Trong thị trường đầu tư chứng khoán nói chung và các loại trái phiếu nói riêng, thuật ngữ Outright được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Mặc dù vậy đây vẫn là một khái niệm vô cùng xa lạ đối với những nhà đầu tư cơ bản hay những ai mới tham gia vào thị trường. Họ vẫn luôn luôn muốn biết và hiểu thêm về các thuật ngữ chưa rõ như trái phiếu Outright. Hiểu được điều đó, chuyên mục kiến thức FTV mang đến cho các bạn đọc những thông tin quan trọng về để khách hàng biết được khái niệm Outright là gì. Mời các bạn đọc đang quan tâm đến lĩnh vực đầu tư này cùng theo dõi ngay nhé !
Outright là gì?
Khái niệm Outright là gì?
Outright là thuật ngữ dùng để biểu hiện một loại trái phiếu có mặt trong thị trường chứng khoán. Đây chính là cụm từ được sử dụng để gọi các loại trái phiếu được giao dịch theo phương thức giao dịch Outright.
Các loại trái phiếu Outright chứng khoán cũng sẽ được thực hiện bằng phương pháp giao dịch thông thường. Giao dịch Outright là một giao dịch trái phiếu chính phủ trong đó có bên bán và chuyển giao quyền sở hữu cho một bên khác. Giao dịch Outright này sẽ không kèm theo cam kết mua lại trái phiếu cổ phần.
Các quy định cơ bản về giao dịch trái phiếu Outright
Đối với cổ phiếu, trái phiếu hay các loại chứng khoán khác thì Sở giao dịch chứng khoán đều đưa ra những quy định chung. Trong đó thì quá trình giao dịch về trái phiếu Outright cũng vậy, sẽ có nhiều quy định riêng. Cụ thể như sau:
Về thời gian giao dịch Outright
Sở giao dịch chứng khoán thường sẽ có những quy định chung đối với trái phiếu Chính phủ, khi thực hiện giao dịch trái phiếu Outright, các nhà đầu tư phải tuân thủ theo khung giờ sau:
+ Phiên sáng bắt đầu từ 09h00 đến 11h30
+ Phiên chiều tiếp tục từ 13h00 đến 14h15
Cũng giống như các kênh giao dịch khác, giao dịch trái phiếu Outright hoạt động chỉ từ thứ hai đến thứ sáu, còn các ngày cuối tuần như thứ 7, chủ nhật và các ngày Lễ Tết sẽ nghỉ không giao dịch.
Loại hình trái phiếu Outright được giao dịch
Trái phiếu Outright là gì?
Phương thức giao dịch được thực hiện cho trái phiếu Outright chính phủ thường có kỳ hạn danh nghĩa trên một năm sẽ thực hiện theo giao dịch và do kho bạc Nhà nước phát hành. Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm sau cũng được giao dịch trên phương thức này đó là:
+ Tín phiếu kho bạc sẽ do kho bạc Nhà nước phát hành và thường có kỳ hạn danh nghĩa không vượt quá 52 tuần (1 năm)
+ Trái phiếu Outright được Chính phủ bảo lãnh
+ Trái phiếu Outright chính quyền địa phương
Xem thêm: Cổ phiếu tăng trưởng là gì?
Một số quy định về mệnh giá và đơn vị giao dịch trái phiếu Outright
Mệnh giá và đơn giá
Mệnh giá và đơn giá giao dịch cũng là hai yếu tố vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư cần phải quan tâm khi thực hiện giao dịch trái phiếu Outright:
- Mệnh giá giao dịch là 100.000 đồng
- Đơn vị niêm yết giá là 01 đồng
- Đơn vị giao dịch là một trái phiếu trên tín phiếu
- Biên độ dao động về giá thì không có quy định
Lệnh giao dịch
Lệnh giao dịch trái phiếu Outright
Khi giao dịch trái phiếu Outright thông thường, các lệnh giao dịch thường được áp dụng bao gồm:
- Lệnh thỏa thuận điện tử trên toàn thị trường: Đây là lệnh được thỏa thuận điện tử trên toàn thị trường và bao gồm các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn có hiệu lực trong ngày được trao công khai trên hệ thống.
- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn, sẽ có hai loại là lệnh yêu cầu chào giá và lệnh báo cáo giao dịch
+ Lệnh yêu cầu chào giá
Lệnh yêu cầu chào giá của trái phiếu Outright có tính chất quảng cáo được sử dụng khi các nhà đầu tư chưa xác định rõ đối tác trong quá trình giao dịch. Lệnh yêu cầu chào giá có thể gửi đến một cá nhân hay một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường.
Lệnh chào mua hoặc lệnh chào bán với cam kết chắc chắn thành công. Lệnh chào mua với cam kết chắc chắn được sử dụng để trao đổi và tương ứng với lệnh yêu cầu chào giá. Lệnh chào giá với cam kết chắc chắn thường chỉ được gửi đích danh cho những thành viên đã gửi lệnh yêu cầu chào giá.
+ Lệnh báo cáo giao dịch
Khi nhập giao dịch vào hệ thống trong trường hợp giao dịch trái phiếu Outright đã được các bên thỏa thuận xong về các điều kiện trong giao dịch thì nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh báo cáo như vậy.
Xem thêm: Phương pháp đầu tư 4M - Ứng dụng phương pháp 4M trong đầu tư
Khối lượng giao dịch tối thiểu
Khối lượng giao dịch là loại lệnh giao dịch sẽ được đi cùng trong giao dịch trái phiếu Outright. Điều này cụ thể như sau:
- Khối lượng giao dịch tối thiểu là 100 trái phiếu Outright Chính phủ khi các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch mua hoặc bán thông thường trái phiếu Chính phủ theo phương thức thỏa thuận điện tử.
- Khối lượng giao dịch tối thiểu của nhà đầu tư đó là 10.000 trái phiếu Chính phủ khi nhà đầu tư thực hiện với giao dịch mua hoặc bán thông thường, trái phiếu Outright theo phương thức thỏa thuận thông thường.
Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán Outright
Giao dịch trái phiếu Outright có phương thức thanh toán bù trừ đa phương với T+1.
Sửa và hủy lệnh
Khi giao dịch trái phiếu Chính phủ, nhà đầu tư được sửa và hủy lệnh theo quy định của thị trường
Các nhà đầu tư còn được phép hủy hoặc sửa lệnh giao dịch khi chưa được thực hiện
Sau giờ giao dịch trái phiếu Outright, trường hợp phát hiện ra lỗi đối với các giao dịch đã tiến hành thực hiện phải báo cáo bằng văn bản tới Sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội về việc giao dịch có lỗi ngay trong ngày thực hiện giao dịch.
Việc sửa lỗi của lệnh sau giờ giao dịch sẽ được thực hiện theo quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán về cách sửa lỗi sau giao dịch đối với các chứng khoán niêm yết.
Các nhà giao dịch được phép tiến hành việc xin sửa lệch khi đã thực hiện trong thời gian giao dịch.
Các ngân hàng tạo lập thị trường Việt Nam về giao dịch trái phiếu Outright
Trong năm 2022, Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết vừa kết nạp thêm 02 ngân hàng là nhà tạo lập thị trường mới tham gia giao dịch trái phiếu Outright.
Theo đó có 13 nhà tạo lập thị trường về giao dịch trái phiếu Outright cụ thể sẽ được chúng tôi sẽ liệt kê ngay sau đây:
- Ngân hàng BIDV hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Ngân hàng MSB hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Kỹ Thương Việt Nam (Ngân hàng Techcombank)
- Ngân hàng Vietinbank hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam
- Ngân hàng Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) ANZ Việt Nam
- Ngân hàng Sacombank hay có tên cụ thể Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quốc tế Việt Nam (Ngân hàng VIB)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng VPBank)
- Ngân hàng Trách nhiệm Hữu hạn (TMCP) Sài Gòn
- Ngân hàng Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) Standard Chartered Việt Nam
- Ngân hàng ACB hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Phương Đông (Ngân hàng Oricombank hay OCB)
- Ngân hàng HDBank hay Ngân hàng (TMCP) Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Kết luận
Trên đây chính là tất cả những thông tin về khái niệm Outright là gì. Hy vọng với những gì mà chuyên mục kiến thức FTV vừa cung cấp đã giúp các nhà đầu tư có thêm những kiến thức bổ ích cho bản thân mình. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về một loại giao dịch trái phiếu quan trọng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi các bài viết từ chúng tôi. Chúc các bạn thành công !