VNINDEX1190.22 (15.25 1.3%)708,578,793 CP 15,965.52 Tỷ 273 217 74HNXINDEX225.31 (3.98 1.8%)78,659,898 CP 1,511.07 Tỷ 141 137 47VN301206.64 (12.79 1.07%)244,143,276 CP 6,920.30 Tỷ 23 4 3HNX30481.21 (12.42 2.66%)56,505,700 CP 1,220.36 Tỷ 28 2

Bản vị vàng là gì? Vì sao chế độ bản vị vàng sụp đổ

Bản vị vàng hay kim bản vị là hệ thống tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn ấn định bởi hàm lượng vàng. Dựa theo chế độ bản vị vàng thì tổ chức phát hành tiền mặt (có thể dưới dạng tiền giấy hoặc tiền kim loại) cam kết nhận lại tiền mặt và thanh toán vàng nếu như có nhu cầu. Các chính phủ dùng thước đo giá trị cố định chấp nhận việc thanh toán vàng bằng tiền mặt của chính phủ nước ngoài có mối quan hệ tiền tệ cố định (tiền mặt lưu thông hay tỷ giá hối đoái,..). Để hiểu rõ hơn về bản vị vàng, những ưu nhược điểm cũng như sự sụp đổ của nó, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Chế độ bản vị vàng là gì?

Bản vị vàng là gì?Bản vị vàng là gì?

Bản vị vàng (tên gọi tiếng anh là Gold Standard) là hệ thống tiền tệ mà trong đó giá trị tiền tệ của một quốc gia được xác định dựa trên một số lượng vàng nhất định. Trong chế độ bản vị vàng, những quốc gia đã đồng ý đổi tiền giấy thành một lượng vàng cố định. Những quốc gia sử dụng bản vị vàng đều sẽ đặt ra một mức giá cố định cho vàng và thực hiện mua bán vàng ở mức giá cố định đó. Mức giá cố định sẽ được dùng để xác định giá trị của tiền tệ. 

Chế độ bản vị vàng còn có tên gọi khác là chế độ bản vị tiền vàng, kim bản vị. Tuy nhiên, hiện nay, không có một quốc gia nào sử dụng hệ thống bản vị vàng. Anh đã ngừng sử dụng chế độ bản vị vàng vào năm 1931, Mỹ cũng ngừng sử dụng theo vào năm 1933 và từ bỏ tàn dư của hệ thống bản vị vàng vào năm 1973. Bản vị vàng đã được thay thế hoàn toàn bằng tiền pháp định (hay Fiat Money). Đây là loại tiền tệ do chính phủ của một quốc gia phát hành, quy định cũng như công nhận hợp pháp trong quốc gia đó. Ví dụ, tiền pháp định của Việt Nam chính là Việt Nam đồng (viết tắt VND), tiền pháp định của Mỹ là USD (đồng đô la) hay của Anh là bảng Anh (viết tắt GBP)...

Đặc điểm của chế độ bản vị vàng

  • Tiền giấy sẽ được chuyển đổi thành vàng với tỷ giá cố định. Điều này có nghĩa là giá trị của tiền giấy sẽ được đảm bảo với giá trị của vàng.
  • Trong bản vị vàng, lạm phát vẫn có thể xảy ra nếu giá cả hàng hóa tăng, tốc độ sản xuất vàng lớn hơn so với tốc độ sản xuất hàng hóa và dịch vụ khiến cho cung tiền tăng nhanh hơn so với lượng vàng thực tế.
  • Mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về quy đổi giá trị đồng nội tệ của mình thành vàng.
  • Không hạn chế việc mua bán vàng theo giá quy định.
  • Các quốc gia được tự do xuất khẩu và nhập khẩu cũng như trao đổi vàng với nhau.
  • Tiền xu được phát hành bởi ngân hàng trung ương sẽ được hỗ trợ bằng vàng.

>> Tham khảo: Bơm tiền là gì?

Các quy tắc của chế độ bản vị vàng

Các quy tắc của bản vị vàng

Các quy tắc của bản vị vàng

  • Các quốc gia thực hiện ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng, không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã qui định.
  • Xuất nhập khẩu vàng ở các quốc gia được tự do hoạt động.
  • Tiền phát hành bởi ngân hàng trung ương được bảo đảm 100% bằng vàng.

Ưu và nhược điểm của chế độ bản vị vàng

Ưu điểm 

  • Ưu điểm của bản vị vàng là hạn chế quyền lực của các chính phủ hay ngân hàng trong việc gây nên lạm phát giá cả bằng việc phát hành quá nhiều tiền giấy mặc dù bằng chứng cho rằng ngay cả trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các cơ quan quản lý tiền tệ đã không thực hiện hợp đồng cung ứng tiền khi quốc gia có dòng chảy vàng.
  • Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cố định dựa theo bản vị vàng sẽ làm giảm rủi ro biến động giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu giữa các nước và thúc đẩy thương mại quốc tế.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm thì bản vị vàng cũng có những hạn chế sau:

  • Lượng cung tiền của một quốc gia phụ thuộc vào lượng vàng di chuyển vào hay ra khỏi quốc gia đó và cung tiền của những quốc gia sử dụng hệ thống bản vị vàng phụ thuộc vào tốc độ khai thác vàng. Những quốc gia khan hiếm vàng sẽ bị hạn chế về nguồn cung vàng, điều này có thể làm kìm hãm sự phát triển kinh tế.
  • Chế độ bản vị vàng có thể sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa các nước tham gia. Những nước sản xuất vàng sẽ có lợi thế hơn so với những nước không sản xuất kim loại quý.
  • Theo ý kiến của một số nhà kinh tế, bản vị vàng cũng có thể tác động đến sự suy thoái kinh tế vì nó làm cản trở khả năng tăng cung tiền của chính phủ – một công cụ mà đa số ngân hàng trung ương sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Phương thức sử dụng 100% vàng để lưu thông trong kinh tế, không sử dụng tiền giấy hay tiền kim loại có thể chống lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy rất khó để thực hiện chính sách này bởi vì lượng vàng là hữu hạn và trữ lượng vàng của Trái đất dần cạn kiệt. Như vậy, sẽ không thể đảm bảo cho hoạt động kinh tế trên toàn cầu.

>> Tham khảo: Trái tức là gì?

Lịch sử và sự sụp đổ của bản vị vàng

Lịch sử và sự sụp đổ của bản vị vàngLịch sử và sự sụp đổ của bản vị vàng

Lịch sử sụp đổ của bản vị vàng được trải qua những sự kiện sau:

Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 và thứ 2

  • Năm 1821, Vương quốc Anh là quốc gia tiên phong sử dụng chế độ bản vị vàng và lan rộng ra những nước châu Âu. Mỹ được cho là quốc gia sử dụng chế độ bản vị vàng muộn nhất. 
  • Năm 1874, chế độ này dần trở nên phổ biến và hưng thịnh trên toàn quốc. Giá vàng luôn được giữ ở mức ổn định. Những nước áp dụng bản vị vàng đã có sự phối hợp giao thương với nhau rất tốt. 
  • Năm 1914 – 1944: Sau khi trải qua cuộc chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2, các quốc gia rất cần tiền mặt để có thể khôi phục nền kinh tế. Trong khi đó vàng càng ngày càng khan hiếm, lượng tiền in ra không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Mặc dù ở thời kỳ này bản vị vàng chưa bị phá bỏ nhưng nó đã dần suy thoái, không còn phù hợp nữa.

Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

  • Cả hai thế chiến thì Mỹ là nước là được hưởng lợi nhiều nhất. Lúc này, Mỹ chiếm đến ¾ trữ lượng vàng trên toàn cầu, ¼ còn lại chia đều cho cả thế giới. Sau chiến tranh, châu Âu gần như không còn gì. Lúc này, Mỹ có rất nhiều vàng nên được phép in rất nhiều tiền đô la. Vì vậy, Mỹ đã cho những nước châu Âu vay tiền để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. 
  • Năm 1944: Các cường quốc thuộc phe chính yếu gồm Mỹ, Anh, Pháp đã họp lại để đưa ra hệ thống tiền tệ mới Bretton Woods gọi là “bản vị Đô la”. Các đồng tiền trên thế giới sẽ được bảo trợ bởi đồng đô la và đô la sẽ được bảo trợ bởi vàng. Khi đó, đồng USD được neo theo vàng với giá trị là 35 USD = 1 ounce. 
  • Do nhu cầu về đồng USD ngày càng tăng, Mỹ đã in rất nhiều tiền,  không có tỷ lệ vàng dự trữ được thiết lập. Việc in tiền vô tội vạ như vậy đã khiến cho châu Âu cảm thấy không ổn. Vì vậy, nhiều nước châu Âu đã bán đô la để mua lại vàng. Lúc này, Mỹ đã phải đổi 50% lượng vàng hiện có và tiền gửi về Mỹ để đổi sang vàng gấp 12 lần so với số vàng Mỹ hiện có. 
  • Năm 1971: Tổng thống Mỹ Nixon bãi bỏ Bản vị vàng khỏi đồng đô la. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị cố định của đồng đô la sẽ bị gỡ bỏ và cho phép nó thả nổi trên thị trường. Hệ quả là ngay lập tức khiến đồng USD bị mất giá. 
  • Năm 1973: Bản vị vàng chính thức bị sụp đổ trên toàn thế giới.

Vì sao chế độ bản vị vàng sụp đổ?

Vào năm 1913, Quốc hội thành lập Cục Dự trữ Liên bang nhằm ổn định giá trị vàng và tiền tệ tại Hoa Kỳ. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, Mỹ và các nước Châu Âu đã tạm dừng chế độ bản vị vàng để họ có thể in đủ số tiền chi trả cho chi phí quân sự của mình. Các quốc gia cũng nhận ra việc ràng buộc tiền tệ với vàng là điều không cần thiết và nó có thể gây hại cho sự phát triển đối với nền kinh tế thế giới. Những bản vị vàng hối đoái gây ra tình trạng giảm phát và thất nghiệp tràn lan ở nền kinh tế thế giới. Vì vậy, các nước bắt đầu rời bản vị vàng hàng loạt vào những năm 1930 khi mà cuộc Đại suy thoái đạt đến đỉnh điểm. Mỹ cuối cùng cũng đã từ bỏ chế độ bản vị vàng hoàn toàn vào năm 1933.

Như vậy, chế độ bản vị vàng đã hoàn toàn sụp đổ và nó được thay thế bởi chế độ tiền pháp định từ năm 1933. Hiện nay, không có một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng.

>> Tham khảo: Phá sản vì chơi chứng khoán - 13 sai lầm lớn và giải pháp

Tiền pháp định đã thay thế cho bản vị vàng

Tiền pháp định – Sự thay thế bản vị vàngTiền pháp định – Sự thay thế bản vị vàng

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều đã bỏ bản vị vàng và thay thế bằng tiền pháp định. Tiền pháp định được xem là đồng tiền riêng của một quốc gia và người dân quốc gia đó sẽ đóng thuế, mua bán cũng như giao dịch bằng đồng tiền đó. Ngân hàng Trung ương có quyền in ấn thêm tiền mà không cần vàng để có thể đảm bảo. Việc này đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ in thêm nhiều tiền giấy trong khi lượng vàng ngày càng trở nên ít đi. Chính điều này đã làm cho giá vàng ngày càng đẩy giá lên cao. 

Ví dụ: năm 1973, với 35 USD có thể mua được một ounce vàng. Năm 1980, một ounce vàng có giá là 668 USD sau 7 năm phá vỡ bản vị vàng. Vào năm 2011, 1 ounce vàng có giá là 1.783 USD. 

Dù các Chính phủ được phép in tiền thoải mái nhưng cũng không in tiền một cách vô tội vạ. Bởi vì điều này sẽ khiến lạm phát gia tăng và gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Số tiền được in sẽ dựa vào tình hình kinh tế của mỗi chính phủ. 

Kết luận

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu thêm về bản vị vàng là gì cũng như ưu nhược điểm của nó. Và bạn đã có lời giải về việc sụp đổ của chế độ bản vị vàng. Hy vọng những thông tin đó sẽ đã mang đến cho bạn kiến thức thú vị và bổ ích. Hãy tiếp tục ghé thăm FTV để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé. 

FTV – Tự hào là đơn vị chuyên tư vấn về lĩnh vực đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

FTV mang phương châm: “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì thế, chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng để nâng cao tính chuyên nghiệp, sự sáng tạo cùng đạo đức trên thị trường chứng khoán nhằm tạo ra khác biệt về năng lực và công nghệ. Từ đó, mang đến cho khách hàng dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về bản vị vàng là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.



GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận