công ty trong một lĩnh vực hoạt động tốt, điều đó có nghĩa là tất cả các công ty trong cùng lĩnh vực đó cũng sẽ như vậy. Các nhà đầu tư sẽ cố gắng tìm ra những công ty cụ thể trong một lĩnh vực sẽ hoạt động tốt hơn những công ty khác.

Theo phương pháp đầu tư Bottom Up thì sẽ chú trọng xem xét đến các yếu tố sau của một công ty: 

+ Các chỉ số tài chính bao gồm các tỷ số giá trên lợi nhuận, hệ số thanh toán đang hiện hành, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận ròng.

+ Khả năng tăng trưởng về thu nhập bao gồm cả thu nhập được dự kiến trong tương lai

+ Khả năng tăng trưởng doanh thu

+ Xem xét các báo cáo tài chính của công ty, doanh nghiệp bao gồm các bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và các báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Dòng tiền của các công ty luôn ổn định và tăng trưởng qua thời gian

+ Đội ngũ ban lãnh đạo và khả năng điều hành các doanh nghiệp của đội ngũ

+ Sản phẩm của công ty, lợi thế cạnh tranh và thị phần

Thông thường, các nhà đầu tư tham gia dài hạn sẽ sử dụng phương pháp đầu tư tiếp cận Bottom Up từ dưới lên. Vì họ tin rằng nếu một công ty hoạt động tốt, nó sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả, bất chấp biến động của thị trường. Trên thực tế, cổ phiếu mà họ đầu tư có thể rớt giá cùng với thị trường chung nhưng những nhà đầu tư này họ kỳ vọng nó sẽ tăng trưởng trở lại và hoạt động tốt hơn khi thị trường khởi sắc.

Tìm hiểu về Top Down - Đầu tư từ trên xuống

bottom-up-la-giPhương pháp Top Down là gì?

Về khái niệm 

Đầu tư từ trên xuống hay Top Down là phương pháp phân tích bắt đầu từ việc xem xét trước tình hình về kinh tế vĩ mô và thị trường tổng thể sau đó mới tiến hành đánh giá đến các yếu tố thấp hơn như tìm kiếm từng loại cổ phiếu riêng lẻ để ra quyết định đầu tư. 

Các nhà đầu tư chứng khoán sẽ sử dụng phương pháp đầu tư Top Down thường bắt đầu từ việc xem xét các điều kiện kinh tế vĩ mô như tổng thể các sản phẩm quốc nội GDP. Sau đó, các nhà đầu tư sẽ xem xét từng ngành cụ thể để chọn ra những ngành có thể mang đến kết quả khả quan. Từ đó, các nhà đầu tư mới phân tích sâu hơn về các công ty, doanh nghiệp trong ngành để chọn ra các mã cổ phiếu có khả năng hoạt động tốt.

Xem thêm: BVPS là gì? Ý nghĩa, cách tính giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu

Về đặc điểm của Top Down

Phương pháp Top Down này chú trọng nhất đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc các yếu tố cấp độ ngành. Vì những nhà đầu tư theo phương pháp từ trên xuống này tin rằng, nếu một ngành hoạt động tốt có thể những mã cổ phiếu họ đang đầu tư sẽ hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao.

Các nhà đầu tư theo phương pháp từ trên xuống sẽ chú trọng xem xét đến các yếu tố như sau:

+ Các yếu tố vĩ mô như chỉ số tăng trưởng kinh tế hoặc tổng sản phẩm quốc nội GDP, cán cân thương mại, biến động của dòng tiền, lập pháp và các khía cạnh khác của nền kinh tế.

+ Xác định các mã ngành hoặc lĩnh vực có triển vọng sẽ có tiềm năng phát triển trong nền kinh tế vĩ mô.

+ Cuối cùng, dựa trên những yếu tố trên mà các nhà đầu tư mới xác định được từng công ty cụ thể để lựa chọn các cổ phiếu đầu tư.

Phương pháp Top Down này thường được các nhà đầu tư ngắn hạn sử dụng. Vì những nhà đầu tư này thường tìm cơ hội thu lợi nhuận từ những biến động trên thị trường, có thể xảy ra dựa trên các yếu tố từ bên ngoài công ty.

Với những nhà đầu tư theo phương pháp phân tích Top Down từ trên xuống họ sẽ bắt đầu từ tổng thể nền kinh tế. Ví dụ như khi nhận thấy chỉ số GDP tăng, người Việt Nam sẽ chuyển từ việc mua hàng tại các chợ sang các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi, nhà đầu tư lúc này sẽ tìm hiểu về lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm. Họ tìm hiểu tiếp về công ty AA trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và nhận thấy công ty này là cái tên đáng chú ý.

Công ty AA hiện là tập đoàn sản xuất lớn chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng và chủ sở hữu của chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Khi phân tích về công ty này, một nhà đầu tư theo phương pháp Top Down bắt đầu phân tích từ thị phần của chính công ty AA trong lĩnh vực sản xuất. Sau đó họ sẽ xem xét thị trường đang phát triển đến mức nào. Nếu thị trường đang phát triển và thiếu các đối thủ cạnh tranh mới thì nhà đầu tư có thể kỳ vọng doanh thu của công ty AA sẽ tăng. Từ đó họ sẽ quyết định có nên đầu tư vào công ty này hay không?

Xem thêm: Mô hình phân tích tài chính Dupont là gì?

Trong hai phương pháp đầu tư Top Down và Bottom Up nên chọn thế nào?

bottom-up-la-giPhương pháp đầu tư Top Down và đầu tư Bottom Up

Phương pháp phân tích Top Down

Đây là góc nhìn từ trên xuống, giống như một người quan sát từ trên đỉnh núi nhìn xuống. Ở góc tiếp cận này, các nhà đầu tư sẽ phân tích từ bối cảnh vĩ mô xuống phân tích ngành rồi mới đến phân tích doanh nghiệp, cuối cùng là phân tích kỹ thuật. Đây là góc nhìn đòi hỏi phải có sự am hiểu lớn về phân tích vi mô để tìm ra đúng bối cảnh và đúng ngành để đầu tư.

Về ưu điểm

Phương pháp Top Down này là giúp nhà đầu tư có được góc nhìn toàn cảnh, hiểu biết vô cùng sâu rộng về vấn đề, không bị tác động bởi sự vận động phức tạp của các dòng tiền ngắn hạn. Ngoài ra, cách tiếp cận này giúp các nhà đầu tư duy trì được sự tập trung và nhất quán trong việc lựa chọn các cơ hội đầu tư bởi bản chất của góc nhìn này rất ít cơ hội xuất hiện.

Về nhược điểm

Phương pháp đầu tư từ trên xuống này khiến nhà giao dịch có góc nhìn rất chủ quan, đôi khi là bảo thủ trong quá trình nhận định cho dù nhận định đó không phải lúc nào cũng đúng. Ngoài ra, phân tích vĩ mô đòi hỏi các nhà đầu tư cần rất nhiều thời gian cũng như cần có trải nghiệm đủ lâu để am hiểu về các vấn đề vĩ mô và xã hội.

Xem thêm: VSA là gì?

Phân tích Bottom Up

Đây là góc nhìn từ dưới lên, giống như một người nhìn từ dưới chân núi nhìn lên, dù không rõ bức tranh toàn cảnh nhưng lại hiểu rất rõ về những chi tiết nhỏ vì có tham gia trong quá trình chinh phục. Ở góc tiếp cận này, các nhà đầu tư sẽ lọc tìm cổ phiếu có tín hiệu tốt về mặt kỹ thuật, rồi sau đó mới tiến hành chọn lọc những công ty và doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và tiếp tục đi tìm hiểu câu chuyện đằng sau đó là gì? Câu chuyện này có thể từ bối cảnh vĩ mô ngành giúp cho các doanh nghiệp được hưởng lợi hoặc có thể phát triển từ chính nội lực của doanh nghiệp bất chấp bối cảnh vĩ mô không thực sự quả tích cực.

bottom-up-la-giTop Down và Bottom Up nên chọn phương pháp nào?

Về ưu điểm

Phương pháp Bottom Up này giúp nhà đầu tư gần như không bỏ xót những cơ hội từ những mã cổ phiếu có tín hiệu tăng trưởng tốt và đang có được dòng tiền ưa chuộng trên thị trường.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng sẽ có cái nhìn một cách thực tế hơn bằng cách đi vào từng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hiệu quả chứ không đặt ra ý chí chủ quan bằng cách nhìn vĩ mô.

Về nhược điểm

Phương pháp này khiến các nhà đầu tư bị phân tâm vì có quá nhiều sự lựa chọn mà không biết lựa chọn cổ phiếu nào là tối ưu nhất. Đối với các nhà đầu tư mới chưa vững vàng tâm lý thì chắc chắn sẽ gặp phải những dao động, bị bối rối khi có quá nhiều mã cổ phiếu cần phải phân tích. 

Việc lựa chọn phương pháp đầu tư Bottom Up và Top Down nào thì chủ yếu phụ thuộc vào những mục tiêu đầu tư khả năng chấp nhận được rủi ro, cũng như các phương pháp mà các bạn muốn sử dụng.

Bạn có thể sử dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương pháp đầu tư trên để xây dựng và duy trì danh mục đầu tư của bạn.

Các nhà đầu tư có những cách tiếp cận Top Down - Đầu tư từ trên xuống để bắt đầu tìm kiếm một lĩnh vực đang có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Sau đó chuyển sang chiến Bottom Up - Đầu tư từ dưới lên để tìm kiếm các công ty có hoạt động nổi bật trong thị trường.

Vậy thì nên chọn phương pháp Bottom Up hay Top Down?

Như nội dung đã nêu ở phía trên, việc lựa chọn cho bản thân một phương pháp đầu tư còn phụ thuộc vào mục tiêu và kế hoạch đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro cũng như mong muốn của các nhà đầu tư. Các bạn có thể sử dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai cho kế hoạch đầu tư của bản thân mình.

Ví dụ như: 

+ Sử dụng phương pháp Top Down trong giai đoạn đầu để tìm kiếm các ngành hàng, doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai.

+ Sau đó mới tiến hành chuyển sang phương pháp Bottom Up chiến lược để lựa chọn công ty nổi bật trong ngành và trong quá trình đầu tư.

Hai phương pháp Top Down và Bottom Up này hoặc bất kỳ phương pháp phân tích tài chính nào khác thường sẽ được tạo ra nhằm mục đích duy nhất là đem lại hiệu quả đầu tư tốt nhất cho người tham gia giao dịch, không có lựa chọn nào tốt hơn hay kém hơn cả. Việc các phương pháp phân tích có phát huy được tác dụng hay không còn tùy thuộc vào khả năng ứng dụng của các nhà đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng và có chiến lược áp dụng phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Kết luận 

Nói chung cách tiếp cận theo phương pháp Top Down hay phương pháp Bottom Up cũng có cái hay riêng. Cách tiếp cận Top Down thì phù hợp với nhà đầu tư thích nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là phân tích vĩ mô vì gần như quyết định đến hiệu quả đầu tư. Còn cách tiếp cận Bottom Up thì sẽ phù hợp với các nhà đầu tư tích linh hoạt theo dòng tiền và hành động dựa vào sự chỉ dẫn của thị trường. Không có phương pháp nào được coi là sai hay đúng. Các nhà đầu tư chỉ cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với bản thân mình, giúp bạn ra quyết định đúng đắn hơn.

Toàn bộ thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về Bottom Up là gì hay tìm hiểu về phương pháp Top Down và những ưu nhược điểm của cả hai phương pháp đầu tư này. Hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục kiến thức FTV để có thêm nhiều kiến thức đầu tư bổ ích khác nhé !

bottom-up-la-gi

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận