Chỉ số p/b dùng để so sánh giá trị thực của cổ phiếu với giá trị ghi trên sổ sách của cổ phiếu đó. Nó được các nhà hàng sử dụng để tìm kiếm những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Để hiểu rõ về chỉ số P/B là gì? chỉ số p/b bao nhiêu là tốt? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chuyên mục kiến thức FTV sẽ cung cấp cho các bạn tất cả những thông tin chi tiết về chỉ số ngày.
Chỉ số P/B là gì?
Chỉ số p/b là từ viết tắt của Price To Book Value Ratio hay còn được gọi là tỉ số p/b, hệ số p/b. Đây là chỉ số dùng để so sánh giá trị thực tế của một cổ phiếu so với giá trị ghi trên sổ sách của chính cổ phiếu đó.
Các chỉ số p/b thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như doanh thu, lợi thế cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, độ an toàn về mặt tài chính, ngành nghề kinh doanh và cả những điều kiện kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, GNP, GDP...
Ngoài ra, các chỉ số p/b còn được sử dụng như một công cụ hữu ích giúp các nhà đầu tư sẵn sàng đoán được cổ phiếu có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó hay không? Sau đó đưa ra được quyết định mua vào hoặc bán ra.
Chỉ số p/b là gì?
Ý nghĩa của chỉ số P/B
Chỉ số p/b trong chứng khoán cho chúng ta biết được giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn so với giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần.
Khi chỉ số p/b chứng khoán này tăng cao, tức là thị trường đang có rất nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này, khi đó doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai. Chính vì điều này, mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để có thể sở hữu cố phiếu đó.
Còn nếu chỉ số p/b hạ thấp tức là các nhà đầu tư nhìn thấy điều không mấy khả quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà họ chỉ có thể bỏ ra mức giá thấp để mua vào số cổ phiếu đó.
Ngoài ra, còn một trường hợp nữa là doanh nghiệp đang trong quá trình phục hồi sau khủng hoảng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó đang ngày một tăng lên khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên. Thế nên trong trường hợp này, cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào và thu về lợi nhuận trong tương lai.
Xem thêm: Call margin là gì? Khi nào nhà đầu tư bị call margin
Cách tính chỉ số P/B
Chỉ số p/b thường được tính theo công thức cụ thể như sau:
Công thức tính chỉ số p/b
Trong đó ta có:
Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) : Số lượng cổ phiếu lưu hành
P = Price = Market Price: Giá trị thị trường tại thời điểm giao dịch.
B = Book value: Giá trị sổ sách cổ phiếu
Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?
Trên thực tế sẽ không có một giá trị cụ thể nào để biết chỉ số bao nhiêu là tốt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán sẽ cho rằng những công ty có mức tăng trưởng cao, cổ phiếu mang lại mức thu nhập bên vững thì chỉ số p/b càng cao càng tốt. Ngược lại nếu như công ty đó nhìn về chất lượng nhiều hơn thì chỉ số có thể không cần phải quá cao.
Nhưng nếu như bạn là một nhà đầu tư vừa mới tham gia vào thị trường chứng khoán và chỉ phán đoán cổ phiếu thông qua chỉ số p/b thì lời khuyên của chúng tôi là các bạn nên đầu tư vào những doanh nghiệp có chỉ số p/b nhỏ hơn. Như vậy, mức độ rủi ro có thể được giảm xuống khi công ty gặp phải biến động bất thường. Bởi vì, những công ty đang có chỉ số p/b thấp là những công ty có chất lượng, khả năng xoay sở khi gặp biến cố sẽ nhanh nhạy hơn rất nhiều.
Chỉ số p/b bao nhiêu là tốt?
Bên cạnh đó, nếu như một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh chỉ ở mức trung bình, mức tăng trưởng năm thua lỗ, nếu như chỉ số p/b ở mức cao thì đó không phải là sự lựa chọn tốt nên các nhà đầu tư cần tránh xa.
Ví dụ về chỉ số p/b:
Vào 03/5/2022 giá cổ phiếu của công ty A là 90.500 VNĐ/cổ phiếu. Giá trị ghi sổ là 14,999 VNĐ/cổ phiếu.
Như vậy: Chỉ số p/b = Giá cổ phiếu / giá trị ghi sổ = 90.500/14.990 = 6.04
Nhìn vào chỉ số chúng ta có thể thấy cổ phiếu công ty a đang có tốc độ tăng trưởng lớn, nhà đầu tư kỳ vọng rất nhiều về nó. Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 6 đồng để có thể sở hữu 1 đồng vốn của cổ phiếu này.
>> Xem thêm: ROA là gì?
Ưu nhược điểm của chỉ số P/B
Chỉ số p/b là một trong những chỉ số đang được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng để có thể đánh giá đúng về cổ phiếu. Vậy chỉ số này có ưu điểm gì? Tồn tại những nhược điểm gì? Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi ngay lập tức:
Ưu điểm
Chỉ số p/b ở mức độ ổn định hơn hẳn so với các chỉ số nên trong điều kiện có mức biến động khó lường, khó quan sát và đánh giá thì chỉ số sẽ có hiệu quả hơn hẳn.
Các chỉ số p/b luôn luôn dương (+) nên chỉ số này có thể dùng để định giá đối với những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.
Chỉ số p/b hiện hữu nhất khi sử dụng để định giá những doanh nghiệp có tài sản với khoản thanh khoản cao như các công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty đầu tư.
Ưu nhược điểm của chỉ số p/b
Hạn chế của chỉ số P/B
Chỉ số p/b chỉ tính đến giá trị tài sản hữu hình mà bỏ qua các giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp như, thương hiệu, tài sản trí tuệ, phát minh sáng chế, mà chính những giá trị tài sản vô hình này mới là yếu tố quan trọng làm gia tăng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, từ đó làm tăng giá cổ phiếu.
Ngoài ra, giá trị ghi sổ của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Giá trị ghi sổ này còn có thể là giá trị cách đây mấy năm. Ví dụ, mảnh đất của công ty sử dụng từ ba năm trước rất có thể hiện nay nó đã tăng giá lên hàng chục lần. Chính vì vậy mà nếu các nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số p/b mà đã có kết luận về cổ phiếu của một công ty là điều hoàn toàn không chính xác.
Mối quan hệ giữa chỉ số P/B và chỉ số ROE
Theo đánh giá của các chuyên gia thì yếu tố lợi nhuận có sức ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số p/b đó chính là ROE - tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROE càng lớn, chỉ số p/b càng cao.
Chính vì vậy, trong quá trình đầu tư những nhà đầu tư sẽ thường dành sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp có chỉ số ROE cao và chỉ số p/b thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành. Bởi vì, nhà đầu tư cho rằng những công ty này đang bị định giá thấp và họ có thể tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới thông qua các cổ phiếu của công ty.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết, bạn đã có những cái nhìn tổng quan và chi tiết về chỉ số p/b là gì? Cũng như những vấn đề liên quan về chỉ số này. FTV hy vọng rằng, với nội dung chi tiết của bài viết này đã giúp các bạn có thêm một công cụ hữu ích để định giá công ty, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Chúc các bạn thành công !
Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV - Chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu VN
Thị trường chứng khoán trong năm 2022 vẫn được đánh giá là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều yếu tố tại Việt Nam. Nếu bạn muốn bắt đầu ngay với chứng khoán mà chưa có chút kiến thức nào hay chưa có kinh nghiệm gì thì có thể liên hệ ngay với Công ty CP Đầu tư và Công nghệ FTV chúng tôi, tại đây các bạn sẽ được tư vấn về cách đầu tư hiệu quả, cách phòng ngừa rủi ro.
Liên hệ với FTV, các bạn sẽ được chúng tôi cập nhật những thông tin mới nhất về mọi biến động của thị trường thông qua các số liệu thống kê và phân tích. Ngoài ra, các bạn sẽ được cung cấp hoàn toàn miễn phí các loại tài liệu tham khảo như thống kê thị trường, biểu đồ và cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.
Nếu còn thắc mắc và muốn biết thêm các thông tin chi tiết về chỉ số P/B là gì, vui lòng liên hệ ngay với FTV qua số Hotline 0983 668 883 hoặc truy cập vào trang web ftv.com.vn để được tư vấn nhanh chóng nhất từ các chuyên gia.