VNINDEX1290.99 (-0.5 -0.04%)949,595,102 CP 21,526.04 Tỷ 149 87 233HNXINDEX235.72 (-0.2 -0.08%)97,591,086 CP 1,735.70 Tỷ 43 49 65VN301352.56 (1.71 0.13%)419,804,704 CP 11,901.50 Tỷ 15 5 12HNX30516.04 (-2.49 -0.48%)42,189,400 CP 977.46 Tỷ 8 6 16

Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Chứng khoán được coi là tấm gương phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Có thể nói rằng, thị trường chứng khoán luôn luôn thay đổi theo từng chu kỳ của kinh tế. Khi hiểu về chu kỳ kinh tế sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đầu tư sáng suốt hơn. Vậy chu kỳ kinh tế là gì? Nên đầu tư theo chu kỳ kinh tế như thế nào cho hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của FTV.

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế hay còn được gọi là chu kỳ kinh doanh. Đây là khái niệm dùng để chỉ những sự biến động của GDP thực tế. Sự biến động này tạo thành một chu kỳ gồm những giai đoạn như: Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và cuối cùng là hưng thịnh.

GDP là gì? GDP là viết tắt tiếng anh của từ Gross Domestic Product. Nó có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. 

Ví dụ: khi thu nhập của người dân tăng lên sẽ dẫn theo nhu cầu tiêu dùng cũng tăng. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ tăng nguồn cung của hàng hóa, đồng thời mở rộng các nhà máy, gia tăng nhu cầu sản lượng của hàng hóa. Số lượng người lao động sẽ tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Việc sản lượng hàng hóa gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ dẫn đến GDP tăng. Đây được xem là thời kỳ tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng đến đỉnh điểm thì sẽ xảy ra hiện tượng lượng cung nhiều hơn lượng cầu. Lúc này các chỉ số tiêu dùng sẽ giảm xuống. Lúc này, nền kinh tế chính thức bước vào chu kỳ suy thoái.

Cứ như vậy, những sự kiện này lặp đi lại và tạo thành một chu kỳ của nền kinh tế. Trong một chu kỳ sẽ từ tăng trưởng đến suy thoái, cũng có thể chia ra thành các giai đoạn khác nhau dựa trên những đặc điểm của từng giai đoạn khác nhau.

Nguyên nhân gây nên chu kỳ kinh tế

Theo các nhà sử học và kinh tế chính trị, thì đây là kết quả tự nhiên của những yếu tố thị trường. Sản xuất dư thừa và tiêu dùng thấp, hay còn có thể được hiểu đơn giản hơn là mức cung lớn hơn cầu, được cho là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế. Cụ thể, những nguyên nhân dẫn đến việc này diễn ra theo các quy trình sau:

Vào giai đoạn hưng thịnh của chu kỳ trước, thì những doanh nghiệp phát triển và đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất. Từ đó, lượng hàng hóa sản xuất được tăng lên. Bên cạnh đó, mức thu nhập của người lao động cũng tăng tỷ lệ thuận với khả năng sản xuất của doanh nghiệp, mức chi tiêu cũng được nâng cao. Các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và đạt khả năng mở rộng quy mô.

Tuy nhiên, đến một mức độ nhất định, lượng sản phẩm được sản xuất sẽ vượt quá nhu cầu của thị trường. Lúc này, cung nhiều hơn cầu, các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và nhân lực để giảm bớt chi phí sản xuất. Thu nhập giảm, mức chi tiêu của thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận. Đây là nhân tố dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế và bắt đầu chu kỳ mới.

Những giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Một chu kỳ kinh tế diễn ra theo trình tự 4 giai đoạn: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. 

  • Suy thoái kinh tế: đây là thuật ngữ kinh tế vĩ mô dùng để chỉ sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế nói chung của một khu vực nhất định.
  • Khủng hoảng kinh tế: Là trạng thái mất cân bằng tổng thể hoặc mất cân bằng trong từng lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Sự mất cân bằng này sẽ ảnh hưởng đến rối loạn lớn trong đời sống kinh tế – xã hội. 
  • Phục hồi: Là việc nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại. Trong đó tổng sản lượng thực tế từ vị trí đáy của chu kỳ tăng trở lại mức sản lượng tiềm năng và tiến tới là đỉnh mới của chu kỳ nền kinh tế. Giai đoạn này được đặc trưng bởi tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, mức thu nhập tăng, thị trường hàng hóa và các dịch vụ sôi động trở lại, tỷ lệ hàng tồn kho cũng giảm để đáp ứng theo nhu cầu tái thiết của thị trường.
  • Hưng thịnh: Đây là giai đoạn đạt đỉnh của chu kỳ kinh tế. Tổng sản lượng thực tế, năng suất, công ăn việc làm, hoạt động tiêu dùng, sản xuất của nền kinh tế đạt đến mức cực đại. Về cơ bản, đây là giai đoạn mà nền kinh tế đã chạm tới mức tăng trưởng cao nhất, thị trường đã phát triển hết tiềm năng của nó. 

Năm 2022 tình hình chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới

Chúng ta có thể nhận thấy rằng năm nay, năm 2022 nền kinh tế đang từng bước tiến đến nấc thang đầu tiên của một chu kỳ kinh tế suy thoái. Cụ thể, nền kinh tế đang dần chậm phát triển sau đại dịch toàn cầu Covid-19. Cùng với tình hình lạm phát tăng cao và việc những tổ chức tín dụng tăng lãi suất liên tục cụ thể mới đây vào ngày 22/09 FED đã quyết định tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp trong năm 2022 này. Ngay sau khi FED tăng lãi suất, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động kịch trần.

Bên cạnh đó, về phía châu Âu và các nước đồng minh cũng đang phải đối mặt với việc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng khí đốt. Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy, nguyên nhân một phần do chiến tranh từ Nga và Ukraine, bên cạnh đó, việc bùng nổ các nền kinh tế số cũng đã dẫn đến nền kinh tế truyền thống bị chững lại rõ rệt.

Hai chu kỳ kinh tế tại Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là bắt đầu từ năm 1997 và năm 2008. Đây là hai thời điểm mà sự suy thoái kinh tế lớn nhất, rõ rệt nhất mà nước ta đã phải chịu ảnh hưởng từ thị trường tài chính. Các cuộc khủng hoảng này diễn ra tại thời điểm mà tình hình phát triển nền kinh tế Việt Nam đang còn yếu kém, không có sức đề kháng với những tác động từ bên ngoài. 

Và chu kỳ kinh tế gần đây nhất mà có đáy chu kỳ bắt đầu từ năm 2019 - 2021. Đến năm 2022 nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, mức GDP tăng trở lại, tình hình lạm phát đang được kiểm soát tốt. Cụ thể hiện nay, Việt Nam cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng không ít, khi chu kỳ kinh tế ở Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế nhẹ. Bằng chứng là việc các ngân hàng nhà nước huy động vốn với lãi suất tăng cao. Song song đó sự mất giá của đồng tiền với tình trạng hạn chế tiêu dùng trong nước tương tự như những nước khu vực khác.

Sự ảnh hưởng từ chu kỳ kinh tế

Những tác động và ảnh hưởng của chu kỳ này trong kinh tế dễ dàng nhận thấy nhất ở giai đoạn suy thoái. Khi xảy ra sự suy thoái, ngay lập tức những hoạt động kinh tế bị đình trệ rõ rệt, tổng sản lượng sản xuất suy giảm mạnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp vào giai đoạn suy thoái kinh tế cũng tăng cao hơn so với mức bình thường. Có thể nói, giai đoạn suy thoái mang đến những ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ cho nền kinh tế khôn chỉ tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Ngược lại, giai đoạn phục hồi lại đem  đến sự tác động và ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế. Điển hình sản lượng sản xuất đã tăng cao, những hoạt động kinh tế được diễn ra nhộn nhịp. Tại giai đoạn phục hồi này, thì tỷ lệ thất nghiệp trên thị trường được giảm xuống mạnh mẽ do nhu cầu về nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp có nhu cầu tăng cao. Với mức thu nhập và chi tiêu của người lao động lúc này được cải thiện theo hướng tích cực.

Hậu quả từ sự khủng hoảng kinh tế

Nếu trường hợp tình trạng suy thoái nền kinh tế không được kiểm soát. Thì sẽ gây nên khủng hoảng kinh tế với những tác động nặng nề cụ thể như sau:

  • Gây nên tình trạng bất ổn trong và ngoài nước: Đây chính là một vòng xoáy mà không có lối thoát. Khi những doanh nghiệp và người dân bị chịu ảnh hưởng với các khoản thanh toán, thu hồi nợ, hay như chi trả lãi vay trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ dẫn đến việc các công ty, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm ngân sách, cắt giảm nhân sự, nhân viên. Và sẽ gây ra tình trạng mất việc làm gia tăng, nạn nghèo đói, tình hình lạm phát tăng cao, kéo theo đó là nhiều bất ổn xã hội sẽ ngày càng gia tăng.
  • Khủng hoảng nền kinh tế thế giới: Tình hình khủng hoảng trong một quốc gia sẽ tạo nên sự ảnh hưởng đến khu vực. Và hiển nhiên việc khủng hoảng khu vực cũng sẽ kéo theo khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu. Chính vì sự phụ thuộc và liên đới trong hợp tác nền kinh tế giữa nhiều quốc gia. Đặc biệt những quốc gia lớn có ảnh hưởng hàng đầu như: Mỹ, châu âu, nga, trung quốc. 
  • Tình trạng khủng hoảng nhân đạo: Tình trạng này thể hiện rõ nhất thông qua việc nhiều trẻ em bị bạo hành, bỏ đói và nghèo, không còn được học hành và tình trạng di cư ồ ạt sang các nước phát triển hơn gia tăng.

Các biện pháp, phương hướng đối phó với chu kỳ kinh tế

Những biến động của chu kỳ này không tuân theo một quy luật cụ thể, nhất định nào và cũng không xảy ra trường hợp có hai chu kì liên tiếp giống nhau. Bên cạnh đó, cũng chưa có công thức hay phương pháp nào có thể dự đoán, đưa ra chính xác thời gian sẽ xảy ra chu kỳ. Chính vì vậy, những biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế cần phải được xây dựng một cách linh hoạt, chủ động và có căn cứ vào chu kỳ đó.

Do đó chu kỳ kinh tế cũng sẽ khiến cho những kế hoạch kinh tế của nhà nước bị phá vỡ, và việc chống chu kỳ trở thành nhiệm vụ hàng đầu được đề ra ngăn chặn. Tùy thuộc vào những cách lý giải nguyên nhân dẫn đến chu kì này mà sẽ có những phương pháp đối phó khác nhau. Có hai nhóm là  chủ nghĩa kinh tế tự do mới và trường phái kinh tế học vĩ mô lớn là chủ nghĩa Keynes cùng với 2 nhóm này là hai hướng đối phó riêng biệt phù hợp với từng nhóm, cụ thể:

  • Với chủ nghĩa Keynes: Theo chủ nghĩa Keynes, thì chu kỳ kinh tế này được hình thành từ tình hình thị trường không hoàn hảo khiến cho tổng cầu biến động. Do vậy, cách để đối phó với việc này theo chủ nghĩa Keynes là cần áp dụng chính sách quản lý về tổng cầu của thị trường. Khi nền kinh tế bị thu hẹp lại thì áp dụng những chính sách như nới lỏng và ngược lại, khi nền kinh tế có hiện tượng khuếch trương thì cần phải thắt chặt.
  • Với chủ nghĩa kinh tế tự do mới: Theo trường phái chủ nghĩa kinh tế mới này thì quan điểm cho rằng chu kỳ kinh tế xảy ra là do có sự can thiệp từ chính phủ hoặc từ các cú sốc về cung ngoài những dự tính. Vì vậy, cách để đối phó của chủ nghĩa kinh tế mới là cần phải điều chỉnh cú sốc cung và hạn chế những sự can thiệp từ chính phủ. 

Vậy nên để có một nền kinh tế  phát triển và hoạt động có hiệu quả, đạt được sự hưng thịnh trong thời gian dài hạn thì mỗi một quốc gia cũng cần có những cách thức riêng để kiểm soát và ổn định lại chu kỳ kinh tế của chính mình. Hiện nay vòng luẩn quẩn về chu kỳ kinh tế này được đồng thời kiểm soát bởi Chính phủ và Ngân hàng trung ương.

Dự báo tình hình chu kỳ kinh tế

Phần lớn những chuyên gia kinh tế hiện nay đã không ngừng nghiên cứu và xây dựng nên các biện pháp và công cụ dự báo tình hình biến động của nền kinh tế. Như đã chia sẻ ở trên thì hiện này, cho dù chưa có công thức tính và phương pháp nào để có thể dự báo chính xác được chu kỳ kinh tế  này, song những mô hình và các công thức có tính chất dự báo đang dần được hình thành và xây dựng. Cùng với sự phát triển của nền khoa học và công nghệ, những mô hình kinh tế lượng phức tạp hiện đã được xây dựng.

Với rất nhiều những biến số và các hệ phương trình, thì các mô hình kinh tế lượng được nhận xét là có khả năng dự báo chu kỳ kinh tế khá cao. Tiên phong cho sự phát triển của những công cụ dự báo này có thể kể đến một số cái tên nổi tiếng như: Lawrence Klein (Nobel 1980), Jan Tinbergen (Giải Nobel 1969). Trải qua một thời gian, những thao tác dự báo chu kỳ kinh tế này đạt độ chính xác cao hơn dù chưa đạt mức tuyệt đối. 

Cách đầu tư hiệu quả và an toàn theo chu kỳ kinh tế 

Thông thường thì chu kỳ 10 năm thì khủng hoảng kinh tế sẽ lại bắt đầu bằng những cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Cho dù sự khủng hoảng kinh tế là một nỗi ám ảnh với toàn xã hội, thì bên cạnh đó cũng có rất nhiều người đã trở thành tỷ phú bởi vì sự đầu tư khôn ngoan.

Dưới đây là một số cách đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư bảo đảm được tài sản vốn có và có khả năng tăng lợi nhuận trong từng chu kỳ kinh tế.

  • Đầu tư vàng: Đây có thể nói là dù cho có bao nhiêu biến động trong lịch sử thì vàng vẫn luôn là tài sản có tính thanh khoản cao và an toàn nhất.
  • Đầu tư vào bất động sản: Việc đầu tư vào thị trường bất động sản luôn là kênh đầu tư an toàn và khôn ngoan nhất. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư mới F0 thì cũng nên sáng suốt chọn cho mình loại hình đầu tư bất động sản phù hợp với từng giai đoạn của thị trường.
  • Tham gia vào đầu tư tài chính và bảo hiểm nhân thọ: Hiện nay bảo hiểm nhân thọ luôn được ưu tiên trong giai đoạn khủng hoảng tài chính kinh tế.
  • Mua cổ phiếu an toàn: Việc đầu tư vào cổ phiếu giúp phần lớn các nhà đầu tư giảm bớt sự trượt giá của đồng tiền và có lợi tức ngay trong hàng tháng. 
  • Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể đầu tư cổ phiếu lô lẻ với mức giá cực thấp – trải nghiệm việc làm cổ đông một số các công ty lớn với số vốn nhỏ. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app MyTrade sẽ được ưu đãi nhiều lợi ích. Giao dịch chứng khoán hai chiều với số vốn sinh viên.

Mối quan hệ thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế

Thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng tương lai của doanh nghiệp và nền kinh tế. Đồ thị chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán có tính tương đồng. Tuy nhiên, biểu đồ của chứng khoán thường đi trước biểu đồ chu kỳ kinh tế của một quốc gia. 

Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, thị trường chứng khoán đã chạm đáy. Khi nền kinh tế chạm đáy thì thị trường chứng khoán có những dấu hiệu khởi sắc và tăng nhẹ. Giá trị thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi (Recovery). Cuối cùng, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thì chứng khoán lại suy thoái và đi xuống.

Từ mối quan hệ liên quan mật thiết của thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm mua vào – bán ra hợp lý nhất. Dự đoán được sự tăng giá của các mã cổ phiếu, từ đó đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp.

Lựa chọn lĩnh vực và mã chứng khoán đầu tư theo chu kỳ kinh tế

Dựa trên chu kỳ kinh tế, với những chính sách kiểm soát hỗ trợ của nhà nước, một số ngành sẽ có sự tăng trưởng nổi bật. Nhà đầu tư cần phân tích đặc điểm của từng ngành theo chu kỳ kinh tế để lựa chọn giải pháp phù hợp.

Kết luận

Chu kỳ kinh tế là một hiện tượng sẽ không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào cả. Các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế được thể hiện rõ ràng với những biểu hiện khác biệt nhau. Và nguyên nhân gây ra việc này là có liên quan đến các mối quan hệ giữa cung và cầu của thị trường. Tùy thuộc vào từng cách nhận định nguyên nhân sẽ dẫn đến chu kỳ kinh tế theo hai chủ nghĩa và sẽ có những biện pháp đối phó khắc phục khác nhau. 

Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi FTV nếu quý nhà đầu tư có bất kỳ những câu hỏi hay thắc mắc nào về chu kỳ kinh tế hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất. 

FTV – Đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay. 

 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận