Lệnh PLO là khái niệm không còn xa lại với những nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu tham gia tìm hiểu về thị trường thì có lẽ là thuật ngữ còn khá mới mẻ và cần được tìm hiểu để có thể nhận biết cũng như sử dụng hiệu quả loại lệnh này trong giao dịch. Lệnh PLO là loại lệnh giới hạn được sử dụng trong quá trình giao dịch mua hoặc bán chứng khoán sau khi phiên khớp lệnh định kỳ kết thúc. Vậy cụ thể lệnh PLO là gì? Ý nghĩa và vai trò của lệnh này như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc có liên quan đến lệnh PLO. Bài viết còn đề cập đến những điểm tích cực và hạn chế cũng như những nguyên tắc khi sử dụng lệnh PLO mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm được.
Lệnh PLO là gì?
Lệnh PLO là gì?
PLO là từ viết tắt của Post Limit Order, lệnh PLO được dịch với nghĩa là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại sàn giao dịch HNX với mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ. Cụ thể thì lệnh PLO sẽ được thực hiện vào phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ để việc mua và bán chứng khoán sẽ được diễn ra trong khoảng thời gian từ 14h45-15h00 và chỉ được phép thực hiện tại sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán tại Hà Nội.
Khớp lệnh trong thị trường chứng khoán chính là kết quả của quá trình thực hiện xong những thỏa thuận giữa bên mua và bên bán cổ phiếu tại bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Lệnh PLO của những nhà đầu tư mua và bán sẽ được ghép với nhau để có thể hoàn thành giao dịch theo mức giá phù hợp theo nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường chứng khoán thực hiện tại thời điểm đó.
Bên cạnh đó phiên giao dịch sau giờ chúng ta vừa nhắc đến có khoảng thời gian diễn ra từ 14h45-15h00 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 nhằm mục đích gia tăng cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư vào thời điểm cuối ngày giao dịch, Sở giao dịch Chứng khoán thế giới trước đó đã thực hiện hai phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ mà chúng ta đều đã biết như hiện nay.
Trong đó mỗi phương thức khớp lệnh được nêu trên đều có những ưu điểm riêng, đồng thời nó cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, rất nhiều Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới cũng như thị trường chứng khoán tại Việt Nam thường phối kết hợp sử dụng cả hai phương thức khớp lệnh trong giờ giao dịch đó là:
- Phiên khớp lệnh định kỳ sẽ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của mỗi cổ phiếu hiện có trên thị trường.
- Phiên khớp lệnh liên tục sẽ được sử dụng trong suốt thời gian hoạt động của phiên giao dịch chứng khoán cho đến hết giờ quy định.
Ngoài ra, trên thị trường giao dịch chứng khoán còn có thêm phiên khớp lệnh thỏa thuận. Đây là việc bên mua và bên bán tự do tiến hành thỏa thuận giao dịch với nhau mà không thông qua sàn giao dịch trực tuyến về các điều kiện giao dịch. Sau khi thỏa thuận, họ sẽ thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch họ vừa hoàn thành vào hệ thống giao dịch chứng khoán quốc tế. Hoặc là bên mua và bên bán thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu thông qua công ty chứng khoán trung gian để đối tác có thể giao dịch thỏa thuận một cách phù hợp.
Đặc điểm của lệnh PLO
Mỗi lệnh giao dịch chứng khoán khác nhau sẽ chứa đựng những đặc điểm và nguyên tắc giao dịch khác nhau. Vậy đặc điểm của lệnh PLO là gì? Hãy cùng chúng tôi điểm qua các đặc điểm tiêu biểu nhất của lệnh PLO trong chứng khoán:
- Lệnh PLO là lệnh duy nhất được phép nhập vào hệ thống trong Phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ. Điều này có nghĩa là, vào khoảng thời gian phiên khớp lệnh sau giờ diễn ra thì lệnh PLO của bạn mới được chuyển vào sàn giao dịch thuộc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội để mua hoặc bán. Bên cạnh đó nếu như bạn thực hiện giao dịch với tư cách là một công ty hoặc doanh nghiệp đầu tư chứng khoán thì bạn cũng có thể đặt lệnh PLO cho doanh nghiệp của mình tại sàn chứng khoán theo hình thức online, tuy nhiên bạn vẫn phải chờ đến phiên giao dịch lệnh PLO mới được đẩy lệnh vào hệ thống.
- Lệnh PLO trong chứng khoán chỉ được phép đặt lệnh mua hoặc bán sau khi hết phiên định kỳ đóng cửa trong khoảng thời gian từ 14h45 đến 15h hàng ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6. Vì vậy, nếu bạn là nhà đầu tư và muốn mua hoặc bán tại mức giá duy nhất đó thì bạn không cần mất thời gian canh chừng, bạn chỉ cần nhập lệnh PLO để mua hoặc bán theo nhu cầu.
- Lệnh PLO mua hoặc bán đều sẽ được khớp ngay sau khi nhập vào hệ thống nếu đã có sẵn lệnh đối ứng trên hệ thống. Giá để thực hiện mua hoặc bán lệnh PLO là giá đóng cửa tại phiên giao dịch cuối cùng trong ngày. Nếu bên phía nhà đầu tư muốn giao dịch chứng khoán và treo lệnh PLO để mua 10.000 cổ phiếu A, còn bên bán là người nhập lệnh PLO bán ra 15.000 cổ phiếu A thì lập tức trên hệ thống sẽ khớp lệnh 10.000 cổ phiếu A ở mức giá đóng cửa của phiên giao dịch và bên bán chỉ còn sở hữu lệnh PLO ở mức 5.000 cổ phiếu. Vậy nên mỗi phiên giao dịch lệnh PLO trong chứng khoán chỉ xuất hiện mức giá tại 1 bên do dư mua hoặc dư bán, đối với trường hợp không ai đặt lệnh PLO mua hoặc bán, hoặc do đặt số lượng cổ phiếu bằng nhau thì không xuất hiện bảng trống.
- Lệnh PLO sẽ bị từ chối nhập vào hệ thống bởi trong các phiên khớp lệnh liên tục và các phiên khớp lệnh định kỳ hàng ngày đóng cửa nhưng không xác định được giá thực hiện khớp lệnh. Vì lệnh PLO là lệnh chỉ được khớp tại 1 mức giá duy nhất trong ngày là giá cuối cùng tại sàn giao dịch thuộc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, mà trong phiên giao dịch không xuất hiện cổ phiếu nào được mua hoặc bán thì sẽ không thể xác định được mức giá cuối cùng để áp dụng vào lệnh PLO cho nên lệnh PLO sẽ không được đẩy lên hệ thống.
- Kết thúc phiên giao dịch khớp lệnh, nếu như các lệnh PLO trong chứng khoán không được tiến hành hoặc chưa hoàn thành các bước giao dịch thì lệnh PLO sẽ tự động bị hủy. Khi đặt lệnh PLO thì lệnh này chỉ có tác dụng đến hết thời gian giao dịch trong ngày và được lưu trên hệ thống tại sàn giao dịch thuộc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, qua thời gian giao dịch của ngày hôm sau thì phải đặt lại hoặc bạn phải đặt lệnh chờ, hoặc lệnh điều kiện để hệ thống có thông báo khi đến giờ giao dịch.
- Ngoài ra, lệnh PLO mua hoặc bán cổ phiếu trong những phiên giao dịch chứng khoán sẽ không được quyền Sửa hoặc Hủy trong giờ giao dịch.
Trên đây là những đặc điểm tiêu biểu cùng nguyên tắc khi thực hiện khớp lệnh PLO trong giao dịch chứng khoán. Bạn cần ghi nhớ những thông tin trên để tránh xảy ra sai sót không đáng có trong quá trình mua bán cổ phiếu.
Ưu điểm và hạn chế của lệnh PLO
Ưu điểm và hạn chế của lệnh PLO
Ưu điểm và hạn chế của lệnh PLO là gì? Các nhà đầu tư đều có chung một vấn đề cần quan tâm đó chính là những ưu điểm và hạn chế của các lệnh giao dịch chứng khoán. Dựa vào những điểm đó, nhà đầu tư tài chính có thể mạnh dạn rót tiền vào các phiên giao dịch với một mục đích là thu lại lợi nhuận cao nhất cho bản thân và cho doanh nghiệp. Vậy sau đây FTV sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về ưu điểm cũng như hạn chế của lệnh PLO trong giao dịch chứng khoán.
Ưu điểm
- Giá của lệnh PLO là giá mà nhà đầu tư được biết trước khi thực hiện giao dịch. Bởi vì sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa sàn giao dịch thuộc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì tiếp đó mới đến phiên khớp lệnh sau giờ. Lúc này mức giá được ấn định là giá đóng cửa cho ngày hôm đó và cũng là giá tham chiếu ngày mai. Vậy cho nên mọi giao dịch của Lệnh PLO trên sàn chứng khoán sẽ không được đặt giá nhất định nào mà nó chỉ mặc định duy nhất 1 giá phụ thuộc vào giá đóng cửa vừa xuất hiện lúc 14h45 hằng ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
- Giao dịch viên với lệnh PLO có mức độ an toàn, nằm trong tầm kiểm soát nghĩa là sau khi đã xác định được xu hướng giá và xác định được mức giá ấn định cho cổ phiếu thì chúng ta chỉ việc dựa theo mức giá đó và tiến hành mua hoặc bán cổ phiếu.
- Thời gian giao dịch sẽ kéo dài thêm sau mỗi phiên giao dịch nếu bạn còn có sự phân vân hoặc chưa kịp giao dịch trong giờ.
Hạn chế
- Không chủ động được khối lượng khớp lệnh mong muốn vì bạn không thể biết trước được đối phương đưa ra số lượng bao nhiêu cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
- Không thể hủy lệnh nếu như bạn đột ngột muốn ngừng giao dịch.
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về những ưu điểm và hạn chế của lệnh PLO trong chứng khoán. Bạn hãy dựa vào những thông tin hữu ích vừa rồi để đưa ra quyết định sáng suốt trước khi bắt tay vào đầu tư chứng khoán trong mỗi phiên khớp lệnh sau giờ đóng cửa.
>> Tham khảo: Lệnh ATC là gì? Cách sử dụng lệnh ATC trong chứng khoán
Những nguyên tắc căn bản của lệnh PLO
Lệnh PLO là lệnh mua hoặc là lệnh bán cổ phiếu ở mức giá đóng cửa sau khi phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa kết thúc. Vậy nên chỉ có duy nhất 1 mức giá đóng cửa (diễn ra ở phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa lúc 14h45 phút – hiển thị màu vàng), nhà đầu tư nào muốn mua hoặc bán tại mức giá duy nhất đó, thì sẽ nhập lệnh PLO để mua hoặc bán.
Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ. Điều đó có nghĩa là vào phiên khớp lệnh sau giờ thì lệnh của bạn mới được chuyển ra sàn HNX chung để mua bán, tuy nhiên hiện tại có rất nhiều công ty chứng khoán đã cho đặt lệnh PLO trước ở công ty chứng khoán của mình, nhưng phải chờ tới phiên PLO mới đẩy lệnh vào hệ thống.
Lệnh PLO sẽ được khớp ngay sau khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá khớp lệnh chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch. Nếu bên mua treo lệnh PLO mua với số lượng 10.000 cổ phiếu A và bên bán nhập lệnh PLO bán với số lượng 15.000 cổ phiếu A thì ngay lập tức sẽ có khớp lệnh 10.000 cổ phiếu A tại mức giá đóng cửa và bên bán chỉ còn hiện lệnh PLO ở mức 5.000 cổ phiếu.
Cho nên phiên giao dịch PLO chỉ xuất hiện giá tại 1 bên do dư mua hoặc dư bán, sẽ không ai đặt lệnh PLO hoặc do đặt số lượng bằng nhau thì không xuất hiện bảng trống.
Trong trường hợp, tại phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa nếu không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, (nghĩa là không có thanh khoản) thì mặc nhiên lệnh PLO sẽ không được đẩy lên hệ thống. Vì lệnh PLO chỉ khớp lệnh ở 1 mức giá duy nhất là giá cuối cùng của sàn HNX mà trong phiên giao dịch không có cổ phiếu nào được giao dịch thì không xác định được mức giá PLO vậy nên lệnh PLO sẽ không được đẩy lên hệ thống.
Kết thúc phiên giao dịch sau giờ, lệnh PLO nào không khớp lệnh hết thì phần còn lại sẽ bị hủy (giống lệnh ATC hoặc lệnh ATO). Khi đặt lệnh PLO thì nó chỉ có tác dụng trong ngày được lưu trên hệ thống tại sàn HNX, ngay ngày mai phải đặt lại hoặc phải đặt lệnh chờ hay lệnh điều kiện.
Tại phiên giao dịch sau giờ thì lệnh PLO không được phép sửa hoặc hủy.
Thời điểm sử dụng lệnh PLO
Thời điểm sử dụng lệnh PLO
Bạn có biết thời điểm thích hợp sử dụng lệnh PLO để thực hiện giao dịch chứng khoán không? Đây có vẻ là một câu hỏi khó với rất nhiều nhà đầu tư khi mới tìm hiểu về lệnh PLO, tuy nhiên nếu bạn đã có kinh nghiệm về lệnh PLO thì điều này thật dễ dàng phải không nào? Để giúp đỡ bạn có thêm thông tin và kinh nghiệm khi đầu tư tài chính vào thị trường chứng khoán thì sau đây FTV sẽ gợi ý cho bạn trường hợp nên sử dụng lệnh PLO:
- Khi bạn nhận thấy thị trường đang ngày càng xuất hiện rõ xu hướng giá của cổ phiếu và bạn là một nhà đầu tư, bạn muốn mua theo xu hướng giá đó thì bạn hãy mạnh dạn đầu tư ngay để thu về lợi nhuận như mong muốn nhé.
- Với mỗi lệnh chứng khoán nó đều có quy định về giờ giao dịch, tuy nhiên với lệnh PLO, bạn có thể thực hiện giao dịch ngoài giờ để không bỏ lỡ công việc khác. Như vậy, giao dịch với lệnh PLO sẽ giúp bạn đỡ bận rộn hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn.
>> Tham khảo: Take Profit là gì? Chốt lời với lệnh Take Profit hiệu quả
Hướng dẫn đặt lệnh PLO
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mách bạn 2 cách đặt lệnh PLO dễ dàng thực hiện nhất cho những nhà đầu tư doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân:
Nếu bạn ở vai trò là người đại diện cho công ty hoặc doanh nghiệp chứng khoán thì bạn có quyền đặt lệnh PLO online và hẹn giờ đến phiên giao dịch để bình thường.
Ngoài ra bạn cũng có thể đặt lệnh PLO qua nhân viên môi giới tại sàn giao dịch thuộc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoặc qua tổng đài.
Qua các thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, chắc hẳn bạn đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi “Thời điểm sử dụng lệnh PLO để thực hiện giao dịch chứng khoán?”. Hãy trở thành nhà đầu tư thông minh, thực hiện lệnh PLO một cách linh hoạt để có thể gặt hái được nhiều thành công trên thị trường chứng khoán nhé!
Ví dụ về lệnh PLO
Ví dụ về lệnh PLO
Mặc dù, phải thực hiện đúng phiên khớp lệnh sau giờ từ 14h45 đến 15h00 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 thì lệnh chứng khoán PLO ở sàn giao dịch thuộc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới được đẩy lên hệ thống. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói ở phần trước rằng bạn hoàn toàn có thể đặt lệnh chờ PLO online trước đó nếu như bạn bận đúng vào đầu giờ giao dịch.
Ví dụ đối với bài toán bạn muốn thực hiện lệnh PLO để đặt mua 300.000 cổ phiếu của ngân hàng SHB, giá PLO hiển thị ngay tại vị trí giá mà bạn thường hay bấm khi giao dịch chứng khoán. Bạn chỉ cần ấn vào mục chọn giá đó hoặc bấm vào lệnh PLO, (giống như các lệnh ATC, MAK, ATO, … giao dịch chứng khoán khác). Như minh họa ở dưới đây:
Cách đặt lệnh PLO
Khi đó nếu như bạn đặt lệnh giao dịch PLO để mua hoặc bán cổ phiếu trước thì 14h45 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 lệnh của bạn sẽ phải chờ đến 14h45 để được đẩy lên hệ thống và thực hiện giao dịch. Còn nếu bạn có thời gian và có thể canh giờ đặt lệnh trong phiên PLO thì lệnh sẽ được đẩy lên trên hệ thống ngay lập tức.
Theo ví dụ về giao dịch cổ phiếu theo lệnh PLO trên thì giá đóng cửa cổ phiếu của ngân hàng SHB là 7.200 đồng.
- Nếu nhà đầu tư muốn mua số lượng 100.000 cổ phiếu của ngân hàng SHB với lệnh PLO thì nhà đầu tư cần phải chờ cho bên bán khớp hết 75.400 cổ phiếu của ngân hàng SHB còn lại thì mới tới lượt mua khớp tại mức giá 7.200 đồng, lúc này tổng lệnh chờ mua trên bảng điện tử sẽ là 175.400 cổ phiếu SHB.
- Nếu bạn bán số lượng 100.000 cổ phiếu của ngân hàng SHB với lệnh PLO thì bạn sẽ được khớp ngay 75.400 cổ phiếu SHB tại mức giá 7.200 đồng. Đối với một nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu SHB và lúc này bạn sẽ chờ người mua tiếp theo để bán tiếp lệnh PLO còn lại với 24.600 cổ phiếu ngân hàng SHB tại mức giá 7.200 đồng.
Qua ví dụ minh họa về lệnh PLO mà chúng tôi vừa đưa ra đã phần nào giúp bạn có thể hình dung được cách đặt lệnh và cách giao dịch lệnh PLO trong chứng khoán. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng ví dụ trên để rút ra bài học những kinh nghiệm thực chiến hiệu quả nhất nhé!
Kết luận
Như vậy bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về lệnh PLO và những vấn đề khác có liên quan đến lệnh này. Hy vọng qua bài viết này có thể phần nào giúp các nhà đầu tư vững tin hơn trong các phiên khớp lệnh sau giờ và giúp những người đam mê đầu tư chứng khoán mạnh dạn bước vào sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán để tạo ra lợi nhuận như ý.
FTV - đơn vị chuyên tư vấn và đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay
Với phương châm hành động lệnh plo là gì "TÂM – TÍN – TIN – TRÍ – TRỊ", FTV chúng tôi luôn cố gắng học hỏi, phục vụ Khách hàng theo cách tốt nhất để “CÙNG NHAU KIẾN TẠO TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN!“.
Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về lệnh PLO trong chứng khoán hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: