VNINDEX1239.28 (-12.43 -0.99%)608,012,444 CP 13,485.25 Tỷ 92 58 319HNXINDEX231.04 (-1.38 -0.59%)48,997,775 CP 870.83 Tỷ 44 42 75VN301281.38 (-12.92 -1%)247,445,248 CP 6,756.88 Tỷ 3 1 26HNX30499.52 (-4.61 -0.91%)21,626,600 CP 554.12 Tỷ 5 2 22

Nợ ngắn hạn là gì? Phân loại và ý nghĩa của nợ ngắn hạn

Trong đầu tư việc thực hiện những khoản vay nhằm mục đích cung cấp vốn cho doanh nghiệp để xoay vòng là điều rất quen thuộc. Trong bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp nào đó, mục nợ ngắn hạn sẽ cho biết khoản nợ mà công ty phải trả trong thời gian một năm. Là một nhà đầu tư bạn cần hiểu rõ được thuật ngữ này để có thể đưa ra những lập luận và phân tích chính xác nhất cho mình. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của FTV để tìm hiểu thêm về nợ ngắn hạn là gì nhé!

Nợ ngắn hạn là gì?

Nợ ngắn hạn là gì?Nợ ngắn hạn là gì?

Nợ ngắn hạn được xem là nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của công ty phải trả trong thời gian một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động bình thường.

Nợ ngắn hạn thường sẽ được thanh toán bằng tài sản lưu động, là những tài sản được doanh nghiệp sử dụng hết trong vòng một năm. Ví dụ về những khoản nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, cổ tức, nợ ngắn hạn và những khoản phải trả cũng như thuế thu nhập phải trả.

Nợ ngắn hạn thường sẽ được thanh toán bằng tài sản lưu động, gồm những tài sản được sử dụng hết trong vòng một năm. Tài sản lưu động gồm tiền mặt hoặc những khoản phải thu là tiền khách hàng nợ để bán hàng.

Tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn được xem là một yếu tố quan trọng trong việc xác định khả năng thanh toán những khoản nợ liên tục của công ty khi đến hạn. Những khoản phải trả thường là một trong các tài khoản nợ ngắn hạn lớn nhất trên báo cáo tài chính của một công ty và đại diện cho các hóa đơn chưa thanh toán của nhà cung cấp. Các công ty thường cố gắng khớp ngày thanh toán để những khoản phải thu của họ sẽ được thu trước khi khoản phải trả cho nhà cung cấp. 

Để khách hàng hiểu rõ hơn về Nợ ngắn hạn là gì? Chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:

Ví dụ: một công ty có thể có thời hạn là 70 ngày đối với khoản tiền nợ nhà cung cấp của họ, điều này sẽ dẫn đến việc yêu cầu khách hàng của họ thanh toán trong thời hạn là 35 ngày. Nợ ngắn hạn cũng có thể sẽ được thanh toán bằng việc tạo ra một khoản nợ hiện tại mới, chẳng hạn như nghĩa vụ nợ ngắn hạn mới.

Ý nghĩa của nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là một khoản nợ phổ biến, luôn xuất hiện trong những hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Nếu bạn muốn tham gia thị trường chứng khoán, tìm hiểu loại nợ này đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ số này cũng phản ánh phần nào bức tranh kinh tế của doanh nghiệp mà bạn đang quan tâm.  Nó giúp nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đúng đắn.

Đối với những nhà đầu tư chứng khoán, đọc và nắm vững những khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là điều rất quan trọng trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp cổ phiếu. Một công ty mang tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn cao thường đáng tin cậy hơn so với những đơn vị khác. Đây cũng là một căn cứ rất quan trọng để giúp bạn có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, tránh những rủi ro tài chính đáng tiếc.

Mức độ phản ánh của nợ ngắn hạn

Mức độ phản ánh của nợ ngắn hạn

Mức độ phản ánh của nợ ngắn hạn

Nhìn vào những khoản được xác định là nợ ngắn hạn trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể thấy đây đều là những khoản nợ được sử dụng vào mục đích để duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.

Nợ ngắn hạn được xem là một trong số những khoản tất yếu gắn liền với hoạt động kinh doanh của đa số các doanh nghiệp, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Đây không chỉ là khoản vay thông thường mà nó còn phản ánh nhiều góc độ quan trọng về tình hình kinh tế của chính doanh nghiệp.

Nhìn vào những khoản nợ ngắn hạn, các nhà đầu tư và phân tích có thể đánh giá được phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp, dự đoán công ty đó liệu có đủ tài sản lưu động để giải quyết những khoản nợ ngắn hạn hay không.

Các nhà đầu tư thường sẽ quan tâm đến hai chỉ số là hệ số thanh toán hiện thời (tiếng anh là current ratio),  hệ số thanh toán nhanh (tiếng anh là quick or acid-test ratio) và chỉ số tiêu vốn lưu động ròng (tiếng anh là net working capital) để có thể xác định khả năng tài chính của doanh nghiệp, trong đó:

  • Hệ số thanh toán hiện thời xác định bằng công thức sau:

Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/Khoản nợ ngắn hạn

  • Hệ số thanh toán nhanh xác định bằng công thức sau:

Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và chứng khoán ngắn hạn/Khoản nợ ngắn hạn

Tiền và chứng khoán ngắn hạn = Tài sản lưu động - Lượng hàng tồn kho

  • Chỉ tiêu vốn lưu động ròng xác định bằng công thức sau:

Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động - Khoản nợ ngắn hạn

Một doanh nghiệp mang tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn càng cao thì doanh nghiệp đó có độ tin cậy càng cao so với các doanh nghiệp khác. Đây được xem là một trong số những yếu tố quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định “rót vốn” vào doanh nghiệp.

Ngoài ra, thông qua khoản nợ ngắn hạn, chủ doanh nghiệp còn xác định được những khoản chi phí phát sinh trong kỳ sau so với kỳ trước. Từ đó, có thể đưa ra các dự định phù hợp cho doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm: Chứng khoán nợ là gì? Phân loại, đặc điểm của chứng khoán nợ

Phân loại các khoản được xếp vào danh mục nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Phân loại các khoản được xếp vào danh mục nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Phân loại các khoản được xếp vào danh mục nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Như đã trình bày ở trên thì nợ ngắn hạn chính là một thuật ngữ cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm có nhiều khoản cần thanh toán ở trong một chu kỳ nhất định. Dưới đây là một số những loại nợ ngắn hạn phổ biến trong doanh nghiệp mà bạn có thể tìm hiểu nhằm mục đích tăng thêm vốn kiến thức của bản thân. 

Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng

Một doanh nghiệp sau khi được thành lập, ở trong quá trình hoạt động thì khó có thể tránh được vấn đề phải vay ngân hàng để tạm thời chi cho nhiều khoản phát sinh. Tùy theo mục đích sử dụng cũng như thời hạn mà những doanh nghiệp cần vay hoặc các đơn vị tín dụng. Nếu là những khoản vay có thời hạn dưới một năm thì đây được xếp vào khoản nợ ngắn hạn. 

Đối với những khoản vay có thời gian ngắn này thì mức lãi suất cũng như số tiền mà doanh nghiệp vay thường sẽ không quá lớn. Khoản tiền này thường sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời ở trong sản xuất, kinh doanh và nhà đầu tư thực hiện đánh giá có thể hoàn trả trong một khoảng thời gian ngắn.  

Thương phiếu

Thương phiếu chính là một trong những hình thức được doanh nghiệp phát hành với một kỳ hạn không quá 90 ngày. Thương phiếu thường được phát hành với  mục đích tài trợ cho những khoản phải thu, hàng tồn kho hoặc những khoản nợ ngắn hạn như bản lương,…. Do vậy, khi năm giữ thương phiếu thì bạn đã trở thành một trong những chủ nợ của doanh nghiệp và đây cũng là một khoản nợ ngắn hạn.  

Đi kèm với quyền lợi khi phát hành thương phiếu luôn là nghĩa vụ thanh toán đúng hạn mà doanh nghiệp cần phải lưu ý. Việc thanh toán này sẽ bao gồm cả tiền gốc, tức là khoản tiền niêm yết ban đầu khi bán ra thương phiếu, và cả tiền lãi đi kèm. 

Tiền lương dành cho người lao động

Tiền lương của người lao động cũng là một trong các khoản tiền nằm ở trong danh sách nợ ngắn hạn  của một doanh nghiệp. Thông thường thì tiền lương của đội ngũ người lao động trong doanh nghiệp sẽ được chi trả định kỳ theo từng tháng hay theo một chu trình sản xuất nhất định. Bởi tính chất này nên khoản tiền này cũng sẽ được xếp vào trong nhóm nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 

Một ví dụ giúp cho bạn  dễ hiểu hơn như sau, giả sử một doanh nghiệp  quy định ngày thanh toán lương cho nhân viên là ngày 15 hàng tháng. Từ đó đã tạo cho doanh nghiệp một khoản nợ ngắn hạn, tức là cho tới ngày trả lương doanh nghiệp nợ của nhân viên một khoản tiền lương.

Thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp định kỳ

Khi kinh doanh thì nghĩa vụ nộp thuế là một trong những nghĩa vụ không thể nào tránh khỏi của doanh nghiệp, đặc biệt là phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là một khoản tiền mà doanh nghiệp đóng góp vào nguồn quỹ chung của đất nước và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhằm phục vụ đa dạng đối tượng. 

Việc nộp thuế sẽ được doanh nghiệp kê khai đối với cơ quan quản lý thuế. Doanh nghiệp sẽ được chủ động đăng ký về thời gian nộp thuế về cho Nhà nước, có thể theo định kỳ hàng quý, hàng tháng hay theo từng năm. Do vậy, đây cũng được xem là một phân loại nợ ngắn hạn thường gặp ở doanh nghiệp nếu không được thanh toán đúng hạn. 

Các khoản khác

Bên cạnh những khoản tiền đã được liệt kê tên một cách cụ thể thì ở mỗi doanh nghiệp còn tồn tại nhiều khoản nợ ngắn hạn khác. Công ty bạn đầu tư, mua sắm thêm trang thiết bị hay máy móc thông qua một chủ thể thứ ba nhưng chưa thể thực hiện thanh toán ngay. Nếu như khoản tiền này cần phải được thanh toán trong khoảng thời gian 01 năm thì đây cũng chính là nợ ngắn hạn.

Hợp đồng thuê ngắn hạn ở dưới 12 tháng hoặc theo một quy trình sản xuất, kinh doanh thì nhất định cũng có khả năng trở thành một khoản nợ ngắn hạn. Hiểu một cách đơn giản nhất thì những khoản tiền cần được thanh toán, tuy nhiên chưa được thanh toán ở trong một khoảng thời gian ngắn đều cần thuộc phân loại này.

Chỉ tiêu của nợ ngắn hạn

Những chỉ tiêu của nợ ngắn hạnChỉ tiêu của nợ ngắn hạn

Trong bảng cân đối kế toán, nợ ngắn hạn bao gồm những chỉ tiêu sau:

  •  Khoán thanh toán phải trả người bán ngắn hạn (Mã số là 311): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh số tiền phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc ở một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường là tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số dư Có chi tiết thuộc tài khoản 331 Phải trả cho người bán mở chi tiết cho mỗi người bán.
  • Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số là 312): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh số tiền người mua đã ứng trước để mua sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, tài sản cố định, bất động sản và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp không quá 12 tháng hay trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường ở thời điểm báo cáo (không bao gồm những khoản doanh thu nhận trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số phát sinh Có chi tiết thuộc tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết cho mỗi khách hàng.
  • Thuế và những khoản phải nộp Nhà nước (Mã số là 313): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh tổng số các khoản mà doanh nghiệp còn phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và những khoản phải nộp khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số dư Có chi tiết thuộc Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”.
  • Phải trả cho người lao động (Mã số là 314): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh các khoản doanh nghiệp phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số dư Có chi tiết thuộc Tài khoản 334 “Phải trả cho người lao động”.
  •  Chi phí phải trả ngắn hạn (Mã số là 315): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh giá trị những khoản nợ còn phải trả do đã nhận hàng hóa và dịch vụ nhưng chưa có hóa đơn hoặc những khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa có đủ hồ sơ và tài liệu nhưng chắc chắn sẽ phát sinh phải được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Chúng sẽ phải thanh toán trong vòng 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo ở thời điểm báo cáo như là:  trích trước tiền lương nghỉ phép, lãi vay phải trả… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số dư Có chi tiết thuộc Tài khoản 335 “Chi phí phải trả”.
  •  Phải trả nội bộ ngắn hạn (Mã số là 316): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh những khoản phải trả nội bộ có kỳ hạn thanh toán còn lại không vượt quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường ở thời điểm báo cáo (ngoài việc phải trả về vốn kinh doanh) giữa 2 bên là: đơn vị cấp trên cùng đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc và giữa những đơn vị hạch toán phụ thuộc của một doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số dư Có chi tiết của những tài khoản 3362, 3363 và 3368. Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với những đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này sẽ được bù trừ với “Phải thu nội bộ ngắn hạn” trên Bảng cân đối kế toán của những đơn vị hạch toán phụ thuộc.
  • Phải trả theo tiến độ của kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số là 317): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh số chênh lệch giữa tổng tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn tổng doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc hoàn thành đến cuối kỳ báo cáo của những hợp đồng xây dựng dở dang. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số dư Có của Tài khoản là 337 “Thanh toán theo tiến độ của kế hoạch hợp đồng xây dựng”.
  •  Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số là 318): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh những khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện trong vòng 12 tháng tiếp theo hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường ở thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ là số dư Có chi tiết của tài khoản là 3387 – “Doanh thu chưa thực hiện”.
  • Phải trả ngắn hạn khác (Mã số là 319): chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh những khoản phải trả khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không vượt quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường ở thời điểm báo cáo, ngoài những khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu khác, như là: Giá trị tài sản phát hiện chưa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH, KPCĐ, những khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào số dư Có chi tiết của những tài khoản là: 338, 138, 344.
  •  Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số là 320): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh tổng giá trị những khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ của các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không vượt quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo.
  • Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số là 321): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh khoản dự phòng cho những khoản dự kiến phải trả không vượt quá 12 tháng hoặc ở chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo trong thời điểm báo cáo như: dự phòng bảo hành sản phẩm, công trình xây dựng, dự phòng tái cơ cấu, những khoản chi phí trích trước, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước… những khoản dự phòng phải trả thường sẽ được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian sẽ phải trả, giá trị phải trả cùng với việc doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa từ nhà cung cấp.
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số là 322): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và Quỹ thưởng ban quản lý điều hành chưa được sử dụng tại thời điểm báo cáo.
  • Quỹ bình ổn giá (Mã số là 323): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh giá trị Quỹ bình ổn giá hiện có ở thời điểm báo cáo.
  •  Giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ (Mã số là 324): Chỉ tiêu này có nhiệm vụ phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ thuộc bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại ở thời điểm báo cáo.

>> Tham khảo: Nợ dài hạn là gì? Công thức tính và những khoản nợ dài hạn

Kết luận

Nợ ngắn hạn là gì luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư, dù là chuyên nghiệp hay mới bắt đầu bước chân vào con đường đầu tư. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, bạn sẽ biết thêm được những hiểu biết để phân loại nợ ngắn hạn phổ biến cũng như ý nghĩa của việc nghiên cứu nội dung này. Chúc bạn sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt trong quá trình đầu tư. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán và hàng hóa phái sinh FTV Việt Nam.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn về đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ nhận được hỗ trợ từ những chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, còn được cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo để từ đó có thể đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về nợ ngắn hạn là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận