VNINDEX1240.47 (0.06 0%)109,459,198 CP 2,471.54 Tỷ 139 67 172HNXINDEX224.44 (-0.18 -0.08%)14,143,100 CP 223.73 Tỷ 51 44 61VN301298.04 (0.23 0.02%)28,422,107 CP 946.86 Tỷ 11 6 13HNX30476.92 (-0.88 -0.18%)6,030,000 CP 143.11 Tỷ 8 6 15

Tiền pháp định là gì? Ưu điểm, nhược điểm của tiền pháp định

Sự ra đời và phát triển của tiền pháp định đã góp một phần quan trọng trong việc giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiều cho chính phủ của các quốc gia trong việc quản lý hệ thống tiền tệ và hỗ trợ gián tiếp cho người dân về nhiều mặt trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, thực chất vẫn chứa đựng những giới hạn đối với các loại tiền pháp định và nó có tác động nghiêm trọng đối với hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, chắc hẳn hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Bài viết sau của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định là gì?Tiền pháp định là gì?

Tiền pháp định (tiếng Anh là Fiat) còn có tên gọi khác là tiền định danh. Đây được xem là đồng tiền được phát hành chính thức bởi Nhà nước. Bản thân của loại tiền này không có giá trị ngược lại, giá trị của nó được gán bởi Chính phủ của mỗi một quốc gia. Đồng thời, giá trị này cũng sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu khác nhau, làm cho nó mất giá hoặc có giá hơn tùy vào từng thời điểm.

Các loại tiền tệ được lưu hành phổ biến hiện nay trên thị trường đều là tiền pháp định. Ví dụ, tại Việt Nam là Việt Nam Đồng (viết tắt VND), tại Mỹ là đồng Đô La Mỹ (viết tắt USD),… Đây là phương tiện giao dịch chính trên thị trường hiện tại. Tiền pháp định được phát hành ở 2 hình thức chính là tiền giấy hoặc đồng xu. Trong đó, đồng xu thường sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây hơn. 

Loại tiền này xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc khoảng những năm 1.000 sau Công nguyên. Sau đó, đồng tiền này được sử dụng phố biến cùng với tiền hàng hóa (đây là loại tiền lấy hàng hóa – thường là các kim loại quý như bạc, vàng,… để làm phương tiện trao đổi).

Tuy nhiên, hiện tại với sự nổi lên của loại tiền điện tử, nhiều quốc gia đã kết hợp 2 loại tiền này với nhau để phát hành tiền điện tử pháp định. Đây được xem là loại hình tiền được phát hành bởi Nhà nước tương tự tiền pháp định nhưng chỉ tồn tại dưới dạng điện tử chứ không phải dưới dạng vật lý. Trung Quốc cũng là quốc gia tiên phong trong việc phát hành loại tiền này với e-CNY.

Lịch sử hình thành tiền pháp định

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới lưu hành tiền pháp định. Nó ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 10, chủ yếu ở triều đại Nguyên, Đường, Tống và Minh. Vào thời nhà Đường (tồn tại từ năm 618 – 907), nhu cầu tiền kim loại quý vượt quá so với nguồn cung sẵn có. Do đó, người dân bắt đầu sử dụng tiền giấy như một văn bản thế chấp thay cho vàng hoặc bạc. 

Sự thiếu hụt về tiền xu trong những năm 1.000 đã buộc mọi người đổi từ tiền xu sang tiền giấy. Vào thời nhà Tống (tồn tại từ 960-1276), có một ngành kinh doanh bùng nổ ở Tứ Xuyên dẫn đến tình trạng thiếu tiền đồng. Những nhà phát hành bắt đầu sử dụng tiền giấy nhằm quy ước giá trị tiền thay thế cho tiền đồng. Tiền giấy lần đầu tiên trở thành một loại tiền hợp pháp vào thời nhà Nguyên (tồn tại từ 1276 – 1367).

>> Tham khảo: Chế độ bản vị vàng là gì?

Phân loại tiền pháp định

Phân loại tiền pháp địnhPhân loại tiền pháp định

Tiền pháp định ở mỗi quốc gia sẽ được quy định và phân thành loại riêng. Cụ thể thì tiền pháp định bao gồm:

  • Tại Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính là cơ quan duy nhất phát hành tiền pháp định, được sử dụng làm phương tiện thanh toán và không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam. Tại Việt Nam hiện nay, tiền giấy và tiền polymer được song song lưu hành.
  • Tại Mỹ: Tiền xu và tiền giấy (gồm tiền giấy của Cục dự trữ liên bang và giấy bạc lưu thông thuộc Ngân hàng dự trữ liên bang và ngân hàng quốc gia) là tiền pháp định đối với tất cả nghĩa vụ nợ nần, những khoản đóng góp công cộng, thuế và phí. 
  • Tại Vương quốc Anh: Tiền xu có mệnh giá 1 Bảng và 2 Bảng được xem là tiền pháp định với số lượng không hạn chế trên khắp các lãnh thổ. Tiền giấy cũng được lưu hành tại khắp đất nước.
  • Tại Thụy Sĩ: Đồng Franc Thụy Sĩ được xem là loại tiền pháp định duy nhất. Theo đó, những khoản thanh toán gồm tối đa 100 đồng xu Thụy Sĩ được xem là tiền pháp định, còn giấy bạc ngân hàng là tiền pháp định với một số lượng không hạn chế.
  • Khu vực Châu Âu (EU): Đồng xu và giấy bạc Euro được xem là tiền pháp định ở hầu hết những quốc gia của khu vực Châu Âu từ ngày 1/1/2002. 

Ưu và nhược điểm của tiền pháp định

Ưu và nhược điểm của tiền pháp địnhƯu và nhược điểm của tiền pháp định

Tính ổn định tương đối và dễ dàng kiểm soát là một trong những ưu điểm lớn nhất của tiền pháp định. Với loại tiền này, Nhà nước có thể dễ dàng quản lý nền kinh tế cũng như điều chỉnh nguồn cung phù hợp. Tuy nhiên, những nỗ lực này không phải lúc nào cũng đem lại thành công. Nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì chống chịu với những cú sốc kinh tế, đôi khi tiền pháp định còn khiến nó trở nên trầm trọng hơn nếu không kiểm soát tốt cung tiền.

Do đó, việc sử dụng loại tiền pháp định tồn tại cả ưu và nhược điểm. Đầu tiên là ưu điểm

Ưu điểm:

  • Tiền pháp định không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm hoặc cố định như vàng nên giúp cho ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tốt nguồn cung. 
  • Tiền pháp định giúp cho chính phủ và ngân hàng trung ương quản lý tốt những yếu tố kinh tế liên quan như cung tín dụng, lãi suất hay thanh khoản... để từ đó ứng phó linh hoạt trước những sự kiện tài chính hay khủng hoảng kinh tế.
  • Tiền pháp định mang tính thương mại quốc tế khi nó được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới
  • Tiền pháp định rất thuận tiện và không phụ thuộc vào dự trữ vàng. 

Nhược điểm

  • Nếu không kiểm soát tốt nguồn cung và in quá nhiều có thể gây ra lạm phát. Ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này tình huống tại Zimbabwe vào những năm 2000. Để giải quyết những vấn đề trong xã hội và nền kinh tế, Chính phủ nước này đã in một số lượng tiền lớn để phát hành với công chúng. Kết quả là đồng tiền quốc gia tại đây bị mất giá nghiêm trọng. Lạm phát của đất nước này vào khoảng 230 – 500 tỷ phần trăm trong năm 2008.
  • Do nguồn cung là vô hạn nên có thể làm tổn hại đến giá trị đồng tiền hoặc tạo ra bong bóng tiền tệ.
  •  Do gắn liền với Chính phủ nên khi Nhà nước gặp vấn đề thì đồng tiền cũng sụp đổ theo. Ngoài ra, do nó được kiểm soát bởi Nhà nước nên cũng có phần thiếu minh bạch, dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người.

Nguyên tắc hoạt động của tiền pháp định

Nguyên tắc hoạt động của tiền pháp định

Nguyên tắc hoạt động của tiền pháp định

Đối với loại tiền pháp định, chính phủ có thể trực tiếp tác động tới giá trị của tiền và gắn tiền pháp định vào những điều kiện kinh tế. Giá trị của tiền pháp định chỉ có thể tồn tại khi chính phủ duy trì giá trị đó hoặc do hai bên giao dịch đồng ý về giá trị của nó.

Tại một số quốc gia, chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ có quyền kiểm soát hệ thống tiền tệ và đưa ra những chính sách tiền tệ hoặc áp dụng những công cụ liên quan khi các sự kiện về tài chính và khủng hoảng xảy ra.

Tiền pháp định ở Việt Nam hoặc một quốc gia bất kỳ có nguy cơ mất giá do lạm phát hoặc trở nên vô giá trị nếu như tình trạng siêu lạm phát xảy ra ở quốc gia đó bởi tiền pháp định không dựa vào nguồn dự trữ vật chất như dự trữ vàng hoặc bạc quốc gia

Khi người dân của một quốc gia mất đi niềm tin vào tiền tệ của quốc gia đó thì lúc này tiền pháp định của quốc gia này không còn giữ được giá trị. Đây chính là điểm khác biệt giữa tiền pháp định với tiền tệ bản vị vàng. Cụ thể:

  • Tiền pháp định có thể sẽ không được chuyển đổi, thay đổi hoặc quy đổi sang bất kỳ thứ gì khác. Chính phủ tác động trực tiếp đến giá trị của tiền cũng như quản lý hệ thống tiền tệ để ứng phó khi gặp khủng hoảng tài chính xảy ra như áp dụng chính sách tiền tệ (có thể nới lỏng hoặc thắt chặt)...
  • Tiền tệ bản vị vàng cho phép chuyển đổi từ tiền giấy thành vàng. Theo đó, tất cả tiền giấy được bảo đảm bằng một lượng vàng hữu hạn được chính phủ nắm giữ. Khi hệ thống tiền dựa vào hàng hóa, chính phủ và ngân hàng chỉ có thể đưa thêm tiền vào kinh tế nếu như họ nắm một lượng vàng dự trữ bằng về giá trị. Vì vậy, hệ thống tiền tệ bản vị vàng sẽ làm hạn chế khả năng in tiền và quản lý giá trị tiền tệ của chính phủ. 

Giá trị của tiền pháp định

Giá trị của tiền pháp định được dựa trên khả năng sử dụng. Tiền pháp định có thể được sử dụng và có giá trị bởi nó dựa trên mối quan hệ tin cậy giữa người phát hành, nắm giữ và người nhận sử dụng chúng.

Nếu niềm tin vào giá trị của đồng tiền mất đi, nó sẽ mất đi nhu cầu và dẫn đến sự sụt giảm giá trị. Sự tin tưởng đến từ việc có nhiều người trên thế giới tin rằng nó đáng giá. Giá trị của đồng tiền không giống như những loại tài sản khác như kim loại quý hay một mặt hàng nào đó.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tiền pháp định. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã hiểu về đồng tiền pháp định là gì cũng như ưu và nhược điểm của loại tiền này.  Để cập nhật thêm những kiến thức về tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm FTV thường xuyên nhé!

Với phương châm: TÂM – TÍN – TIN – TRÍ – TRỊ, FTV luôn cố gắng học hỏi và phục vụ Khách hàng theo cách tốt nhất để “CÙNG NHAU KIẾN TẠO TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN!“.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về tiền pháp định là gì? hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận