VNINDEX1227.83 (11.29 0.93%)482,145,184 CP 12,178.90 Tỷ 262 77 106HNXINDEX221.37 (0.08 0.04%)31,663,135 CP 562.78 Tỷ 61 56 39VN301285.33 (13.6 1.07%)228,523,292 CP 7,462.15 Tỷ 25 3 2HNX30468.89 (1.56 0.33%)13,899,200 CP 314.15 Tỷ 17 10 3

Bơm tiền là gì? Mục đích của việc bơm tiền vào nền kinh tế

Bơm tiền tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phân bổ nguồn tiền, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế. Tại Việt Nam, để đảm bảo ổn định nền kinh tế, ổn định xã hội và tạo tiền đề cho kinh tế hồi phục sau dịch bệnh, Nhà nước đã thực hiện nhiều đợt bơm tiền vào nền kinh tế. Vậy bơm tiền là gì? Hãy cùng FTV tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Bơm tiền là gì?

Bơm tiền là gì?Bơm tiền là gì?

Bơm tiền là việc Ngân hàng trung ương bơm tiền vào thị trường làm cho lượng tiền lưu hành tăng. 

Chính sách này sẽ được áp dụng khi mà nền kinh tế đang suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Ngân hàng trung ương sẽ tiến hành bơm tiền vào nền kinh tế. Mức cung tiền tăng lên làm cho mức lãi suất giảm. Tức là bạn có thể vay tiền ở ngân hàng dễ dàng hơn với một mức lãi suất thấp. Điều này kích thích những khoản vay cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó sẽ thúc đẩy mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 

Để mở rộng cung tiền thì Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng 1 trong 3 cách sau đây:

  • Mua chứng khoán ở trên thị trường mở
  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Giảm mức lãi suất chiết khấu

Hoặc có thể thực hiện đồng thời những biện pháp trên. 

Mục đích của bơm tiền vào nền kinh tế

Mục tiêu của bơm tiềnMục tiêu của bơm tiền

Mục tiêu của nhà nước bơm tiền nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân và kiểm soát được tình trạng lạm phát, ổn định, phát triển nền kinh tế bền vững.

Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu quan trọng nhất của bơm tiền ra thị trường là tăng trưởng kinh tế. Dựa vào sự điều chỉnh của khối lượng cung tiền đối với nền kinh tế thì chính sách này đã có sự tác động đến lãi suất và tổng cầu. Từ đó giúp thúc đẩy các hoạt động đầu tư, tăng sản lượng chung, tăng GDP. Đồng thời, đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy được sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Bơm tiền làm tăng nguồn cung tiền giúp mở rộng được quy mô nền kinh tế và những doanh nghiệp mở rộng sản xuất sẽ cần phải có nhiều nhân công hơn, từ đó tạo ra được nhiều việc làm dành cho người dân và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy vậy, những việc tăng nguồn cung tiền cũng sẽ đi kèm với việc chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định.

Vì thế Ngân hàng Nhà nước cần phải vận dụng kết hợp hiệu quả các công cụ tiền tệ để có thể kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp không được vượt quá mức cho phép. Đồng thời cũng đưa nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng, có thể khống chế được tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép.

Ổn định giá cả trên thị trường

Việc ổn định giá cả trong kinh tế vĩ mô sẽ loại bỏ được sự biến động về giá, giúp Nhà nước hoạch định hiệu quả nhiều mục tiêu phát triển kinh tế. Giá cả ổn định sẽ hình thành  nên môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Từ đó hấp dẫn thêm nhiều nhà đầu tư và thu hút thêm nguồn vốn vào trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. 

Kiểm soát tình trạng lạm phát

Bơm tiền và lạm phát có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lạm phát sẽ được hiểu đơn giản là mức giá hàng hóa chung sẽ gia tăng cao và đồng tiền bị giảm giá trị. Việc này sẽ gây khó khăn trong hoạt động trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế. Khi đó thì ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ của hoạt động nhằm mục đích bình ổn giá cả hàng hóa và giá trị đồng tiền, kiểm soát được tình trạng lạm phát.

Công cụ của bơm tiền

Công cụ của bơm tiềnCông cụ của bơm tiền

Bơm tiền sẽ sử dụng một số công cụ như lãi suất chiết khấu, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ giá hối đoái, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn nhằm mục đích điều chỉnh được mức cung tiền cho nền kinh tế.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính là một tỷ lệ về lượng tiền cần phải giữ lại so với lượng tiền gửi huy động theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và số tiền này phải được gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, để điều chỉnh được mức cung tiền đối với nền kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ gây tác động đến tỷ lệ này. Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì nguồn cung tiền sẽ tăng.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái chính là một sự tương quan về sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, nó gây tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ và dự trữ ngoại tệ. Về bản chất thì đây không phải công cụ của hoạt động bơm tiền bởi nó không tác động đến sự thay đổi lượng cung tiền. Tuy nhiên, nó lại chính là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách của nhà nước.

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái sẽ được Ngân hàng Nhà nước thực hiện khi mà muốn điều chỉnh lượng cung tiền bằng ngoại tệ ở trong nền kinh tế:

Để tăng cung tiền bằng ngoại tệ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái bằng cách mua vào những giấy tờ có giá của những Ngân hàng Thương mại ở trên thị trường mở bằng ngoại tệ. 

Lãi suất chiết khấu

Là mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước cho những Ngân hàng thương mại vay đối với những khoản vay đáp ứng được về nhu cầu tiền mặt bất thường. Điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu sẽ làm cho lượng tiền cơ sở thay đổi và nguồn cung tiền cũng thay đổi theo. 

Các Ngân hàng thương mại cần phải dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt bất thường của những khách hàng. Nếu như khoản dự trữ này không có đủ thì Ngân hàng thương mại sẽ vay từ Ngân hàng Nhà nước với một mức lãi suất chiết khấu. 

>> Tham khảo: Lãi suất OMO là gì? Cách bơm tiền qua thị trường mở OMO

Hạn mức tín dụng

Đây là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Nhà nước đã quy định dành cho Ngân hàng thương mại cần phải có khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh về hạn mức tín dụng tăng thì nguồn cung tiền tăng. Nguồn tiền được bơm vào nền kinh tế.

Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở chính là việc mà Ngân hàng Nhà nước tiến hành mua những loại chứng khoán trên thị trường mở. Việc này đã gây tác động đến lượng dự trữ của Ngân hàng thương mại và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cung ứng tín dụng của họ ra ngoài thị trường, từ đó sẽ điều chỉnh lượng cung tiền. 

Nếu như Ngân hàng Nhà nước mua chứng khoán ở trên thị trường mở thì các Ngân hàng thương mại sẽ có thêm được khoản tiền dự trữ và lượng tiền cũng được bơm cho nền kinh tế cũng tăng. 

Tái cấp vốn

Tái cấp vốn là việc mà Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho Ngân hàng thương mại thông qua các hoạt động mua bán giấy tờ có giá, từ đó cung cấp một nguồn vốn trong ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho Ngân hàng thương mại. Từ đó thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã gia tăng lượng tiền bơm vào cho nền kinh tế.

>> Tham khảo: Hiện tượng thiên nga đen trong thị trường tài chính là gì?

Bơm tiền có vai trò gì với nền kinh tế Việt Nam?

Bơm tiền có vai trò gì với nền kinh tế Việt Nam?Bơm tiền có vai trò gì với nền kinh tế Việt Nam?

Việc chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Thông qua chính sách này thì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hệ thống tiền tệ. 

Qua đó thực hiện được những mục tiêu như kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bình ổn giá và ổn định sức mua của đồng tiền, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hoạt động của toàn bộ Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng trên toàn quốc.

Ví dụ: Dịch bệnh covid 19 gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện bơm tiền để ổn định tình hình kinh tế. Tiêu biểu nhất là việc cắt giảm lãi suất, nhờ đó mà giảm gánh nặng tài chính và đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển trong tình hình dịch bệnh. Cũng trong tình cảnh khó khăn của dịch bệnh thì tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện bơm tiền cho Ngân hàng chính sách xã hội. Qua đó mà người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc cho người lao động. Ngoài ra, thì chính phủ Việt Nam còn hỗ trợ tiền cho những người dân trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về định nghĩa, công cụ, mục tiêu và vai trò của bơm tiền. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ về bơm tiền là gì và việc thực hiện chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trong tình hình hiện nay. Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về bơm tiền hoặc cần hỗ trợ đầu tư chứng khoán và hàng hóa hãy liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

FTV – Tự hào là đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín trên thị trường hiện nay.

Phương châm hoạt động của FTV: “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì thế mà chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để có thể nâng cao được tính chuyên nghiệp, sự sáng tạo và đạo đức trên thị trường chứng khoán nhằm tạo ra được những khác biệt về năng lực và công nghệ. Từ đó, mang đến cho khách hàng những dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất.

 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận