VNINDEX1290.18 (7.02 0.55%)1,012,175,340 CP 25,868.69 Tỷ 258 148 215HNXINDEX243.92 (0.53 0.22%)86,507,700 CP 1,855.98 Tỷ 81 234 93VN301302.55 (13.78 1.07%)336,980,786 CP 11,682.36 Tỷ 18 4 8HNX30538.3 (2.05 0.38%)62,049,100 CP 1,548.11 Tỷ 14 5 11

Take Profit là gì? Chốt lời với lệnh Take Profit hiệu quả

Stop loss và Take Profit được xem là 2 khái niệm cơ bản mà bất kỳ một nhà đầu tư nào giao dịch chứng khoán cũng phải biết. Đây là 2 loại lệnh được dùng để cố định lời hoặc lỗ của một giao dịch mua hoặc giao dịch bán trên thị trường. Mặc dù nó rất quan trọng nhưng do không bắt buộc phải thiết lập lệnh Stop loss hoặc Take Profit trong khi đặt lệnh giao dịch nên rất nhiều nhà đầu tư xem nhẹ và không sử dụng 2 loại lệnh này dẫn đến thua lỗ khi thị trường đi ngược hướng kỳ vọng. Trong bài viết này, FTV sẽ giúp bạn hiểu rõ Take Profit là gì? Tầm quan trọng của đặt lệnh chốt lời và cách đặt lệnh Take Profit hiệu quả trong chứng khoán.

Take Profit là gì?

Take Profit là gì?Take Profit là gì?

Take Profit ( viết tắt TP) hay còn được gọi là lệnh chốt lời, đóng vai trò là lệnh bổ sung đi kèm với lệnh giao dịch chính của nhà đầu tư (nhưng không bắt buộc). Take profit được đặt tại mức giá mà nhà đầu tư dự đoán hành động giá sẽ chạm tới và phù hợp để có thể chốt lời.

Nếu thị trường đi đúng với hướng kỳ vọng và chạm vào điểm chốt lời thì lệnh giao dịch lúc này sẽ tự động đóng, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận như mong muốn. Ngược lại, nếu giá không đi đúng hướng kỳ vọng hoặc không chạm đến điểm đặt TP thì lệnh sẽ không được thực thi.

Thông thường các nhà đầu tư thường đặt  lệnh Take Profit tại những vùng tranh chấp giá quan trọng hay sẽ chốt lời dựa vào công cụ Fibonacci hoặc là đảm bảo tỷ lệ R:R. 

Ví dụ: Cặp tiền về EUR/CHF trên khung thời gian H4. 

Cặp tiền về EUR/CHF trên khung thời gian H4

Nhà đầu tư vào lệnh khi giá tạo một cú break-out giả, sau đó sẽ giảm mạnh phá vỡ vùng hỗ trợ. Lúc này điểm vào lệnh ở mức 1,07061 USD. Điểm cắt lỗ ở mức 1,0744 USD. Còn điểm chốt lời nhà đầu tư có thể dựa vào công cụ Fibonacci mở rộng hoặc là tuân thủ theo tỷ lệ R:R là 1:2 hoặc 1:3. 

Trong trường hợp này, 2 mức take profit có thể xem xét là 1,063 USD (tỷ lệ R:R tương ứng là 1:2) hoặc 1,05752 USD (tỷ lệ R:R là 1:3)

Lợi ích khi đặt Take Profit

Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ luôn xem việc đặt lệnh stop loss và take profit như là một “nguyên tắc giao dịch” bắt buộc cần phải có trong bất kỳ giao dịch nào. Muốn biết lý do là gì, các bạn hãy tham khảo những hiệu quả của lệnh Take Profit sau đây.

  • Giúp nhà đầu tư quản lý lệnh tự động

Khi đặt lệnh Take Profit, các nhà đầu tư sẽ không phải ngồi hàng giờ trước máy tính để theo dõi biểu đồ giá và canh đến khi lợi nhuận đạt được như kỳ vọng để đóng lệnh. Bởi công cụ take profit sẽ giúp nhà đầu tư chốt lời tự động, khi giá chạm đến điểm đã đặt lệnh thì nó sẽ tự động khớp. Khi đó, giao dịch của nhà đầu tư sẽ được thực thi ngay để thu lợi nhuận như kỳ vọng.

  • Hạn chế những rủi ro bởi ảnh hưởng tâm lý giao dịch

Đa số nhà đầu tư không muốn đặt lệnh Take Profit để thu được lợi nhuận cao hơn. Khi thị trường biến động theo đúng xu hướng và chạm đến mức lợi nhuận kỳ vọng nhưng nhiều nhà đầu tư sẽ không chốt lời luôn mà họ thường có tâm lý “chờ thêm” để có thể kiếm thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay sau đó thị trường nhanh chóng đảo chiều khiến nhà đầu tư “từ lãi sẽ chuyển thành lỗ”  và tiếc nuối biết trước rủi ro đã đóng lệnh sớm hơn.

Như các bạn đã thấy, khi giao dịch, nhà đầu tư thường bị chi phối bởi tâm lý sợ hãi, tiếc nuối hoặc tham vọng sẽ khiến nhà đầu tư không đủ tỉnh táo để đưa ra quyết định chính xác. Vì vậy, lệnh take profit chính là giải pháp giúp nhà đầu tư loại bỏ yếu tố tâm lý trong giao dịch, bởi vì các mức giá khớp lệnh, cắt lỗ và chốt lời đã được cài đặt trước đó.

  • Giúp nhà đầu tư quản lý vốn hiệu quả

Call Margin và Stop Out chính là nỗi sợ hãi của rất nhiều nhà đầu tư khi giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đây chính là hậu quả của việc vào lệnh một cách bừa bãi, không quản lý vốn tốt hay không cài đặt lệnh Stop Loss và Take Profit. Do đó, để giảm thiểu rủi ro tối đa cho bản thân, nhà đầu tư nên tính toán khối lượng giao dịch phù hợp, nhất định không được bỏ qua việc đặt cắt lỗ và chốt lời.

Dựa vào lệnh stop loss và take profit, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán được số tiền mà mình có thể mất đi hoặc thu về sau mỗi lần giao dịch. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nguồn vốn của mình và xây dựng các kế hoạch giao dịch hiệu quả.

Hướng dẫn đặt lệnh chốt lời Take Profit hiệu quả trong giao dịch chứng khoán

Hướng dẫn đặt Take Profit hiệu quả trong giao dịch chứng khoánHướng dẫn đặt Take Profit hiệu quả trong giao dịch chứng khoán

Ở mỗi giao dịch cụ thể, các bạn sẽ biết được mức lợi nhuận tiềm năng hoặc rủi ro mà giao dịch có thể mang lại. Tuy nhiên, cái bạn “biết” ở đây không tự nhiên mà có, cũng không phải việc bạn “chọn đại” một mức giá nào đó để có thể Take profit hay Stop loss được, mà tất cả đều phải phụ thuộc vào chiến lược hoặc kỹ thuật quản trị độ rủi ro mà các bạn đang sử dụng. Dưới đây là những cách đặt take profit bạn có thể tham khảo:

Đặt Take Profit dựa vào công cụ phân tích kỹ thuật

Các chiến lược hay hệ thống giao dịch của nhà đầu tư sẽ chỉ ra được các điểm chốt lời hiệu quả và thông thường đó là các tín hiệu tạo ra từ công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng trong chiến lược hoặc hệ thống giao dịch đó.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một vài công cụ phân tích cung cấp tín hiệu chốt lời hiệu quả trong chứng khoán.

Trong một xu hướng tăng hoặc giảm thì 2 đường trendline của kênh giá đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của xu hướng đó. Dựa vào các mức hỗ trợ và kháng cự này, nhà đầu tư không chỉ tìm ra điểm vào lệnh mang lại hiệu quả mà còn có thể xác định được điểm chốt lời tiềm năng.

Đối với chiến lược sử dụng kênh giá để xác định điểm vào lệnh và điểm chốt lời, bạn có thể thực hiện như sau:

    • Vào lệnh khi giá chạm vào đường trendline dưới ( còn gọi là đường hỗ trợ) và bắt đầu đi lên.
    • Kiểm tra khoảng cách từ đáy gần nhất đến đỉnh gần nhất trước đó, Take profit ở điểm cách điểm vào lệnh một đoạn bằng khoảng cách này. Các bạn có thể chốt lời theo cách này bởi vì, nếu lực của xu hướng ổn định thì tại nhịp tăng tiếp theo, giá sẽ tiếp tục tạo ra đỉnh mới với mức tăng tương tự.

Trong một xu hướng ngang (sideway), việc xác định vị trí chốt lời sẽ dễ dàng hơn. Đường trendline trên đóng vai trò là đường kháng cự, đường trendline với vai trò là một đường hỗ trợ của xu hướng sideway đó. Mức giá của Take profit sẽ trùng với mức giá của đường hỗ trợ nếu đó là lệnh Sell và trùng với đường kháng cự nếu đó là lệnh Buy.

  • Sử dụng mức Fibonacci Extension

Fibonacci Extension là một công cụ vô cùng hiệu quả trong việc xác định điểm chốt lời và được rất nhiều nhà đầu tư ưa thích sử dụng.

Trong chiến lược sử dụng mức Fibonacci Extension, bạn có thể chọn một trong những mức FE để đặt Take profit, trong đó những mức FE tiềm năng dao động từ 0.618 đến 1.618

  • Mô hình giá

Mô hình giá (chart pattern) là một trong những công cụ mạnh để xác định xu hướng thị trường và điểm vào lệnh hiệu quả của phương pháp phân tích hành động giá – price action.

Điều đặc biệt nữa là đa số các mô hình giá đều cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu chốt lời hiệu quả.

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số mô hình giá phổ biến trong phân tích kỹ thuật như mô hình giá Tam giác, Hai đỉnh, Hình chữ nhật, Vai – Đầu – Vai.

Ví dụ: mô hình giá Tam giác

Mô hình tam giác giảm

Mô hình tam giác giảm

Mô hình tam giác tăng

Với chiến lược giao dịch sử dụng mô hình giá tam giác, Take profit là điểm cách vị trí vào lệnh một đoạn bằng với chiều cao của tam giác. 

Ví dụ mô hình giá chữ nhật

Tương tự mô hình giá Tam giác, điểm Take profit tại mô hình giá chữ nhật là vị trí cách điểm vào lệnh một đoạn bằng với chiều cao của hình chữ nhật.

Đặt điểm Take profit theo kỹ thuật quản lý vốn hoặc quản trị rủi ro

Một trong số những cách đặt điểm Take profit theo phương pháp này là sử dụng tỷ lệ Risk:Reward (Tỷ lệ Rủi ro/ lợi nhuận).

Trong đó: Rủi ro được đo bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến Stop loss và lợi nhuận được đo bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm Take profit.

Nếu chiến lược giao dịch của bạn không cung cấp bất kỳ một tín hiệu chốt lời nào, chẳng hạn giao dịch với tin tức, thì các bạn có thể chọn một tỷ lệ Risk:Reward hợp lý, từ đó để xác định điểm Take profit.

Giả sử, lệnh của các bạn có Stop loss là 30 pips, các bạn kỳ vọng lệnh này có thể đạt được tỷ lệ Risk:Reward là tỷ lệ 1:2, thì các bạn sẽ đặt điểm Take profit là 60 pips.

Lưu ý: mặc dù bạn có thể sử dụng tỷ lệ Risk:Reward kỳ vọng để xác định điểm Take profit, nhưng nếu chiến lược của bạn có thể xác định được cả 2 yếu tố là lệnh Stop loss và Take profit, mà 2 yếu tố này lại tạo ra tỷ lệ Risk: Reward thấp, chẳng hạn là 1:0.8 thì các bạn không nên thực hiện giao dịch. Và tuyệt đối không nới Take profit để đạt được tỷ lệ Risk:Reward như kỳ vọng của bạn trong trường hợp này. 

Vì sao có các điểm Take Profit 1, 2, 3 và full Take Profit

Các mức Take Profit khác nhau thực tế chính là các Kịch bản giao dịch chứng khoán về sự biến động của Tỷ giá do chính nhà đầu tư tự xác định và vạch ra với kỳ vọng tỷ giá sẽ có biến động trong vùng đó.

Với các nhà đầu tư mới, thường họ sẽ thả rông vùng Take Profit và thậm chí là thả rông điểm Stop Loss luôn. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất với một nhà đầu tư khi họ sẵn sàng thua đủ với sàn.

Dưới đây là Hành trình tâm lý của một nhà đầu tư mới:

Điều này có nghĩa là họ sẽ gồng lãi với một con số nào đó mà họ không định hình. Khi cảm thấy đủ, không xác định là bao nhiêu pips và cũng không rõ lời bao nhiêu USD thì họ sẽ cut.

Khi mở biểu đồ, nếu lợi nhuận hiển thị bằng USD họ cảm thấy hợp thì lúc đó họ sẽ đóng lệnh. Nhưng đó là ở trường hợp lý tưởng, tỷ giá xuống là xuống luôn vài tháng, hoặc lên thì sẽ lên luôn vài tháng. Trường hợp ngược lại, Tỷ giá bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều, tâm lý của nhà đầu tư với lệnh Buy lúc này sẽ là: Nó sẽ lại lên. Thị trường tiếp tục giảm xuống, họ vẫn giữ suy nghĩ thị trường sẽ đi lên. Thị trường khi quay về điểm họ vào lệnh, họ vẫn tiếp tục nuôi hi vọng tỷ giá sẽ lên. Tỷ giá lại đi xuống, họ nghĩ âm một ít thôi, chưa là gì….Tỷ giá xuống và nhà đầu tư âm 50% tài khoản… chắc chắn nó sẽ lên tiếp thôi. Khi tỷ giá tiếp tục đi xuống và báo động gần cháy họ tiếp tục nạp tiền hold lệnh chờ nó lên….Cuối cùng, tỷ giá xuống luôn 4 năm liên tiếp vẫn chưa thấy quay đầu và tài khoản thì không còn đồng nào…Đó chính là hậu quả của việc nhà đầu tư không xác định những mục tiêu của tỷ giá để chốt lời.

Khi bạn xác định điểm Take Profit theo các mức điều đó có nghĩa là bạn đang rút dần ra khỏi thị trường. Cho tới khi Full Take Profit thì bạn đã thoát hoàn toàn khỏi thị trường mà không phải theo thị trường. Cần xác định các mức Take Profit để có thể tìm ra điểm thoát khỏi thị trường đúng lúc.

Ví dụ: Tỷ giá đi lên Take Profit 1 sau đó lên tiếp Take Profit 2. Khi tới Take Profit 2 sẽ xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều. Nhưng thoát luôn thì tiếc, giữ lại thì lại sợ nó quay về Entry và sẽ mất hết lợi nhuận.

Kết luận

Qua bài viết trên, FTV đã chia sẻ những kiến thức quan trọng về lệnh Take Profit – một trong hai lệnh quan trọng khi thiết lập những lệnh giao dịch mới. Mong rằng có thể giúp nhà đầu tư hiểu rõ take profit là gì, tầm quan trọng của đặt chốt lời và cách sử dụng take profit sao cho hiệu quả nhất. Từ đó, áp dụng lệnh thành công vào chiến lược giao dịch của bản thân để có thể tối ưu lợi nhuận.

FTV – tự hào là đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Phương châm của FTV: “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì vậy, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp và đạo đức tại thị trường chứng khoán nhằm tạo ra sự khác biệt về năng lực lẫn công nghệ. Từ đó mang đến cho khách hàng những dịch vụ an toàn và nhanh chóng.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về take profit là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận