VNINDEX1228.05 (-0.28 -0.02%)533,795,655 CP 12,747.00 Tỷ 143 86 221HNXINDEX221.23 (-0.53 -0.24%)51,526,000 CP 813.01 Tỷ 43 56 62VN301286.08 (-0.59 -0.05%)194,193,260 CP 6,104.94 Tỷ 10 1 18HNX30468.1 (-1.71 -0.36%)22,729,900 CP 478.00 Tỷ 8 3 20

Quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro trong đầu tư

Hiện nay, dù  làm bất cứ việc gì, đầu tư kinh doanh gì cũng luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Trong đó, đầu tư chứng khoán cũng vậy, tuy đem lại khả năng sinh lời cao nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Hôm nay hãy cùng chuyên mục kiến thức FTV tìm hiểu khái niệm quản trị rủi ro là gì? Cách quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán để giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi ích trong nội dung bài viết ngay sau đây nhé !

quan-tri-rui-ro-la-gi

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro là gì?

Đây là quá trình nhận dạng, đo lường, phân tích, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm ra các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực.

Rủi ro có thể xảy ra với danh mục đầu tư vào tài sản giao dịch bao gồm sự đảo chiều với xu hướng, chênh lệch của giá, sự kiện chính trị, sụp đổ thị trường, rủi ro tiền tệ, phá sản, báo cáo thu nhập, báo cáo của chính phủ, lạm phát và chính sách tiền tệ.

Nhà đầu tư cần có một quy trình quản trị rủi ro cho riêng mình nhầm xác định, điều chỉnh và quản lý tất cả các rủi ro tìm ẩn mà tài khoản phải đối mặt để quy mô tồn thích được giảm thiểu ở mức tối đa.

quan-tri-rui-ro-la-giKhái niệm quản trị rủi ro 

Tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là một quá trình quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp hay dự án. Việc quản trị rủi ro đảm bảo rằng các rủi ro tiềm tàng được phát hiện sớm, đánh giá và giảm thiểu trong quá trình thực hiện dự án, hoạt động kinh doanh.Tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro bao gồm:

  • Đảm bảo an toàn cho tổ chức, doanh nghiệp hay dự án: Việc quản trị rủi ro đảm bảo rằng các rủi ro tiềm tàng được phát hiện và xử lý kịp thời, từ đó giảm thiểu rủi ro đối với tổ chức, doanh nghiệp hay dự án.
  • Tăng cường hiệu quả và hiệu suất: Quản trị rủi ro giúp các tổ chức, doanh nghiệp hay dự án tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến các rủi ro.
  • Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật: Việc quản trị rủi ro đảm bảo rằng các tổ chức, doanh nghiệp hay dự án tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý rủi ro.
  • Tăng tính minh bạch và trách nhiệm: Việc quản trị rủi ro giúp các tổ chức, doanh nghiệp hay dự án trở nên minh bạch và trách nhiệm hơn trong việc quản lý các rủi ro và đảm bảo sự thành công của hoạt động.

Vì vậy, quản trị rủi ro là một yếu tố quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp hay dự án.

Quy trình quản trị rủi ro trong chứng khoán hiệu quả

  • Xác định khẩu vị rủi ro

Lợi nhuận và rủi ro thường tỉ lệ thuận với nhau, vì thế các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro lớn khi đầu tư vào các công ty start up, cổ phiếu small caps… càng có khả năng thu được lợi nhuận lớn hơn. Việc xác định khẩu vị rủi ro chứng khoán của mỗi nhà đầu tư sẽ tác động tới quá trình lựa chọn cổ phiếu để đầu tư.

  • Nghiên cứu kỹ cổ phiếu trước khi đầu tư chứng khoán

Các nhà đầu tư thận trọng thường sẽ  không bao giờ thực hiện đầu tư mà không có nghiên cứu trước hay đưa ra chứng minh về lý do tại sao cổ phiếu lại hấp dẫn để mua. Nhà đầu tư có thể tham khảo các phương pháp lựa chọn cổ phiếu Canslim hay phương pháp đầu tư chứng khoán giá trị của Waren Buffett để tìm ra cổ phiếu tốt trước khi đầu tư.

  • Cần phải theo dõi sát sao các khoản đầu tư

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay không chỉ chịu tác động từ các thông tin kinh tế vĩ mô mà còn bị ảnh hưởng bởi các tin tức từ kinh tế thế giới.

Thị trường tài chính và các công ty luôn thay đổi hằng ngày, hàng tuần, chính vì vậy việc kinh theo dõi những biến động về hoạt động kinh doanh và thị trường.

Việc theo dõi các tin tức hàng ngày sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra những điều chỉnh về danh mục đầu tư một cách kịp thời, tránh bị thua lỗ hay hưởng lợi từ các thông tin trên.

quan-tri-rui-ro-la-gi

Quy trình quản trị rủi ro

  • Đa dạng hóa danh mục

Điều này giúp hạn chế tác động của một cổ phiếu lên toàn bộ danh mục. Nếu một cổ phiếu chiếm 80% danh mục và cổ phiếu đó giảm 30 % thì tổng tài sản của nhà đầu tư xe buýt đi gần một phần tư và nhà đầu tư đó sẽ cần vay lãi 33 % để gỡ lại khoản lỗ 25 % trước kia.

Tuy nhiên, nếu cổ phiếu đó chỉ chiếm 15 % danh mục, khoản thua lỗ sẽ sấp sỉ 5 % và đồng thời các cổ phiếu khác có thể sinh lời, sau đó làm giảm tác động thực tế của cổ phiếu này lên danh mục đầu tư.

Việc đa dạng hóa danh mục không có nghĩa là phải loại bỏ hoàn toàn rủi ro, mà thay vào đó việc đa dạng hóa giúp giảm thiểu một phần rủi ro cá biệt của từng cổ phiếu và tiếp tục đưa danh mục về mức rủi ro tương đương với rủi ro hệ thống.

Xem thêm: Đa dạng hóa danh mục đầu tư là gì?

  • Đầu tư có kỷ luật

Đưa ra những quyết định theo nguyên tắc đặt ra trước đó sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế được các khoản thua lỗ lớn ta giúp có một định hướng rõ ràng trong đầu tư.

Khi lựa chọn mua cổ phiếu dựa trên các tiêu chí kĩ thuật, giờ đầu tư cũng nên bán đi các cổ phiếu hoặc hạ tỉ trọng khi các tiêu chí đó bị vi phạm thay vì việc trân trọng hành động và ngồi đợi các cổ phiếu đó quay trở lại mức giá vốn trước đó.

Bởi trên thực tế rất nhiều loại cổ phiếu không thể quay trở về mức giá ban đầu hoặc cũng mất nhiều năm để trở về. Việc bán ra khi các khoản lỗ còn nhỏ giúp bảo toàn vốn để tìm kiếm các cơ hội khác.

Xem thêm: Rủi ro tài chính là gì?

Ý nghĩa của việc quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình đánh giá, quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của một tổ chức hoặc dự án. Việc quản trị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức vì nó giúp đảm bảo sự ổn định và độ tin cậy trong hoạt động của họ, từ đó tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Các lợi ích của việc quản trị rủi ro bao gồm:

  • Đảm bảo sự ổn định và liên tục trong hoạt động của tổ chức: Việc quản trị rủi ro giúp định danh và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn, từ đó giảm thiểu nguy cơ thiệt hại đến hoạt động của tổ chức và đảm bảo sự ổn định và liên tục trong hoạt động của họ.
  • Tăng cường sức mạnh cạnh tranh: Việc quản trị rủi ro giúp tổ chức tìm ra cách để tận dụng các cơ hội phát triển, giảm thiểu rủi ro và tăng cường sức mạnh cạnh tranh.
  • Tăng độ tin cậy của tổ chức: Việc quản trị rủi ro giúp tăng độ tin cậy của tổ chức trong mắt khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.
  • Giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả: Việc giảm thiểu các rủi ro và tận dụng các cơ hội phát triển giúp giảm thiểu các chi phí không cần thiết và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức.
  • Tăng khả năng đối phó với các thách thức bất ngờ: Việc quản trị rủi ro giúp tổ chức đối phó với các thách thức bất ngờ và khó lường, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến hoạt động và giảm thiểu các thiệt hại cho các bên liên quan.

Tóm lại, việc quản trị rủi ro là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của tổ chức và giúp đảm bảo sự ổn định, độ tin cậy và tăng cường sức mạnh cạnh tranh.

Vai trò của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Việc quản trị rủi ro là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vai trò của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Đánh giá rủi ro: Việc quản trị rủi ro giúp đánh giá các rủi ro mà doanh nghiệp đang đối diện, từ đó giúp quản lý nắm được tình hình và đưa ra các quyết định phù hợp để giảm thiểu các rủi ro này.
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro để tránh những thiệt hại về tài chính, thương hiệu và uy tín.
  • Tăng cường độ tin cậy của doanh nghiệp: Việc quản trị rủi ro giúp tăng cường độ tin cậy của doanh nghiệp đối với các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.
  • Tối ưu hóa quản lý rủi ro: Việc quản trị rủi ro giúp tối ưu hóa quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, từ đó tăng hiệu quả hoạt động và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.
  • Tạo sự đột phá và phát triển bền vững: Việc quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tìm ra cách tận dụng cơ hội và đưa ra các quyết định đột phá để phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh.

Tóm lại, việc quản trị rủi ro đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp đánh giá và giảm thiểu rủi ro, tăng cường độ tin cậy của doanh nghiệp, tối ưu hóa quản lý rủi ro, tạo đột phá và phát triển bền vững.

Những rủi ro có thể gặp phải trong đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán là một hình thức kinh doanh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Thế nên, khi tham gia đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán cũng như khi đầu tư thông qua các quỹ, các nhà đầu tư chứng khoán cần tìm hiểu trước và có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp.

Những loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán có thể phân chia thành:

Rủi ro hệ thống hay còn được gọi là rủi ro thị trường đây là rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.

Rủi ro cụ thể hay còn được gọi là rủi ro phi hệ thống, xảy ra ở từng trường hợp đầu tư riêng lẻ, Ảnh hưởng cả biệt tới khoản đầu tư đó, không có tính chất bao trùm cả thị trường. Ngoài ra có thể phân chia rủi ro như sau:

  • Rủi ro về kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội hiện nay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt trong đời sống, trong đó có chứng khoán, cổ phiếu. Đặc biệt hơn là sự biến động của cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển kinh tế, chính sách của nhà nước.

Nền kinh tế ổn định giúp da tăng lượng cung tiền vào cổ phiếu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt giá trị của thị trường chứng khoán. Ngược lại, nếu nền kinh tế trở nên sa sút, tình hình xã hội bất ổn cũng làm giảm triển vọng vào các cổ phiếu trên thị trường, giảm lượng cung tiền, kéo theo giá trị cổ phiếu bị xuống dốc.

  • Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường được xem là một trong những rủi ro chính trong đầu tư chứng khoán, bởi vì thị trường chứng khoán có sự tham gia của rất nhiều yếu tố như cơ quan quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư. Do đó sự thay đổi của một yếu tố bất kỳ đều có thể gây ảnh hưởng gây nên sự biến động của thị trường.

Nếu cơ quan quản lý lỏng lẻo, hệ thống luật thiếu chặt chẽ sẽ tạo thành sơ hở cho các bên liên quan lợi dụng để làm giá cổ phiếu, kiến thức và đầu tư hoang mang, lượng tiền đổ vào chứng khoán cũng sẽ giảm sút.

Tuy nhiên không ít đợt sắp ra rất mạnh trong ngắn hạn lại là cơ hội kiếm lời rất lớn hoặc mua cổ phiếu giá rẻ của các nhà đầu tư có kinh nghiệm.

quan-tri-rui-ro-la-gi

Rủi ro thường gặp phải

  • Rủi ro ngành

Mỗi cổ phiếu sẽ đại diện cho một doanh nghiệp thường một cái nghề kinh doanh khác nhau. Mỗi ngành nghề đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, sau đó rồi sao ngành luôn hiện hữu theo chu kỳ nên kinh tế thị trường.

Trong một diễn biến tốt đẹp, các ngành được hưởng lợi từ nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng tạo nền tảng tốt cho cổ phiếu trong ngành. Ngược lại, cổ phiếu có thể  có diễn biến xấu nếu các ngành liên tiếp xảy ra những bất lợi.

  • Rủi ro về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Cổ phiếu thường có xu hướng phát triển theo bước đà phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thường có mức tăng trưởng doanh thu, tăng lợi nhuận cũng như tình hình vay đỡ, sử dụng vốn ổn định… điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của cổ phiếu. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi với cổ tức được chia từ lợi nhuận giữ lại hằng năm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, dẫn đến làm ăn thua lỗ, nợ xấu triền miên,… sẽ làm giảm sức hút của cổ phiếu, nhà đầu tư cũng không thể nhận được cổ tức đều đặn cuối năm.

  • Rủi ro bởi tính thanh khoản thấp

Tính thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ việc người mua và người bán sẵn sàng tham gia trao đổi mua bán cổ phiếu hay không. Thay đổi một cách đơn giản là bạn có thể dễ dàng mua bán cổ phiếu đó trên thị trường hay không. Tính thanh khoản của thị trường là khá cao, tuy nhiên mỗi mã cổ phiếu lại có tính thanh khoản khác nhau.

  • Rủi ro về thông tin

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn được đánh giá là có tính minh bạch rất thấp, thường xảy ra tình trạng gian lận trong các báo cáo tài chính.

Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán phải có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm dày dặn cũng như tìm hiểu kỹ lưỡng để phân biệt giữa những gì người khác muốn cho mình thấy và những gì mình cần nhìn thấy.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng bài viết này đã giúp cho các nhà đầu tư mới bắt đầu biết cách kiểm soát rủi ro đầu tư chứng khoán và gia tăng lợi nhuận thông qua các quyết định đầu tư đúng đắn.

Đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam - FTV

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều yếu tố. Nếu bạn muốn thử sức với chứng khoán nhưng chưa có kinh nghiệm gì thì có thể liên hệ ngay với Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV chúng tôi. Tại đây các bạn sẽ được các chuyên gia tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro và đầu tư đem về lợi nhuận cao.

Đến với FTV, các chuyên gia sẽ được cập nhật những thông tin mới nhất về các biến động thị trường bằng các số liệu thống kê, bảng phân tích thị trường. Đồng thời, các bạn sẽ được cung cấp miễn phí các loại tài liệu tham khảo như thống kê thị trường, biểu đồ, cũng như cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Nếu có những câu hỏi thắc mắc và muốn biết thêm các thông tin chi tiết về quản trị rủi ro là gì, bạn có thể liên hệ ngay đến Công Ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV với số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia trợ giúp tư vấn nhanh chóng nhất nhé!

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận