VNINDEX1248.36 (-2.1 -0.17%)412,832,696 CP 9,931.70 Tỷ 112 82 251HNXINDEX224.88 (0.24 0.11%)33,184,402 CP 588.93 Tỷ 43 73 93VN301304.35 (-6.91 -0.53%)115,578,881 CP 4,193.40 Tỷ 5 3 23HNX30481.12 (1.33 0.28%)16,413,800 CP 383.18 Tỷ 4 9 17

9 cách định giá cổ phiếu phổ biến và chính xác nhất hiện nay

Hiện nay thị trường chứng khoán phát triển rất nhanh và nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Vì vậy để xác định được giá trị chính xác của cổ phiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho những nhà đầu tư phòng tránh được rủi ro và mang lại mức lợi nhuận cao. FTV xin chia sẻ đến bạn một số cách định giá cổ phiếu cơ bản chính xác nhất trong bài viết sau đây.

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu là gì?Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu chính là hoạt động giúp những nhà đầu tư chứng khoán xác định được giá trị nội tại hoặc giá trị thực của một cổ phiếu. 

Có thể hiểu đơn giản rằng việc định giá cổ phiếu chính là việc giúp những nhà đầu tư đánh giá, xác định định được giá trị thực của một cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Từ đó có được nhận định được thị trường cũng như những danh mục và đưa ra quyết định đầu tư.

Ý nghĩa của định giá cổ phiếu?

Việc định giá cổ phiếu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng khi tham gia đầu tư chứng khoán. Điều này không chỉ là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến những nhà đầu tư mà còn có thể tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó. Vì vậy việc định giá chứng khoán sẽ giúp:

  • Đối với doanh nghiệp: thì việc định giá cổ phiếu chính là một trong các bước quan trọng và cần thiết đối với một công ty cổ phần khi muốn tiến hành huy động vốn hay chào bán cổ phiếu, nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đó đối với thị trường chứng khoán
  • Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư sẽ biết được loại cổ phiếu nào có khả năng sinh lời lớn nhất và đáng mua thông qua hoạt động định giá cổ phiếu. Từ đó có thể đưa ra các quyết định giao dịch, nếu như thị giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị mà các nhà đầu tư định giá thì nên tiến hành mua vào cổ phiếu. Hoặc nếu như thị giá cổ phiếu đã cao hơn so với định giá thì để thu về lợi nhuận nên bán ra cổ phiếu.

Các bước định giá cổ phiếu doanh nghiệp

Các bước định giá cổ phiếu doanh nghiệp

Các bước định giá cổ phiếu doanh nghiệp

Bước 1: Tìm hiểu về doanh nghiệp và ngành nghề đang hoạt động

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi điều quan trọng nhất cần quan tâm khi phân tích một doanh nghiệp là gì? Dù là một nhà đầu tư, khách hàng, đối tác hoặc nhân viên của doanh nghiệp đó thì điều mà người ta luôn chú trọng nhất là lợi nhuận. Đối với nhà đầu tư thì phần lợi nhuận này sẽ được thể hiện ở dưới chỉ số ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu).

Để hiểu được về tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp bạn đang tìm hiểu ở hiện tại và trong tương lai như thế nào thì cần phải đi phân tích ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động. Tiếp đó sẽ tìm hiểu về ban quản trị, nếu như doanh nghiệp đó hoạt động trong cùng một ngành nhưng có hệ thống quản trị tốt hơn thì sẽ có được phần lợi nhuận vượt cao hơn so với trung bình của ngành. Sau đó mới đi vào việc phân tích những con số trên bản báo cáo tài chính như kết quả hoạt động kinh doanh.

Bước 2: Dự phóng về khả năng hoạt động của doanh nghiệp ở trong tương lai

Để thực hiện được bước này thì đòi hỏi bạn phải có hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp cũng như những số liệu vĩ mô liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh.

Bước 3: Chọn mô hình để định giá phù hợp

Có vô số mô hình định giá và cùng với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một số cách định giá phù hợp. Để lựa chọn được một mô hình định giá thì nhà đầu tư cần phải trả lời các câu hỏi như là:

  • Mô hình có phù hợp với những đặc tính của doanh nghiệp 
  • Chất lượng cùng với khả năng có thể thu thập được của các dữ liệu cần thiết cho mô hình?
  • Liệu mô hình đó có phù hợp cho mục tiêu phân tích

Các loại mô hình định giá về cơ bản sẽ được chia ra làm 2 nhóm:

  • Mô hình định giá tuyệt đối: Ước tính được giá trị nội tại của tài sản dựa trên những đặc tính cơ bản của tài sản đó. Một cách tiếp cận định giá tuyệt đối chính là xác định giá trị của doanh nghiệp dựa trên việc chiết khấu tất cả những dòng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại.

Mô hình chiết khấu dòng cổ tức (còn gọi là Dividend discount model): Xác định được giá trị của cổ phiếu dựa trên cơ sở chiết khấu giá trị của tất cả những khoản cổ tức trong tương lai về hiện tại với phần chi phí vốn tương ứng

Mô hình định giá dòng tiền tự do ( còn gọi là Discounted cash flow models)

Mô hình định giá lợi nhuận giữ lại (còn gọi là Residual income valuation)

Ngoài ra chúng ta còn có những mô hình khác như: Mô hình định giá dựa trên giá trị tài sản (còn gọi là asset-based models), mô hình thường

được dùng để định giá những doanh nghiệp liên quan đến tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, than đá…

  • Mô hình định giá tương đối: là phương pháp định giá cổ phiếu được dùng phổ biến để xác định được giá trị của một doanh nghiệp thông qua những doanh nghiệp khác. Phương pháp này dựa trên việc dùng những chỉ số như EPS, P/E để so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng tính chất. Ngoài ra có những chỉ số khác mà bạn có thể tìm đọc chi tiết hơn như: P/S, Chỉ số P/B, EV/EBIT hay EV/EBITDA.

Bước 4: Đưa ra những dự phóng vào mô hình định giá

Sau khi đã có các con số ước lượng về khả năng hoạt động của doanh nghiệp đó trong tương lai thì đã có được mô hình định giá phù hợp. Tiếp theo chỉ đơn giản là đưa các con số này vào mô hình định giá của bạn. Tuy nhiên như đã nói ở trên thì rất khó để một nhà đầu tư cá nhân ước tính được chính xác về những con số hoạt động của doanh nghiệp hay dự đoán chính xác về dòng tiền tương lai. Bởi vậy để thận trọng nhất, nhà đầu tư cần phải đưa ra nhiều kịch bản cho những trường hợp như: Kịch bản cơ sở (Base), Kịch bản thận trọng (Conservative) hoặc Kịch bản xấu (Worst)

Bước 5: Đưa ra kết luận về giá trị định giá

Cần nhắc lại một lần nữa rằng giá trị của cổ phiếu được xác định bằng mô hình nào thì cũng chỉ là một con số ước đoán dựa trên một loạt các hoạt động phân tích và kỳ vọng của những yếu tố đầu vào của bạn. Đừng quá cứng nhắc hay chắc chắn về con số kết quả mà mô hình đó trả về, cách nhìn nhận đúng hơn nên là giá trị của một doanh nghiệp có thể nằm ở trong một khoảng giá trị hợp lý xung quanh với giá trị định giá này. Khoảng giá này sẽ là những kịch bản để bạn có thể xác định biên an toàn trước khi tiến hành mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó. 

Các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến

Các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến

Các phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến

Hiện nay có rất nhiều những phương pháp định giá cổ phiếu được nhà đầu tư sử dụng. 

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Giá trị nội tại của một doanh nghiệp nào cũng sẽ được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào của nó. Bởi vậy chúng ta có thể căn cứ vào đó để phần nào xác định được giá của cổ phiếu của doanh nghiệp.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, ta có công thức:

PV = FV / (1 + r)^n

Trong đó:

  • r chính là suất chiết khấu và n là số năm đầu tư
  • PV là viết tắt của Present Value: tức là Giá trị thực tại của cổ phiếu

Đây là phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản và phổ biến nhất đang được nhiều người sử dụng. Nếu như bạn là mới bước chân vào thị trường đầu tư thì đây chính là phương pháp định giá cơ bản và đầu tiên mà bạn cần phải biết đến.

Tuy nhiên, công thức này thường sẽ ít được những nhà đầu tư lớn áp dụng bởi kết quả của nó chỉ mang tính chung chung, tham khảo mà không thể hiện được chính xác về giá trị thực của cổ phiếu.

Định giá cổ phiếu với phương pháp chiết khấu cổ tức

Chiết khấu cổ tức hoặc tỷ suất cổ tức chính là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá của cổ phiếu. Vậy ta có công thức:

Chiết khấu của cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá

Khi một nhà đầu tư nghe có một loại cổ phiếu nào đó trả mức cổ tức 20%/ năm. Nhà đầu tư nên hiểu rằng họ trả cổ tức bằng 20% so với giá trị thực (mệnh giá) của loại cổ phiếu đó

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức cũng chính là một trong những phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản nhất mà được nhiều nhà đầu tư mới áp dụng khi còn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Ví dụ:

Với loại cổ phiếu có giá trị thực là 60.000 VNĐ thì cổ tức 20% nghĩa là 12.000 VNĐ, cổ tức 15% nghĩa là 9.000 VNĐ.

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B

Chỉ số P/B (Price to Book Value Ratio). Chỉ số này sẽ tính bằng cách: Phân tích giá của cổ phiếu hiện tại gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng ghi trong bản báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. 

Công thức định giá cổ phiếu phương pháp P/B:

P/B = Giá cổ phiếu trên thị trường / Thư giá của 1 cổ phiếu

Chỉ số P/B phù hợp trong việc định giá những doanh nghiệp có tài sản mang tính thanh khoản cao như những công ty đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên sẽ không phù hợp để định giá được cổ phiếu của những công ty dịch vụ. Ngoài ra theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia đầu tư thì phương pháp này không hữu hiệu đối với các doanh nghiệp có sức tăng trưởng nhanh.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Chỉ số P/E (Price to Earning Ratio). Chỉ số P/E tính bằng số năm mà một nhà đầu tư sẽ hòa vốn trong quá trình đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp (với phần lợi nhuận không đổi).

Công thức định giá cổ phiếu theo P/E:

P/E = Giá trị thị trường / EPS

Trong đó:

  • P (Market Price): Giá thị trường ở một thời điểm giao dịch
  • EPS (Earning Per Share): là mức lợi nhuận ròng của một cổ phiếu

Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu thì được tính theo công thức sau:

EPS = (Lợi nhuận sau khi đã trừ thuế – Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi) / Tổng số lượng của cổ phiếu thường đang lưu hành

Như vậy thì chỉ số P/E thể hiện con số các nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận. Khi mà chỉ số P/E thấp thì cổ phiếu đó đang bị định giá thấp, tức là doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong tài chính tuy nhiên doanh nghiệp có lợi nhuận đột biến, có thể là do bán tài sản hay được nhận đầu tư thêm…

Ngược lại thì chỉ số P/E cao thể hiện được triển vọng tương lai doanh nghiệp tốt, lợi nhuận ít nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Dựa vào điều đó, các nhà đầu tư có thể làm căn cứ để đưa ra quyết định mua hay bán cổ phiếu.

Định giá cổ phiếu với phương pháp PEG

Chỉ số PEG được xem là một công thức tối ưu và cải tiến hơn của P/E. Chỉ số P/E chỉ thể hiện được bản chất tĩnh của một doanh nghiệp, trong khi đó thì chỉ số PEG thể hiện được cả phần bản chất động của doanh nghiệp đang định giá.

Công thức định giá theo PEG:

PEG = PE/G

Trong đó:

  • PE thì chính là chỉ số P/E.
  • G chính là tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu (%)

Với cách tính này, ta có thể thấy khi mà chỉ số PEG của cổ phiếu bằng 1 thì giá của cổ phiếu bằng giá trị thực. Trong khi đó, nếu như PEG > 1 tức là giá cổ phiếu hiện hành đang lớn hơn giá trị thực. Còn nếu như PEG < 1 thì giá cổ phiếu nhỏ hơn với giá trị thực. 

Ngoài ra, khi định giá bằng phương pháp này, sẽ có trường hợp chỉ số PEG âm xảy ra do G âm. Khi đó thì doanh nghiệp định giá chưa được ổn định, gặp những khó khăn tạm thời. Vậy nên khi G âm thì không nên xét G ở hiện tại mà nên xem xét G ở mức dài hạn từ 3-10 năm sau. 

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S

Phương pháp P/S (Price Per Share) thường được những nhà đầu tư dùng phổ biến đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay doanh nghiệp có mức lợi nhuận năm không ổn định. Công thức tính định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S:

P/S = Giá của cổ phiếu / Doanh thu mỗi cổ phần

Hiện nay, trên một số website của những sàn chứng khoán thì chỉ số P/S cũng được công ty chứng khoán tính sẵn và đính kèm bên cạnh thông tin của mỗi loại cổ phiếu. Bởi vậy, nếu như hiểu và sử dụng được phương pháp này thì sẽ rất tiện lợi cho bạn trong suốt quá trình mua bán và đầu tư cổ phiếu.

P/S là một phương pháp xác định giá cổ phiếu cơ bản. Đây cũng là phương pháp nền tảng của một số công thức định giá chuyên sâu khác. Vậy nếu như bạn là người mới đầu tư cổ phiếu thì đây là một trong các cách định giá bạn cần phải nắm được đầu tiên.

Định giá cổ phiếu với phương pháp EV/EBIT

Đây là phương pháp định giá ít khi được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới lại có rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng yêu thích và thường xuyên áp dụng loại phương pháp định giá này.

Công thức định giá của cổ phiếu = EV / EBIT

Trong đó:

  • EV chính là giá trị doanh nghiệp (sẽ bằng vốn hóa thị trường + Tổng số nợ – Tiền mặt)
  • EBIT chính là Lợi nhuận trước thuế + phần chi phí lãi vay.

Phương pháp này có thể giúp cho bạn trong việc định giá và so sánh giá trị cổ phiếu của những doanh nghiệp trong cùng ngành hàng và phân khúc. Thông thường thì chỉ số EV/EBIT < 10 được xem là một chỉ số tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét thêm những yếu tố nhiễu xung quanh để có được kết quả định giá và so sánh khách quan nhất.

Định giá cổ phiếu với phương pháp Benjamin Graham

Đây là một công thức định giá cổ phiếu không được nhiều nhà đầu tư biết đến và sử dụng. Tuy nhiên thì những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhận định, đây là một phương pháp định giá khá chính xác mà nhà đầu tư nên biết.

Benjamin Graham đã có công thức định giá cổ phiếu như dưới đây:

Value = EPS x (8.5 +2g)

Trong đó:

  • Value: chính là giá trị thực của cổ phiếu đang nghiên cứu
  • EPS: chính là ký hiệu cho tổng EPS của 12 tháng (tính trên mỗi đơn vị cổ phần).
  • 8,5: Đây là hằng số số biểu thị cho tỷ lệ PE của doanh nghiệp, không cần thay đổi.
  • g: chính là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của doanh nghiệp

Định giá cổ phiếu kết hợp với cổ tức và tốc độ tăng trưởng

Định giá cổ phiếu kết hợp với cổ tức và tốc độ tăng trưởngĐịnh giá cổ phiếu kết hợp với cổ tức và tốc độ tăng trưởng

Đây là một công thức được áp dụng bởi 2 nhà đầu tư vĩ đại Peter Lynch & John Neff  đã có nhiều thành công trong việc đầu tư cổ phiếu.

Công thức được tính bằng phương pháp này:

(R + G) / PE > 1.5

Trong đó:

  • R chính là tỷ suất cổ tức (%);
  • G chính là tốc độ tăng trưởng dài hạn (%);
  • PE chính là chỉ số P/E của cổ phiếu.

Với công thức này thì bạn có thể đưa ra được định giá cá nhân của mình về một mã cổ phiếu bất kỳ. Từ đó sẽ nhận định được rủi ro hay phần lợi nhuận nếu như nắm giữ mã cổ phiếu này ở trong một thời gian dài. Sử dụng công thức định giá cổ phiếu kết hợp với cổ tức và tốc độ tăng trưởng này sẽ đòi hỏi bạn cần có một chút kinh nghiệm về định giá cổ phiếu với những công thức cơ bản trước đó. Bởi vậy, nếu như bạn là nhà đầu tư mới, hãy tìm hiểu những công thức được liệt kê phía trên trước nhé!

Kết luận 

Nhà đầu tư cần phải lưu ý rằng không có công thức hay một phương pháp định giá cổ phiếu nào chính xác tuyệt đối để thẩm định được giá cho tất cả những cổ phiếu. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp hay mỗi chu kỳ kinh doanh, mỗi điều kiện vĩ mô và định hướng tương lai, nội lực doanh nghiệp cùng với năng lực nhà đầu tư lại cho về một giá trị khác nhau.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại thị trường Việt Nam

Hiện nay FTV đang trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán và hàng hóa Việt Nam. Tại FTV quý khách hàng luôn luôn nhận được chất lượng về dịch vụ vượt trội với tinh thần phục vụ hết mình, am hiểu về thị trường và chuyên nghiệp trong mỗi chi tiết. 

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về cách định giá cổ phiếu hoặc cần hỗ trợ thực hiện giao dịch đầu tư hãy liên hệ trực tiếp đến FTV qua số HOTLINE 0983 668 883 để được chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận