VNINDEX1228.05 (-0.28 -0.02%)533,795,655 CP 12,747.00 Tỷ 143 86 221HNXINDEX221.23 (-0.53 -0.24%)51,526,000 CP 813.01 Tỷ 43 56 62VN301286.08 (-0.59 -0.05%)194,193,260 CP 6,104.94 Tỷ 10 1 18HNX30468.1 (-1.71 -0.36%)22,729,900 CP 478.00 Tỷ 8 3 20

BVPS là gì? Ý nghĩa, cách tính giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu

BVPS được biết đến với vai trò phản ánh được năng suất đối với một công ty hay một doanh nghiệp nhận được sự kỳ vọng bao nhiêu từ phía nhà đầu tư. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể tiến hành những hoạt động theo dõi, kiểm soát và giám sát về mức tăng trưởng hoặc giảm của hoạt động đầu tư mà mình tham gia trên thị trường. Điều này góp phần tạo nên những phân tích, đánh giá kịp thời về tình hình diễn biến của thị trường để từ đó có thể đưa ra được một quyết định đầu tư phù hợp. Để nắm rõ về bvps, hãy tìm hiểu thông tin cơ bản liên quan trong bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về chỉ số BVPS nhé.

BVPS (Book value per share) là gì?

Book value per share (BVPS) là gì?Book value per share (BVPS) là gì?

Book value per share (viết tắt là BVPS) hay còn được gọi là Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Bvps thường được sử dụng để phản ánh về giá trị thực tế của cổ phiếu đối với doanh nghiệp. Đây cũng được xem là giá trị mỗi cổ phiếu mà các cổ đông nhận được ở trường hợp công ty phá sản. 

So sánh giá trị thị trường và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được cổ phiếu của công ty đang được định giá như thế nào. BVPS cũng được xem là một phần quan trọng để xác định giá trị P/B (hay hệ số giá trên giá trị sổ sách). Giá trị sổ sách được sử dụng như là một chỉ báo về giá trị của cổ phiếu của công ty. Nó cũng còn có thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường của một cổ phiếu tương lai.

Khi tỷ lệ BVPS của một công ty cao hơn so với giá trị thị trường ở mỗi cổ phiếu thì cổ phiếu này đang ở giá thấp, cổ phiếu này đang được giao dịch thấp hơn so với mức giá mà thị trường xác định. Vì vậy, đây là một chỉ số mà nhà giao dịch có thể xem xét để nắm được cổ phiếu đang được định giá thấp hay cổ phiếu đang được định giá quá cao so với giá trị thực và giúp nhà đầu tư hiểu được cách thức các cổ phiếu này hoạt động.

Trong trường hợp nếu như giá cổ phiếu của một công ty giảm xuống dưới mức tỷ lệ BVPS của công ty thì một nhà đầu tư đánh giá cao công ty có thể sẽ kiếm được lợi nhuận phi rủi ro bằng việc có thể mua lại công ty này. Nếu tỷ lệ BVPS âm, khi khoản nợ phải trả của công ty lớn hơn so với mức giá trị của những tài sản của công ty thì ở trường hợp này sẽ gọi là mất khả năng thanh toán bảng cân đối kế toán.

Lưu ý rằng: Một công ty cần phải tính toán được giá trị của mỗi tài sản mà nó sở hữu. Giá trị ghi sổ của một tài sản được xác định bằng cách trừ đi khấu hao cho giá trị mua của tài sản. Khấu hao nói chung là ước tính và có nhiều phương pháp khác nhau để có thể tính khấu hao.

Khía cạnh cổ phần của tỷ lệ bvps đề cập đến cổ phần phổ thông của công ty. Đây là các cổ phiếu có thể được mua hoặc bán tại sàn giao dịch. Việc chia nhỏ giá trị sổ sách ở mỗi cổ phiếu có thể giúp những nhà đầu tư quyết định xem giá trị thị trường của cổ phiếu được định giá quá cao hay là quá thấp.

>> Tham khảo: 9 cách định giá cổ phiếu phổ biến và chính xác nhất hiện nay

Ý nghĩa của tỷ lệ BVPS

Ý nghĩa của BVPS sẽ được thể hiện thông qua những thông tin sau đây:

  • Giúp quá trình so sánh giá cổ phiếu ở trên thị trường cũng như giá cổ phiếu BVPS của một doanh nghiệp. Nếu như giá trị sổ sách BVPS nhỏ hơn so với giá cổ phiếu ở trên thị trường thì chứng tỏ nhà đầu tư đang mua cổ phiếu cao hơn giá trị thật. Nếu như BVPS cao hơn so với giá cổ phiếu trên thị trường thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp hơn so với thực tế.
  • Được áp dụng trong công thức tính chỉ số P/B. Chỉ số P/B được xem là một trong những chỉ số quan trọng trong chứng khoán mà nhiều nhà đầu tư luôn quan tâm.
  • BVPS tăng dần thể hiện cổ phiếu của doanh nghiệp đang ở mức nâng dần giá trị của mình lên.

Hệ số P/BV có liên quan đến giá trị sổ sách của cổ phiếu – cho biết được giá trị mà cổ đông thường nhận được nếu trường hợp công ty bị phá sản và những tài sản được thanh lí. 

Do đó, tài sản vô hình như "Lợi thế thương mại" cần phải được loại trừ ra khỏi tài sản ròng bởi vì những tài sản loại đó không thể bán được (hoặc rất khó để bán) khi thanh lí.

Cách thức hoạt động của BVPS

Cách thức hoạt động của BVPS

Cách thức hoạt động của BVPS

Thông thường thì các nhà đầu tư giá trị rất quan tâm đến chỉ số BVPS này và họ có thể sử dụng BVPS để xem xét giá trị và giá của những cổ phiếu của công ty hiện có đang bị sai giá, cao quá hoặc đang có giá thấp hơn, hoặc đang được cân bằng. 

BVPS có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị thị trường và khi có sự chênh lệch này, nhà giao dịch có thể đưa ra được quyết định giao dịch riêng cho mình có được vị thế mua hoặc bán để từ đó có thể chốt được lời cao nhất cho mình.

Bạn có thể hình dung công ty sẽ có vốn chủ sở hữu trị giá 30 triệu USD và cổ phiếu ưu đãi trị giá 5 triệu USD, trung bình là 5 triệu cổ phiếu đang được công ty lưu hành. Cách tính tỷ lệ BVPS đối với công ty này sẽ được thực hiện như sau:

BVPS = (20 triệu USD – 5 triệu USD) + 5 triệu cổ phiếu đang được lưu hành = 3 triệu USD (BVPS ở đây chính là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu).

>> Tham khảo: Binary Option (quyền chọn nhị quân) là gì?

Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu và BVPS

Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu được xác định dựa vào giá trị của chính cổ phiếu đó trên thị trường ở mức giá như thế nào trên sàn chứng khoán. Giá trị này sẽ phản ánh về năng suất đối với một công ty hay doanh nghiệp nhận được sự kỳ vọng bao nhiêu từ phía nhà đầu tư. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể tiến hành những hoạt động theo dõi, kiểm soát cũng như  giám sát về sự tăng trưởng hoặc giảm sút của hoạt động đầu tư mà mình đang tham gia trên thị trường. Điều này góp phần tạo nên những phân tích, đánh giá kịp thời về tình hình diễn biến của thị trường để có thể đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp.

Giá trị này có sự ảnh hưởng nhất định đối với việc thực hiện những hoạt động giao dịch mua và bán đối với từng sản phẩm đầu tư trên thị trường. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể nắm rõ về tình hình kinh doanh và hoạt động của công ty hay doanh nghiệp mà mình đang tham gia vào đầu tư có thực sự khả quan hay không và đem lại kết quả đầu tư hiệu quả hay không.

Cách tính chỉ số BVPS

Cách tính BVPSCách tính BVPS

Sau khi biết được BVPS (hay giá trị sổ sách) là gì. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đến công thức tính BVPS, có 2 công thức được áp dụng nếu nhà đầu tư muốn tính BVPS như sau:

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Tổng số lượng cổ phiếu đang được lưu hành

Hoặc:

BVPS = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Tổng nợ) / Tổng số lượng cổ phiếu đang được lưu hành

Trong đó:

  • Vốn chủ sở hữu bao gồm tổng tài sản – tổng số nợ phải trả.
  • Tổng tài sản: bao gồm vốn chủ sở hữu + tổng nợ phải trả.
  • Nợ phải trả: Bao gồm những khoản nợ ngắn và dài hạn.
  • Tài sản vô hình: Là loại tài sản không có hình thái vật chất ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, bằng sáng chế,vv…        

Ví dụ: Một công ty A có nguồn vốn chủ sở hữu 1 tỷ đồng, tổng tài sản vô hình được ước tính giá trị khoảng 200 triệu đồng. Đồng thời, công ty A hiện đang có khoản nợ 300 triệu. Tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty khoảng 20.000 cổ phiếu. Vậy giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của công ty được xác định là:

BVPS = (1.000.000 – 200.000 – 300.000)/20.000 = 25.000 (25 nghìn đồng)

Xem thêm: Phương pháp phân tích đầu tư Top Down và Bottom Up là gì?

Hạn chế của BVPS

BVPS cũng sẽ tồn tại những hạn chế sau:

  •  Độ trễ về thời gian

BVPS không phải là một chỉ số được cập nhật thường xuyên và liên tục. Để xác định chỉ số này cần phải có nhiều thông tin đi kèm khác. BVPS phần lớn chỉ được cập nhật nếu Báo cáo tài chính thường kỳ của doanh nghiệp được công bố. Vì vậy, nhà đầu tư chỉ có thể biết được tỷ lệ BVPS theo quý hoặc năm. Lúc này thì nhà đầu tư mới có thể tiến hành đánh giá được giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Cho nên, tính tham khảo của BVPS cũng bị hạn chế.

  • Không được chính xác tuyệt đối

BVPS chỉ là một chỉ mục kế toán. Tỷ lệ này có thể thay đổi và điều chỉnh tùy từng trường hợp. Do đó, BVPS thường sẽ không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Ngoài ra, do phải tuân theo những nguyên tắc kế toán vì vậy đôi khi giá trị sổ sách của một doanh nghiệp có thể sẽ cao hơn thực tế. Ví dụ, những tài sản cố định như máy móc thường sẽ nhanh lỗi thời nhưng lại được ghi nhận cao hơn so với giá trị thực tế.

  • Thiếu tính khách quan

Việc đánh giá giá trị sổ sách nhìn chung có phần thiếu khách quan. Nó được xem xét căn cứ vào một số yếu tố nhất định trong khi nhiều điều có thể ảnh hưởng đến giá trị sổ sách hơn như thế. Ngoài ra, việc đánh giá cũng ít dựa trên những khía cạnh và trường hợp đặc biệt. Ví dụ như, một công ty công nghệ sở hữu rất ít những tài sản hữu hình nhưng có nhiều tài sản vô hình như bằng sáng chế hay bản quyền,… Khi đánh giá tỷ lệ BVPS, giá trị sổ sách của công ty sẽ thấp hơn do lượng tài sản vô hình này.

Xem thêm: Fibonacci là gì? Ứng dụng dãy số Fibonacci trong chứng khoán

Hướng dẫn doanh nghiệp tăng tỷ lệ BVPS 

Hướng dẫn doanh nghiệp tăng tỷ lệ BVPS Hướng dẫn doanh nghiệp tăng tỷ lệ BVPS 

Một trong những cách được ứng dụng nhiều đối với những công ty, doanh nghiệp hiện nay đó là họ có thể áp dụng khoản thu nhập mà họ thu được để mua lại các tài sản có thể làm gia tăng được nguồn vốn chủ sở hữu của họ cùng với tỷ lệ BVPS.

Các công ty có thể sử dụng khoản thu nhập để giảm đi các khoản nợ phải trả, điều này cũng có thể dẫn đến gia tăng được tỷ lệ BVPS cũng như tăng khoản vốn chủ sở hữu chung. Hoặc các công ty cũng có thể tăng tỷ lệ BVPS bằng việc công ty đó có thể mua lại cổ phiếu phổ thông từ các cổ đông và cũng có nhiều công ty đã sử dụng thu nhập của họ để mua lại những cổ phiếu này.

BVPS còn được nhiều nhà giao dịch sử dụng và nó cũng giữ một phần quan trọng trước khi  nhà giao dịch thực hiện quyết định đầu tư đối với thị trường chứng khoán vì xác định được giá trị của những cổ phiếu đó. 

Tỷ lệ BVPS có thể là một cách tốt để các nhà giao dịch lựa chọn được những cổ phiếu định giá thấp trên thị trường hiện nay, nhưng nó cũng có thể không phải là một lựa chọn tốt, bởi vì thị trường tài chính luôn có những biến động mà những nhà đầu tư họ cũng không thể đoán trước được.

BVPS chỉ cho nhà đầu tư biết được ở trong thời điểm hiện tại cổ phiếu này đang được định giá quá cao hoặc thấp nhằm xác định vị thế đầu tư và hiệu quả hơn thì nhà giao dịch có thể kết hợp cùng với nhiều yếu tố phân tích khác nhau như là hồ sơ về thu nhập của công ty để quá trình xác định cổ phiếu trước khi đầu tư được hiệu quả cao hơn.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về giá trị sổ sách. Qua đây, chắc hẳn bạn đã hiểu BVPS là gì, cách tính và ý nghĩa cụ thể của nó như thế nào. Việc đánh giá về cổ phiếu của một doanh nghiệp là tiềm năng hay rủi ro sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy nên trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, nhà đầu tư nên kết hợp tìm hiểu những báo cáo tài chính, các chỉ số chứng khoán hoặc thông tin từ thị trường để lựa chọn tốt nhất cho mình.

FTV là đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín trên thị trường hiện nay.

Phương châm của FTV: “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì thế, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao tính chuyên nghiệp, sự sáng tạo và đạo đức trên thị trường chứng khoán nhằm tạo ra khác biệt về năng lực và công nghệ. Từ đó, mang đến cho khách hàng những dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về BVPS là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận