VNINDEX1284.09 (-5.18 -0.4%)922,547,400 CP 23,203.75 Tỷ 217 148 256HNXINDEX242.58 (-0.76 -0.31%)80,199,750 CP 1,761.96 Tỷ 83 233 92VN301296.9 (-6.3 -0.48%)288,210,403 CP 9,842.20 Tỷ 7 1 22HNX30533.82 (-2.44 -0.45%)56,484,400 CP 1,416.91 Tỷ 10 4 16

Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản trong đầu tư chứng khoán

Dòng tiền luôn chuyển động xoay vòng trong kinh tế tài chính, tuy nhiên tốc độ tăng tiền vận động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó có thể được vận động nhanh hoặc chậm hơn. Tốc độ vận động dòng tiền được thể hiện qua rất nhiều khía cạnh khác nhau trong nền kinh tế như: tốc độ luân chuyển vốn, khả năng thanh toán, tốc độ chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt,… gọi chung đó là tính thanh khoản. Tính thanh khoản là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đầu tư tài chính. Việc hiểu được thuật ngữ này sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong tài việc phân tích thị trường. Vậy thanh khoản là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đối với hình thức đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà  FTV cha sẻ cho các bạn nhé!

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản trong đầu tư chứng khoán

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là một thuật ngữ kinh tế được dùng để diễn tả khả năng chuyển đổi nhanh tiền mặt hay còn được gọi là tính lỏng của một tài sản hoặc của một sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Tiền mặt có độ thanh khoản tuyệt đối là 100%, bởi tiền có thể trở thành công cụ mua bán trao đổi hàng hóa hoặc có khả năng thanh toán tất cả các giao dịch. Cổ phiếu và trái phiếu được xem là những tài sản có tính thanh khoản cao, chúng có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng.

Các loại tài sản như hàng tồn kho, máy móc, nhà máy có độ thanh khoản rất thấp vì chúng là những tài sản đầu tư dài hạn, thường có khấu hao trong quá trình sử dụng.

Bẫy thanh khoản là gì?

Khái niệm: Bẫy thanh khoản chỉ một tình trạng của thị trường mà tại thời điểm đó mức lãi suất giảm xuống quá thấp, mọi nhà đầu tư sẽ giữ các tài sản dễ thanh toán (là tài sản không sinh lợi) hơn là việc giữ các tài sản sinh lợi khác.

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Hoạt động đánh giá tình hình thanh khoản của một tài sản mang lại những lợi ích đối với các nhà cung cấp, nhà đầu tư hay ngân hàng mà nó còn giúp chính doanh nghiệp nắm được tình hình thanh toán của mình. Từ đó, đưa ra những kế hoạch và hướng quản trị tài chính tốt nhất.

Đối với doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp việc đánh giá tính thanh khoản đóng vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính. Cụ thể là:

  • Thể hiện tính thanh khoản của công ty đó và giúp bộ máy tổ chức có thể nhận ra được các vấn đề và đưa ra quyết định xử lý phù hợp nhất.
  • Giúp doanh nghiệp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và giải quyết dứt điểm. Từ đó, đảm bảo các khoản vay được thanh toán đúng kỳ hạn đồng thời giữ vững niềm tin trong mắt nhà đầu tư và đối tác.
  • Đội ngũ lãnh đạo sẽ đưa ra những phương án quản trị phù hợp hơn giúp tối ưu nguồn tài chính và tăng tính thanh khoản, nhằm nâng cao dòng tiền lành mạnh và tính linh hoạt.
  • Thông qua việc đưa ra phương án quản trị phù hợp từ đội ngũ lãnh đạo, có thể giúp cho doanh nghiệp tăng tính thanh khoản và tối ưu nguồn tài chính. Khi tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, việc nhận biết tính thanh khoản này sẽ giúp tiết kiệm và tạo ra cơ hội để phát triển để nâng cao dòng tiền lành mạnh cho doanh nghiệp.

Đối với ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư của doanh nghiệp

Đối với nhà đầu tư, ngân hàng và các chủ nợ của doanh nghiệp, việc đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp đó sẽ đem lại một số ý nghĩa nhất định như sau:

  • Đánh giá được tình hình thanh khoản của một đơn vị tổ chức sẽ giúp các nhà đầu tư, bên cho vay nhận biết được những rủi ro về mặt thanh khoản của doanh nghiệp đó. Từ đấy có thể cân nhắc và đưa ra quyết định có nên đầu tư, cho vay không.
  • Nếu như doanh nghiệp đang có khoản nợ với ngân hàng, cần phải thanh lý tài sản nhằm đáp ứng chi trả cho khoản nợ đó. Khi đó, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp bằng việc cho vay thông qua hình thức thế chấp tài sản đó.
  • Dựa vào chỉ số thanh khoản mà các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.

thanh-khoan-la-gi

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Các loại tài sản có tính thanh khoản cao

  • Tiền mặt

Là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, vì tính lưu thông liên tục với nhu cầu sử dụng cao và rất đa dạng mục đích sử dụng như: thanh toán trực tiếp, lưu thông và tiết kiệm.

  • Các khoản đầu tư ngắn hạn

Hiện nay các khoản đầu tư ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh thứ hai, vì nó có tỷ lệ chuyển đổi thành tiền mặt trong khoảng thời gian khá ngắn, thời gian đầu tư của các khoản này chỉ vài ngày đến vài tháng.

  • Các khoản phải thu

Các khoản phải thu cũng tùy thuộc vào thị trường các khoản thu nợ được thanh toán theo thời hạn khác nhau. Trong một thị trường cụ thể các khoản phải thu hoặc đỡ công có thể kéo dài tới vài tháng hoặc vài năm.

Top 5 tài sản có tính thanh khoản caoTop 5 tài sản có tính thanh khoản cao

  • Các khoản ứng trước ngắn hạn

Trong giao dịch, các khoản ứng trước từ những ngành nghề khác nhau cũng là một tài sản có thời gian chuyển đổi ra tiền mặt tương ứng với các khoản phải thu.

  • Hàng hóa tồn kho

Hàng hóa tồn kho được cho là có tính thanh khoản thấp nhất trong những thứ đã kể trên vì còn phải trải qua rất nhiều quá trình như: kiểm kê, phân phối và cuối cùng là tiêu thụ trong một khoảng thời gian rất lâu.

Xem thêm: Điểm chứng khoán là gì? Cách tính, ý nghĩa của bảng điểm chứng khoán

Thanh khoản trong chứng khoán là gì?

Trong chứng khoán, tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi tiền mặt thành chứng khón hoặc chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt.

Những chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán đã có sẵn trên thị trường. Việc mua đi - bán lại chứng khoán được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng, cùng với giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng phục hồi vốn đầu tư ban đầu.

Trong chứng khoán, tính thanh khoản cho phép nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi tiền mặt dễ dàng khi cần và đây cũng chính là nguyên nhân chính để thu hút các nhà đầu tư thực hiện đầu tư chứng khoán.

Công thức tính thanh khoản và ví dụ

Tính thanh khoản sẽ được tính toán dựa trên 3 loại tỷ số. Điển hình như thanh khoản hiện thời, thanh khoản nhanh và thanh khoản tức thời.

Công thức để tính cho từng phần cụ thể như sau:

- Tỷ số thanh khoản hiện thời chính là khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Đồng thời, thì tỷ số này cũng phản ánh hệ số thanh toán nguồn vốn lưu động với công thức tính như sau:

Tính toán tỷ số thanh khoản hiện thời = Số tài sản lưu động / khoản nợ ngắn hạn

Ví dụ:

Tỷ số thanh khoản hiện thời nếu nhỏ hơn 1: Thì khả năng trả nợ yếu và có nguy cơ phá sản.

Tỷ số thanh khoản hiện thời nếu lớn hơn 1: Thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn tốt.

- Tỷ số thanh khoản nhanh chính là việc các doanh nghiệp có thể thanh toán mà không cần phải xử lý hàng tồn kho.

Công thức tính cụ thể như sau:

Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Số lượng hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

Ví dụ:

Tỷ số trong thanh khoản nhanh sau khi tính nếu < 0.5: Chứng tỏ các doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn trong chi trả và tính thanh khoản thấp.

Tỷ số thanh khoản nhanh sau khi tín nếu > 0.5: Thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang có khả năng chi trả tốt và có thanh khoản cao.

- Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán tức thời chính là việc thanh toán bằng tiền mặt. Nhà đầu tư có thể tính được tỷ số này bằng công thức sau:

Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán tức thời = Nguồn vốn được tính bằng tiền / Khoản nợ ngắn hạn

Nguồn vốn bằng tiền sẽ bao gồm nhiều loại như tiền đang chuyển, hay tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Đồng thời, những khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn hoàn toàn có thể chuyển đổi thành tiền trong 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn cũng được tính trong trường hợp này.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán

Thanh khoản gây ảnh hưởng rất lớn đến số mệnh chứng khoán của một doanh nghiệp, cho nên có rất nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản của chứng khoán.

  • Tài chính doanh nghiệp

Các chỉ số trong tài chính doanh nghiệp thường phản ánh trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp đó lớn, có sự uy tín, làm ăn tốt, ổn định và phát triển đều đặn, điều này có nghĩa là doanh nghiệp có tính thanh khoản tốt và ngược lại.

  • Quy định của Nhà nước và Cơ quan quản lý

Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân thủ và chịu sự quản lý trực tiếp từ những chính sách và quy định của nhà nước, của các cơ quan quản lý đó. Vì thế, tính thanh khoản ở đây cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ những quy định này.

Thanh khoản chứng khoánThanh khoản chứng khoán

  • Nhà đầu tư nước ngoài

Tính thanh khoản của chứng khoán còn bị tác động bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật Việt Nam quy định chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết và được phép mua 49% cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác đã niêm yết.

Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua hết các mã cổ phiếu họ đang nhắm đến, họ chỉ có thể lựa chọn những loại cổ phiếu phù hợp nhất. Từ đó, cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận doanh nghiệp trong nước bị hạn chế rất nhiều.

Tâm lý chung của các nhà đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán. Khi thị trường có xu hướng tăng cao các nhà đầu tư thường có tâm lý chi tiền mua bán kiếm lợi nhuận khi thị trường khởi sắc hơn. Ngược lại, khi thị trường có dấu hiệu đi xuống nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang và cẩn thận hơn.

Các kênh đầu tư như bất động sản, vàng đều có mối quan hệ với nhau. Khi thị trường có biến động thì ít nhiều nó cũng sẽ tác động đến thị trường khác đặc biệt là chứng khoán. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới những rủi ro thanh khoản trong chứng khoán.

Để hạn chế mức độ rủi ro xuống thấp nhất trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nên phân bổ nguồn vốn phù hợp và đặc biệt cần phải xem xét đến khả năng bán lại chứng khoán đó nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư và phòng ngừa rủi ro không bán lại được hoặc bị mất giá thì bán.

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Thanh khoản là yếu tố được nhà đầu tư, các ngân hàng hết sức quan tâm và sử dụng để cân nhắc đến khả năng bán lại chứng khoán để thu hồi vốn. Chứng khoán có khả năng thanh khoản thấp sẽ đồng nghĩa với việc khó tìm được người mua lại hoặc có thể bán với mức giá thấp. Trong quá trình này nhà đầu tư hay các ngân hàng nắm giữ loại chứng khoán đó sẽ phải chịu tổn thất về tài chính nặng nề.

Trên thực tế, khi một nhà đầu tư nắm giữ quá nhiều loại chứng khoán mà không thể bán ra và phải chịu thua lỗ từng ngày thì đây chính là rủi ro trong thanh khoản chứng khoán.

Các cách để quản lý rủi ro thanh khoản là gì?

Một số biện pháp giúp quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả cụ thể:

  • Bằng cách sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để đa dạng việc thu hút nguồn vốn.
  • Sử dụng một số những công cụ hỗ trợ tái cấp vốn.
  • Quản lý và thực hiện nghiêm túc những quy định về hoạt động tín dụng từ nhà nước.
  • Cơ cấu lại những nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động một cách hợp lý giữa trung và ngắn hạn.
  • Duy trì sự ổn định và hợp lý về tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và dự trữ tiền mặt.

Những sản phẩm như vàng, bất động sản hay như bảo hiểm… trên thị trường đều có các mối quan hệ liên thông với nhau. Khi thị trường biến động thì đều sẽ ảnh hưởng toàn diện tới thị trường chứng khoán, gây nên những rủi ro thanh khoản.

Tính thanh khoản ngân hàng là gì?

Tính thanh khoản ngân hàng được coi là khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền, gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Ngân hàng được xem là một kênh đầu tư có tính thanh khoản bậc nhất trên thị trường.

Tùy thuộc vào đặc tính của nhu cầu mà các ngân hàng sẽ có những khoản cho vay dài hạn và ngắn hạn khác nhau.

Thanh khoản ngắn hạn hay nói một cách khác chính là khả năng đáp ứng nhu cầu khoản thanh toán của người gửi. Đây là tiền gửi có kỳ hạn đã đến hạn hoặc khoản tiền gửi giao dịch các công cụ huy động vốn thuộc thị trường tiền tệ.

Dù là khoản vay ngắn hạn hay dài hạn thì ngân hàng cũng phải có nguồn tiền dự phòng để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.

Tính thanh khoản trong thị trường hàng hóa phái sinh

thanh-khoan-la-gi

Thanh khoản hàng hóa phái sinh

Hàng hóa phái sinh là nơi diễn ra hoạt động mua bán các hợp đồng tương lai, sản phẩm hàng hóa trên thị trường gồm 04 nhóm chính là nông nghiệp, năng lượng, kim loại và nguyên liệu công nghiệp. 

Do những sản phẩm lưu thông trên thị trường hàng hóa phái sinh đều là các mặt hàng rất cần thiết đối với đời sống con người cũng như quá trình sản xuất, nên hàng hóa phái sinh được đánh giá là một thị trường năng động và có tính thanh khoản tương đối cao.

Tuy nhiên, độ thanh khoản trong hàng hóa phái sinh cũng chứa rất nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư. Bởi khi tham gia vào kênh này, các nhà đầu tư có thể liên kết với sàn giao dịch trên thế giới như: TOCOM, NYMEX, CBOT... khiến cho những thông tin được truyền đạt nhanh chóng. Thị trường có tính minh bạch, rõ ràng và tránh tình trạng dư luận giá cả trên thị trường tạo ra sự an toàn cho những người tham gia.

FTV – Đơn vị chuyên tư vấn về đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

Năm 2022, thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều yếu tố. Bạn muốn thử sức với thị trường chứng khoán mà chưa có kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể liên hệ ngay với FTV – Công ty Cổ phần Đầu tư và công nghệ FTV để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro và đầu tư sinh lời.

Khi liên hệ với FTV, các bạn sẽ được cập nhật những thông tin mới nhất về các biến động thị trường. Không chỉ vậy, bạn còn được cung cấp miễn phí các loại tài liệu tham khảo như biểu đồ phân tích, thống kê thị trường và các cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng.

Nếu như có thắc mắc hay muốn biết thêm các thông tin chi tiết về thanh khoản là gì, vui lòng liên hệ ngay với FTV số HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia tư vấn.

Xem thêm: Thương phiếu là gì? Phân loại, đặc điểm của thương phiếu

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận