VNINDEX1209.52 (4.03 0.33%)620,884,392 CP 15,488.39 Tỷ 146 245 173HNXINDEX226.82 (-0.24 -0.11%)69,623,740 CP 1,392.87 Tỷ 75 156 94VN301239.97 (6.25 0.51%)205,247,390 CP 6,720.67 Tỷ 13 3 14HNX30485.92 (-0.61 -0.13%)43,209,400 CP 1,056.25 Tỷ 6 4 20

Trendline là gì? Cách xác định, giao dịch với đường Trendline

Để đưa ra được những quyết định đầu tư chính xác, các nhà đầu tư cần phải xác định được đúng xu hướng tiếp theo của giá. Và đường xu hướng Trendline là một trong các công cụ kỹ thuật phổ biến để diễn tả hướng đi hiện tại của giá. Để hiểu rõ về Trendline là gì? Cách vẽ trendline như thế nào? Mời các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của FTV để có câu trả lời nhé.

TrendLine là gì?

TrendLine là gì?TrendLine là gì?

TrendLine (đường xu hướng) là một đường thẳng giúp cho các nhà đầu tư nhận định được xu hướng giá ở một khoảng thời gian tương ứng. Đường Trendline sẽ được hình thành bằng cách nối hai hay nhiều điểm lại với nhau. Trong đó:

  • Đường TrendLine xu hướng tăng chính là đường thẳng nối những đáy mà khi chạm đến nó thì giá sẽ bật lên và được gọi là đường hỗ trợ
  • Đường TrendLine có xu hướng giảm chính là đường thẳng nối những đỉnh mà khi chạm đến nó thì giá sẽ giảm xuống và được gọi là đường kháng cự
  • Trong xu hướng đi ngang thì đỉnh và đáy sẽ bằng nhau nên đường TrendLine nối những đáy là đường hỗ trợ và đường thẳng nối những đỉnh là đường kháng cự.

Ý nghĩa của đường Trendline

Trend is friend tức xu hướng là bạn

Chắc hẳn những bạn có tìm hiểu và đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật đều đã nghe qua câu nói trên. Bởi trong bất kỳ một thị trường nào bạn cũng đều phải đầu tư theo xu hướng chính và tuyệt đối không được đầu tư ngược xu hướng.

Và công cụ đơn giản nhất để giúp bạn có thể xác định được xu hướng thị trường đó chính là Trendline. Tương tự với đường hỗ trợ kháng cự thì Trendline được sử dụng để có thể nhận định xu hướng của giá ở trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó giúp cho các nhà đầu tư tìm ra:

  • Vùng có áp lực mua bán.
  • Vùng có cung cầu tiềm năng.
  • Tim được điểm vào lệnh và thoát lệnh phù hợp.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa đường Trendline và Hỗ trợ Kháng cự chính là:

  • Hỗ trợ kháng cự là những đường thẳng.
  • Trendline là các đường dốc.

Phân loại đường Trendline

Phân loại đường TrendlinePhân loại đường Trendline

Hiện nay có 3 dạng đường xu hướng đang phổ biến và mỗi đường trendline sẽ mang các đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể đó là:

Đường xu hướng tăng 

Đường xu hướng tăng (Uptrend) có đặc điểm là đáy sau cao hơn với đáy trước. Khi nối những đáy với nhau sẽ tạo thành một đường thẳng hướng từ phía dưới lên trên. Tại đường xu hướng tăng thì khi giá chạm vào sẽ bị bật trở lại nên nó còn được xem là đường hỗ trợ.

Đường xu hướng giảm 

Đường xu hướng giảm (DownTrend) này sẽ có đỉnh sau thấp hơn với đỉnh giá trước. Khi nối những đỉnh lại sẽ tạo thành đường thẳng dốc từ phía trên xuống dưới. Trên đường xu hướng tăng thì khi mà giá chạm vào sẽ bật ngược trở lại nên còn được gọi là đường kháng cự. 

Đường xu hướng nằm ngang 

Tại thời điểm này giá sẽ không có quá nhiều sự biến động nên những đỉnh và đáy thường có xu hướng đi ngang (sideway). Khi bạn nối những đỉnh và đáy sẽ thành một đường thẳng nằm ngang. Giai đoạn này thị trường rất im ắng nên các nhà đầu tư không nên đầu tư.

Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ có đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm là phổ biến. Bởi thị trường luôn luôn có những biến động nên sẽ không có nhiều trường hợp nào mà giá có xu hướng đi ngang.

Cách xác định trendline

Cách vẽ đường trendline trong chứng khoán khá đơn giản và bạn chỉ cần tìm ra được ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy rồi tiến hành nối chúng lại với nhau.

  • Đối với những xu hướng tăng thì chỉ cần phải chọn ít nhất 2 đáy và nối lại với nhau. Cần phải lưu ý rằng đáy sau sẽ phải cao hơn với đáy trước
  • Còn đối với xu hướng giảm thì bạn nên chọn ra ít nhất là 2 đỉnh trong đó thì đỉnh sau phải thấp hơn với đỉnh trước rồi nối lại
  • Cuối cùng là với xu hướng ngang thì cũng tương tự. Hãy chọn ít nhất 2 đỉnh hay 2 đáy ngang nhau và nối chúng lại với nhau

Ứng dụng cơ bản của đường xu hướng trendline

Ứng dụng cơ bản của đường xu hướng trendlineỨng dụng cơ bản của đường xu hướng trendline

Hỗ trợ và kháng cự

Đường xu hướng chính là một công cụ tương đối đơn giản được sử dụng để đánh giá được hướng đi tổng thể của một tài sản nhất định, nhưng quan trọng hơn thì chúng cũng có thể được các nhà đầu tư sử dụng để giúp dự đoán những vùng hỗ trợ và kháng cự. Thông tin này có thể rất hữu ích cho nhà đầu tư đang tìm kiếm các chiến lược hoặc được dùng để quản lý rủi ro hiệu quả, bằng cách xác định những khu vực để đặt lệnh cắt lỗ.

Các nhà đầu tư theo phương pháp kỹ thuật đặc biệt chú ý đến vùng giá tiếp cận đường xu hướng bởi các khu vực này thường sẽ đóng vai trò chính trong việc xác định đúng hướng đi trong ngắn hạn của giá. Khi giá gần đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự chính sẽ có hai kịch bản khác nhau có thể xảy ra: Mức giá sẽ chạm đến đường xu hướng và tiếp tục theo hướng của đường xu hướng trước đó hoặc sẽ hình thành một cú breakout, tín hiệu xu hướng sắp đảo chiều.

Kênh giá 

Kênh giá (Price Chanel) xuất hiện khi mà giá một loại tài sản dao động giữa hai đường thẳng song song trong cùng một xu hướng tăng, giảm hay đi ngang.

Trong một kênh xu hướng thì đường giá sẽ đi dọc theo kênh và khi mà đường giá chạm vào những đường kênh dưới sẽ chính là mức hỗ trợ và trạm đường kênh trên là mức kháng cự.

Trường hợp giá phá vỡ kênh xu hướng có thể chính là tín hiệu đảo chiều xu hướng hay tiếp tục tăng hoặc giảm một cách mãnh liệt hơn. Các nhà đầu tư cần phải quan sát thêm nhiều chu kỳ nến của đường giá để xác định được một cách chính xác nhất. Những điểm sau quá trình phá vỡ cũng chính là thời điểm các nhà đầu tư có thể xem xét đặt lệnh giao dịch mua bán cổ phiếu.

Cách giao dịch theo Trendline 

Cách giao dịch theo Trendline Cách giao dịch theo Trendline 

Thông thường hiện nay sẽ có ba cách để giao dịch được với đường xu hướng bao gồm:

  • Giao dịch cùng với sự dịch chuyển của xu hướng
  • Giao dịch cùng với hướng điều chỉnh
  • Giao dịch bị phá vỡ

Giao dịch cùng với sự dịch chuyển xu hướng

Khi vẽ một đường xu hướng thì chúng ta có thể xác định và chuẩn bị thực hiện giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng. Nếu như đường xu hướng được xác nhận bởi 3 điểm thì khi đó bạn sẽ tìm được một điểm vào rõ ràng cho những lệnh giao dịch. Như vậy việc xác nhận được xu hướng tăng thì chúng ta có thể giao dịch ngay vào lần "Bounce" này với mức giá tiếp theo bắt đầu từ đường xu hướng đó và giả sử rằng hành vi về giá đã được xác nhận.

Tuy nhiên thì cách giao dịch này sẽ không an toàn với các nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Tốt nhất thì các bạn nên tập giao dịch theo cách thứ 3 để có thể thực hiện theo.

Giao dịch cùng với xu hướng điều chỉnh

Một xu hướng điều chỉnh chính là một động thái thường sẽ diễn ra khi mà xu hướng chính đó tăng hoặc giảm quá nhiều và chúng thường sẽ có xu thế đưa mức giá quay trở lại với xu hướng ban đầu. Và một xu hướng điều chỉnh thì nên nhỏ hơn với xu hướng chính. Thêm nữa, với hầu hết những trường hợp, giai đoạn điều chỉnh xu hướng sẽ cần phải mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành hơn so với những giai đoạn ổn định. Do đó giao dịch theo xu hướng điều chỉnh chắc chắn sẽ mang lại được nhiều khả năng rủi ro hơn. 

Cần lưu ý rằng những xu hướng điều chỉnh sẽ có rất ít sự thay đổi về giá bởi chúng đi ngược với xu hướng chung. Một nhà đầu tư đi ngược với xu hướng sẽ tìm cách đặt lệnh mua tại những điểm 2,4,6… Như bạn có thể thấy rằng chiến lược này không tiềm năng như việc bạn tìm cách đặt các lệnh bán tại các điểm 3,5,7. Bởi chúng không chỉ đúng với những xu hướng mà còn lại ít xảy ra rủi ro hơn.

Giao dịch bị phá vỡ và đảo chiều

Đây là cách giao dịch cuối cùng nhưng cũng chính là cách phổ biến nhất và được nhiều nhà đầu tư sử dụng đó là giao dịch khi xu hướng bị phá vỡ. Nếu như trường hợp giá đang di chuyển theo một xu hướng cố định và xuất hiện những đỉnh cao hơn, đáy cao hơn thì khi đó một xu hướng tăng đang được hình thành. Những mô hình này đều sẽ có khả năng đảo chiều. Khi điều này xảy ra thì giá sẽ có dấu hiệu thay đổi và bắt đầu di chuyển với hướng ngược lại.

Cần phải lưu ý rằng: bạn nên cảnh giác với việc thực hiện giao dịch theo xu hướng bị phá vỡ. Bởi nếu không cẩn thận thì giá phá sẽ bị vỡ khỏi đường xu hướng nhưng lại không đủ sức để xác nhận được mô hình đảo chiều. Hoặc có thể hiểu là bạn sẽ vẽ sai đường trendline, nên bạn có thể nhầm tưởng rằng việc giá đã phá vỡ hay đảo chiều cũng sẽ diễn ra và bắt đầu vội vàng tiến hành vào lệnh. Tuy nhiên thì đường xu hướng được xem như là một khu vực hoặc vùng mà không phải là một đường nên chúng thực sự rất khó để có thể xuyên thủng được như một cây nến.

Lưu ý trong quá trình sử dụng đường trendline

Dù cách xác định trendline khá đơn giản nhưng nhà đầu tư cần phải lưu ý những điều sau trong quá trình sử dụng nó.

  • Điều kiện cần để vẽ đường trendline là phải có hai đỉnh và hai đáy, tuy nhiên thì càng nhiều đỉnh và đáy sẽ tăng thêm độ tin cậy đồng thời khả năng phá vỡ đường xu hướng sẽ rất là thấp. Nhưng khi giá tăng quá cao hay giảm quá nhiều thì đường trendline lại có nguy cơ bị gãy cao. 
  • Trường hợp đường đi của giá tăng thì điều kiện cần để vẽ được đường trendline chính là đáy phía sau phải cao hơn đáy phía trước. Tương tự với trường hợp đường đi giá giảm thì điều kiện cần để vẽ được đường trendline chính là đỉnh sau thấp hơn với đỉnh phía trước và đáy sau cao hay thấp hơn so với đáy phía trước không quan trọng.
  • Đường trendline càng dốc thì độ tin cậy sẽ càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.
  • Đường trendline có thể sẽ không đi qua những bóng nến.
  • Khi phân tích trendline không phải chỉ phân tích một đường thẳng mà nhà đầu tư cần phải phân tích cả một khu vực, nơi mà đường trendline đi qua. 
  • Đôi khi những bóng nến vượt qua khỏi đường trendline nhưng lại không thể khẳng định được 100% thì sẽ xuất hiện sự phá vỡ của đường xu hướng.
  • Không phải chỉ có đường xu hướng trendline mới là một công cụ báo hiệu giao dịch mạnh, nhà đầu tư cũng nên sử dụng thêm một vài chỉ báo kết hợp để có thể đặt lệnh chắc chắn hơn. Những chỉ báo thường sẽ được sử dụng để kiểm chứng trendline như chỉ báo Volume, MACD, RSI…

Kết luận

Trên đây FTV đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin quan trọng về trendline là gì, cũng như ý nghĩa và cách giao dịch theo đường xu hướng này. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm được nhiều thông tin và sử dụng thành công công cụ này vào quá trình phân tích thị trường. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc đầu tư.

FTV–  đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

Hiện nay FTV đã trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư năng động trên thị trường Việt Nam. Tại FTV quý khách hàng luôn nhận được chất lượng dịch vụ vượt trội và thể hiện được tinh thần phục vụ chân chính, am hiểu về thị trường và chuyên nghiệp trong từng chi tiết. 

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về Trendline là gì? hay cần hỗ trợ trong quá trình giao dịch đầu tư hãy liên hệ trực tiếp số HOTLINE 0983 668 883 để được chuyên gia của FTV giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận