VNINDEX1174.85 (-18.51 -1.55%)1,070,536,473 CP 23,702.45 Tỷ 61 211 292HNXINDEX220.8 (-5.1 -2.25%)129,148,606 CP 2,593.73 Tỷ 38 136 151VN301194.03 (-16.73 -1.38%)316,693,075 CP 9,619.06 Tỷ 2 3 25HNX30467.39 (-15.3 -3.16%)102,455,500 CP 2,248.20 Tỷ 1 4 25

Suy thoái kinh tế là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Suy thoái kinh tế là vấn đề rất đáng lo ngại đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với hiện nay vấn đề suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid tại các nước diễn ra nghiêm trọng. Đại dịch Covid kéo theo nền kinh tế với sự suy giảm nghiêm trọng. Để khắc phục được tình trạng suy thoái chúng ta cần có cái nhìn tổng quan nhất về Suy thoái kinh tế là gì? Nguyên nhân và tác động của suy thoái đối với nền kinh tế? Bài viết dưới đây của FTV sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về vấn đề này.

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là gì?Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô sử dụng để chỉ sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế nói chung ở một khu vực nhất định. Tình trạng suy thoái kinh tế thường sẽ được ghi nhận sau hai quý suy giảm kinh tế liên tiếp hay nói một cách rõ hơn là kinh tế tăng trưởng âm, được phản ánh bởi chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội) kết hợp với những chỉ số hàng tháng khác như việc làm. Suy thoái kinh tế thường biểu hiện rất rõ trong sản xuất công nghiệp, việc làm, thu nhập thực tế và hoạt động thương mại.

Ngoài hai quý liên tiếp suy giảm GDP, các nhà kinh tế học đã đưa ra một số chỉ số khác để xác định liệu có một cuộc suy thoái sắp xảy ra hay đã diễn ra. Những chỉ số này được chia thành hai loại đó là: chỉ số hàng đầu (tiếng anh là leading indicators) và chỉ số chậm (tiếng anh là lagging indicators). Các chỉ số hàng đầu được đưa ra trước khi một cuộc suy thoái chính thức được công bố.

Có lẽ chỉ số hàng đầu phổ biến nhất là Chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA) và Standard & Poor’s (viết tắt là S & P 500), thường xuất hiện vài tháng trước khi cuộc suy thoái diễn ra. Trong năm 2007, khi thị trường bắt đầu suy giảm vào tháng Tám, bốn tháng trước cuộc khủng hoảng chính thức vào tháng 12 năm 2007.

Các chỉ số chậm mà đại diện chính là tỷ lệ thất nghiệp. Mặc dù, cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu diễn ra vào tháng 12 năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp vẫn phản ánh việc làm đầy đủ – tỷ lệ nằm ở mức 5% hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu có xu hướng tăng gấp 3 trong tháng 5 năm 2008 và không có khả năng phục hồi cho đến vài tháng khi cuộc suy thoái kết thúc vào tháng 6 năm 2009.

Chu kỳ kinh tế cũng như hiện tượng suy thoái kinh tế có ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống lý thuyết của chu kỳ kinh tế và suy thoái kinh tế là nhiệm vụ quan trọng được mọi quốc gia quan tâm. Tuy nhiên, mỗi trường phái khác nhau sẽ đưa ra những cách giải thích khác nhau về suy thoái kinh tế.

Nguyên nhân gây suy thoái kinh tế

Nhiều học thuyết kinh tế đã giải thích nguyên nhân tại sao và cách thức để một nền kinh tế lệch khỏi xu hướng tăng trưởng dài hạn và bước vào một thời kỳ suy thoái tạm thời.  Những học thuyết này được phân loại rộng theo yếu tố kinh tế thực tế, tài chính hoặc tâm lý và một vài học thuyết đã làm cầu nối giữa các học thuyết trên.

Một số nhà kinh tế đã tin rằng những thay đổi có thực và sự thay đổi về cấu trúc trong các ngành được xem là cách giải thích tốt nhất cho nguyên nhân và cách thức mà cuộc suy thoái kinh tế xảy ra. Ví dụ, khi giá dầu tăng đột ngột và kéo dài do khủng hoảng địa chính trị điều này có thể dẫn tới chi phí của nhiều ngành sẽ tăng vọt hoặc sự xuất hiện của một ngành công nghệ mới mang tính cách mạng có thể làm cho toàn bộ các ngành khác trở nên lỗi thời.

Thuyết Chu kỳ Kinh doanh quả thực là ví dụ hiện đại và tốt nhất cho những học thuyết này, giải thích suy thoái là phản ứng tự nhiên của người tham gia lý trí trong thị trường đối với một hoặc nhiều cú sốc tiêu cực có sự ảnh hưởng thực và không lường trước được đối với nền kinh tế.

Một số học thuyết khác cho rằng suy thoái phụ thuộc vào những yếu tố tài chính. Các học thuyết này lại tập trung vào sự bùng nổ của tín dụng và rủi ro về tài chính trong khoảng thời gian mà nền kinh tế đang tăng trưởng tốt trước khi có một cuộc suy thoái  hoặc sự thắt chặt của tín dụng cũng như tiền bạc trước thềm suy thoái, hoặc cả hai.

Các học thuyết dựa trên vấn đề tâm lí học về suy thoái có xu hướng nhìn vào sự hưng phấn quá mức của thời kỳ bùng nổ nền kinh tế trước đó hoặc sự bi quan sâu sắc ở môi trường suy thoái như giải thích vì sao suy thoái có thể xảy ra và thậm chí là còn tồn tại.

Học thuyết kinh tế của Keynes là ví dụ tiêu biểu của trường hợp này, vì nó chỉ ra được rằng một khi suy thoái bắt đầu, dù bất kỳ lý do gì, khi tâm lý bầy đàn của những chủ thể trong nền kinh tế trở nên tiêu cực, nhà đầu tư có thể tự xây dựng thực tế dựa theo kỳ vọng của họ về tâm lý bi quan của thị trường, điều này dẫn tới sự suy giảm thu nhập khiến cho chi tiêu sụt giảm.

Những biểu hiện của suy thoái kinh tế

Những biểu hiện của suy thoái kinh tếNhững biểu hiện của suy thoái kinh tế

Lãi suất trái phiếu

Đường cong lãi suất trái phiếu là một trong số những tín hiệu của một cuộc suy thoái. Đơn cử đó là đường cong lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng và 10 năm đã có tác động lớn đến những cuộc suy thoái gần đây nhất của Hoa Kỳ.

Đối với lĩnh vực tài chính, đường cong lãi suất trái phiếu (tiếng anh là yield curve) là đường thể hiện những mức lãi suất khác nhau đối với các khoản vay mang giá trị ngang nhau nhưng kỳ hạn khác nhau. Chẳng hạn: trái phiếu có kỳ hạn 2 tháng với trái phiếu có kỳ hạn 2 năm,...

Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát. Lạm phát thường sẽ đồng nghĩa với sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát tăng sẽ khiến cho lượng trái phiếu mua vào cao hơn để lấy lãi suất bù vào khoản mất giá. Do đó, đường cong lãi suất sẽ phản ánh tác động của thị trường đối với nền kinh tế và lạm phát là nguyên nhân chính. 

Theo nguyên tắc lãi suất dài hạn sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn. Khi xảy ra trường hợp lãi suất dài hạn thấp hơn so với lãi suất ngắn hạn thì đường cong lãi suất sẽ có dấu hiệu đảo ngược. Yếu tố này dẫn đến tăng trưởng kinh tế sẽ giảm.

 Điều kiện tín dụng

Theo những nhà kinh tế, một trong những dấu hiệu cho thấy sự suy thoái kinh tế là tình trạng điều kiện vay vốn trở nên khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu các ngân hàng thắt chặt những chính sách về cho vay khi họ nhận thấy những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai của các khoản vay này, chiều hướng đi xuống của những hoạt động kinh tế sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các cuộc khảo sát như là: thăm dò ý kiến với những chuyên viên cho vay của các ngân hàng hay chỉ số điều kiện tín dụng chính là những đầu mối quan trọng cho thông tin này.

Tâm lý trong kinh doanh 

Hiện nay, bên cạnh tình hình bất ổn, chiến tranh và sự leo thang của giá nguyên liệu đã tạo ra tâm lý dè dặt trong hoạt động đầu tư. Khảo sát về hoạt động kinh tế cũng như chỉ số sản xuất của doanh nghiệp cũng có thể cho chúng ta thấy xu hướng này. Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Jess Edgerton của JPMorgan Chase & Co cho biết, suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến giảm chi tiêu vốn, điều này về lâu về dài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.

Trong tình hình hiện tại, niềm tin vào nền kinh tế toàn cầu của những nhà đầu tư trên thế giới đang giảm xuống. Dựa theo báo cáo của Global CEO Outlook 2019 của KPMG cho thấy rằng, trong bốn nền kinh tế lớn là Úc, Anh, Pháp và Trung Quốc thì chưa đến một nửa số CEO tự tin vào triển vọng để phát triển nền kinh tế toàn cầu.

Gia tăng nợ xấu

Thất nghiệp, thiếu việc làm hay mức lương thấp trong khi lạm phát gia tăng sẽ dẫn đến tăng nguy cơ nợ xấu của cá nhân. Đối với nợ xấu của Chính phủ, việc thiếu nguyên liệu sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng đi vay các quốc gia khác, trong thời gian kéo dài, nếu nền kinh tế không có chuyển biến tích cực thì sẽ dẫn đến nợ xấu. 

Thị trường lao động biến động

Hiện nay, do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh ở nhiều quốc gia, số liệu về người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp cho thấy tình hình của nền kinh tế không khả quan. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc sáp nhập thậm chí là giải thể dẫn đến quá trình tái cơ cấu lại lao động, cắt giảm nhân sự, tinh giảm biên chế. Điều này báo hiệu sẽ có một cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần.

Ngoài ra, dữ liệu về tiền lương tháng cho thấy biểu hiện về tình hình về thị trường lao động một cách rõ rệt hơn. Thu nhập của người dân giảm sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu GDP. Trong khi đó cơ cấu GDP chính là căn cứ nhận định sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vào thời điểm những công ty ngừng tuyển dụng thêm nhân công hoặc thậm chí sa thải nhân công, thu nhập của lao động từ đó giảm sút, đó là biểu hiện mầm mống xuất hiện một cuộc suy thoái. 

Một con số có liên quan khác là lượng nhân lực được tuyển dụng tạm thời. Khi làm ăn thuận lợi, các doanh nghiệp có thể sẽ tuyển dụng thêm nhân viên tạm thời để đáp ứng hết nhu cầu. Khi kinh doanh xuống dốc thì nhân viên thời vụ sẽ là những người đầu tiên mất việc cũng như mất đi nguồn thu nhập.  

Hậu quả của suy thoái kinh tế

Hậu quả của suy thoái kinh tếHậu quả của suy thoái kinh tế

  • Thứ nhất là: Thương mại toàn cầu giảm

Nếu như sản lượng lẫn nhu cầu của nền kinh tế suy giảm, tình hình đầu tư, sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế thì nó sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong nhập khẩu của các loại hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa cơ bản và nguyên liệu vật liệu từ nước ngoài cũng giảm theo đó. Như vậy, tình hình thương mại sẽ đi xuống khi xuất hiện yếu tố tác động của suy thoái kinh tế.

  • Thứ hai là: Sự mất giá của đồng tiền

Như đã phân tích ở trên thì lạm phát gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng giá trị đồng tiền của mọi quốc gia giảm mạnh. Đồng tiền mất giá sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế không chỉ tác động đến một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến mọi hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia khác. Khủng hoảng lâu dần sẽ trở thành suy thoái.

  • Thứ ba là: Giá hàng hóa và nguyên vật liệu thô sẽ giảm

Giá dầu cao là biểu hiện của nhu cầu hàng hóa trên thế giới trong những năm gần đây tăng cao. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, tình trạng này sẽ không kéo dài, bởi vì tình hình dịch bệnh hay tình trạng bất ổn về an ninh, chính trị đã và đang có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Nếu như tình hình này kéo dài nó sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. Nếu như nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc giảm thì nhu cầu sản xuất hàng hóa, nguyên liệu sản xuất cũng sẽ giảm đáng kể.

  • Thứ tư là: Làm giảm thiểu sự can thiệp của ngân hàng trung ương

Hiện nay, nếu như tình hình kinh tế đi xuống, ngân hàng trung ương sẽ không thể sử dụng những công cụ tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế do việc này sẽ làm gia tăng lạm phát của quốc gia. Do đó, có thể thấy năng lực trợ giúp của ngân hàng đối với nền kinh tế suy thoái sẽ gặp nhiều trở ngại.

Giải pháp đối với suy thoái kinh tế. Nên hay không giữ tiền mặt khi kinh tế suy thoái?

Đầu tiên, cần nhấn mạnh rằng bạn không nên sử dụng số tiền dành cho chi tiêu thiết yếu để đầu tư. Thay vào đó, nhiều người dùng những khoản tiết kiệm để tham gia đầu tư vì những khoản này chưa thực sự cần thiết trong tương lai gần. Tuy nhiên, mọi người nên có một khoản đảm bảo tài chính cho bản thân mà lý tưởng nhất là bằng tiền mặt. Năm 2020 là năm chúng ta nhận ra rằng tương lai là điều không thể dự báo trước được. Một số cuộc khủng hoảng có thể đã trở nên đặc biệt nặng nề đối với nhiều lĩnh vực kinh tế.

Tuy nhiên, trong bất kỳ cuộc suy thoái hay khủng hoảng kinh tế nào, người ta đều tìm thấy những cơ hội đầu tư lý tưởng. Một đợt bán tháo mạnh sẽ làm cho một nhóm tài sản trở nên cực kỳ rẻ và đây cũng là điều không thể tránh khỏi trên thị trường. Mặc dù không ai có thể chắc chắn được rằng giá của của một tài sản sẽ phục hồi, một vài tài sản trong nhóm đó có vẻ sẽ bật lên không sớm thì muộn. Vì thế, những nhà đầu tư cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Một khi suy thoái kinh tế xảy ra, mọi thứ sẽ diễn ra rất nhanh. Một đợt bán tháo thường làm cho giá lao dốc không phanh.   

Những điều cần lưu ý khi đầu tư trong suy thoái kinh tế

Những điều cần lưu ý khi đầu tư trong suy thoái kinh tếNhững điều cần lưu ý khi đầu tư trong suy thoái kinh tế

Một cuộc khủng hoảng tài chính thường sẽ gắn liền với một đợt suy thoái, đánh dấu sự suy giảm về hiệu suất xuyên suốt những nền kinh tế. Trong bối cảnh này, những khoản đầu tư thường có rủi ro lớn khi thị trường có sự biến động mạnh, còn những triển vọng tương lai thì không chắc chắn. Có rất nhiều điều quan trọng mà bạn cần phải cân nhắc trước khi đầu tư trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Chẳng hạn như:

Đa dạng hóa các danh mục đầu tư

Người ta luôn nói: “Đừng bao giờ đặt hết trứng vào trong một giỏ”. Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ làm giảm thiểu rủi ro cụ thể, từ đó có thể tối thiểu hóa rủi ro chung. Điều này không chỉ có nghĩa là nên đầu tư vào nhiều loại tài sản mà còn có nghĩa là nên giao dịch những nhóm tài sản khác khác nhau.

Tùy theo khẩu vị rủi ro, danh mục đầu tư của bạn có thể bao gồm một ít tài sản rủi ro thấp (như cổ phiếu hưởng cổ tức, kim loại quý, trái phiếu chính phủ và tiền mặt). Phần vốn đầu tư còn lại có thể được phân bổ cho những tài sản rủi ro hơn (như cổ phiếu tăng trưởng, tiền điện tử và những hợp đồng CFD).

Thời điểm đầu tư

Thời điểm đầu tư được xem là một yếu tố quan trọng khi mọi thứ diễn ra một cách quá nhanh và thị trường bắt đầu sụp đổ. Thị trường biến động mạnh có thể khiến cho những tài sản trong danh mục đầu tư của bạn bị mất giá và vốn đầu tư bị thua lỗ. Tuy nhiên, khi biến động qua đi, khả năng bạn sẽ đưa ra một quyết định đầu tư hiệu quả cũng tăng lên. Rõ ràng là không một ai có thể dự đoán trước được điểm vào lệnh hoàn hảo một cách tuyệt đối.

Đầu tư theo từng giai đoạn cụ thể

Vì những lý do đã đề cập như trên, đầu tư tất cả cùng một lúc (hay còn gọi là đầu tư tổng hợp) là một chiến thuật có vẻ sẽ mang nhiều rủi ro trong bối cảnh thị trường đang hỗn loạn. Thay vào đó, việc đầu tư theo từng giai đoạn hoặc trung bình hóa chi phí đầu tư sẽ là một giải pháp hợp lý hơn cho những nhà đầu tư không thích rủi ro. Với chiến lược này, vốn đầu tư được chia nhỏ thành nhiều phần, nhờ đó làm giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động.

Trang bị cho mình một thần kinh thép

Mỗi nhà đầu tư có một mức độ khẩu vị rủi ro khác nhau. Việc đầu tư trong thời kỳ suy thoái kinh tế có thể khiến nhiều người bị áp lực. Hãy thử hình dung ra rằng danh mục đầu tư của bạn mất đi 10% giá trị chỉ trong một ngày! Một số người sẽ không thể chịu được sức ép trong một hoàn cảnh như vậy, mặc dù thị trường vẫn có khả năng phục hồi đâu đó trong tương lai gần. Vì vậy, cần lưu ý rằng đầu tư trong thời kỳ kinh tế suy thoái luôn đòi hỏi thần kinh thép.

Đầu tư cổ phiếu trong suy thoái kinh tế

Kinh tế suy thoái khiến những nhà đầu tư lo ngại về về tương lai của nhiều công ty. Việc không chắc chắn về triển vọng phát triển cũng là nguyên nhân gây ra những đợt bán tháo. Nói một cách công bằng thì điều này cũng tạo ra một số cơ hội tiềm năng cho những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Một số người ví von rằng đầu tư trong thời kỳ suy thoái kinh tế cũng giống như cố gắng bắt lấy con dao đang rơi. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì rủi ro suy thoái kép hoặc rủi ro bán tháo tiếp tục sẽ luôn hiện diện. Tuy nhiên, sau khi đã trang bị cho mình những biện pháp phòng ngừa (4 quy tắc bên trên), nhà đầu tư vẫn có đạt mức tỷ suất sinh lời mong muốn, đặc biệt là đầu tư dài hạn.

>> Tham khảo: Chứng khoán phái sinh là gì? Cơ hội đầu tư khi thị trường giảm

Một số cổ phiếu chống suy thoái

Một số cổ phiếu chống suy thoái

Một số cổ phiếu chống suy thoái

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhiều nhà đầu tư thường thích đầu tư vào những cổ phiếu an toàn. Vậy làm thế nào để tìm được những cổ phiếu phát triển ổn định ngay cả trong thời kỳ suy thoái?

Nhiều người sẽ đầu tư vào những công ty chất lượng cao với nền tảng cơ bản ổn định, với một bảng cân đối kế toán lành mạnh và tỷ lệ nợ thấp. Ngoài ra, cổ phiếu an toàn trước suy thoái nên được đánh dấu bởi dòng tiền ổn định cũng như có thể dự đoán được. Những công ty nằm trong nhóm này thường thuộc các ngành có lịch sử hoạt động tốt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn. Sau đây là một số ngành nghề:

  • Chăm sóc sức khỏe: Vấn đề chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu quanh năm ở  nền kinh tế phát triển. Nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ vẫn ở mức tương đối ổn định ngay cả trong thời kỳ suy thoái. Thậm chí một số công ty có thể được hưởng lợi từ một cuộc khủng hoảng tương tự như đại dịch Covid-19 vừa qua.
  • Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu: Thực phẩm, đồ uống, hàng gia dụng hay sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân hoặc thuốc lá đều được coi là hàng hóa không theo chu kỳ, nghĩa là nhu cầu sử dụng những mặt hàng này luôn tồn tại. Một đợt bán tháo nhanh chóng trên thị trường có thể sẽ là cơ hội để mua một số cổ phiếu chủ lực của người tiêu dùng đã được thiết lập rất tốt. Một đợt bán tháo cổ phiếu có thể sẽ là cơ hội để mua vào cổ phiếu của các công ty hàng tiêu có nền tảng kinh doanh tốt.
  • Dịch vụ tiện ích: Những công ty cung cấp điện, khí đốt hoặc nước cho cộng đồng giữ vai trò vô cùng quan trọng và nó chỉ có thể bị cắt giảm ở một mức độ nhất định (chủ yếu ở những nhà máy do sản lượng bị kìm hãm). Do đó, một số nhà đầu tư có thể coi cổ phiếu của những công ty dịch vụ tiện ích là lựa chọn hàng đầu trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Nhìn chung, đầu tư vào cổ phiếu để được hưởng cổ tức cũng nằm trong số những lựa chọn đầu tư thông minh trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Những cổ phiếu hưởng cổ tức thường sẽ là cổ phiếu của những doanh nghiệp lâu đời và có vị thế dẫn đầu trong thị trường. Điều quan trọng là chúng thường sở hữu tất cả những dấu hiệu của cổ phiếu chống suy thoái. Trong nhiều thập kỷ qua, cổ phiếu hưởng cổ tức đã được coi là một khoản đầu tư tốt nhất trong thời kỳ suy thoái. Nếu quan tâm về vấn đề này, bạn có thể đọc thêm bài “Đầu tư vào cổ phiếu hưởng cổ tức”.

Cổ phiếu công nghệ trở nên vượt trội trong đại dịch Covid-19

Cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại dịch covid 19 có phần khác biệt so với những đợt khủng hoảng trước khi mọi người trên thế giới bị buộc phải ở trong nhà do chính quyền áp đặt những lệnh hạn chế và giãn cách. Và điều này rõ ràng đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta ở nhiều khía cạnh. Trong đó, làm việc tại nhà và sự trỗi dậy của việc mua sắm trực tuyến là những thay đổi lớn nhất. Dưới đây là những ngành nghề hưởng lợi nhiều nhất từ đại dịch.

Công nghệ thông tin: Cổ phiếu của các công ty phần mềm và dịch vụ, công ty phần cứng cũng như chất bán dẫn đều tăng giá khi những lệnh hạn chế đã khiến hàng triệu người buộc phải ở nhà và làm việc tại nhà. Nhiều công ty đã có được chỗ đứng vững chắc trong ngành và đang cố gắng giành nhiều lợi thế hơn nữa. Để có lựa chọn đầu tư thông minh trong thời kỳ suy thoái, bạn cần cân nhắc tới lĩnh vực quan trọng này.

Dịch vụ truyền thông: Những công ty viễn thông có thể được xem như là những doanh nghiệp tương đối ổn định và có vẻ như là một sự lựa chọn tốt ở thời kỳ suy thoái. Mặt khác, một số cổ phiếu của ngành truyền thông và giải trí đã tăng giá khi việc giãn cách xã hội khiến cho mọi người dành nhiều thời gian chơi trò chơi điện tử hoặc đăng ký những dịch vụ xem phim trực tuyến lớn (như là Netflix hoặc Disney+). Đầu tư vào những lĩnh vực tương đối ổn định có thể được coi là chiến thuật hợp lý để bảo vệ vốn đầu tư của bạn khỏi sự khủng hoảng cũng như kinh tế.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất về suy thoái kinh tế là gì? Tuy nhiên, sức ảnh hưởng ở mỗi quốc gia và mỗi khu vực sẽ có những hậu quả khác nhau. Nếu không có những biện pháp điều chỉnh đúng đắn thì suy thoái kinh tế có thể dễ dàng nhấn chìm một quốc gia cũng như dẫn đến tình trạng “vỡ nợ”. Mỗi quốc gia cần có những chiến lược lâu dài và tính đến những trường hợp có thể xảy ra đối với nền kinh tế.

FTV – Luôn tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn về đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Hà Nội & TP.HCM

Phương châm hành động của FTV: TÂM – TÍN – TIN – TRÍ – TRỊ, chúng tôi luôn cố gắng học hỏi, phục vụ quý Khách hàng theo cách tốt nhất để “CÙNG NHAU KIẾN TẠO TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN!“.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về suy thoái kinh tế là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận