VNINDEX1204.97 (-0.72 -0.06%)569,651,810 CP 14,173.88 Tỷ 127 242 195HNXINDEX227.57 (-0.52 -0.23%)61,709,800 CP 1,219.87 Tỷ 52 165 108VN301233.25 (1.08 0.09%)176,498,597 CP 6,620.02 Tỷ 11 3 16HNX30487.77 (-2.75 -0.56%)39,073,200 CP 896.46 Tỷ 5 6 19

Nợ dài hạn là gì? Công thức tính và những khoản nợ dài hạn

Nếu như các khoản nợ ngắn hạn cho biết một phần khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp thì khoản nợ dài hạn lại phản ánh cấu trúc tài chính của một công ty hay doanh nghiệp nào đó. Hiểu được nợ dài hạn là gì sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp xác định và phân tích được cấu trúc của khoản nợ, từ đó hiểu sâu sắc hơn về cấu trúc tài chính của công ty mình. Hôm nay, hãy dành một chút thời gian cùng với chuyên mục kiến thức FTV để tìm hiểu kỹ hơn về nợ dài hạn là gì, nợ dài hạn bao gồm những khoản nào để có thể vận dụng tốt nhất trong thực tiễn.

Nợ dài hạn là gì?

no-dai-han-la-giNợ dài hạn nói lên điều gì?

Nợ dài hạn trong tiếng Anh là Long Term Liabilities, đây là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp.

Theo như hướng dẫn của Bộ tài chính trong TT/200/2014/TT-BTC thì nợ dài hạn được hiểu là tất cả các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp mà thời hạn thanh toán còn lại trong khoảng thời gian từ 12 tháng trở lên hoặc hơn một chu kỳ sản xuất - kinh doanh thông thường tại thời điểm lập báo cáo.

Nợ dài hạn còn có thể được thanh toán bởi thu nhập ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ đầu tư trong tương lai hoặc bằng tiền mặt thu được từ các hợp đồng mới. Trong bảng cân đối kế toán, vị trí của nợ dài hạn thường nằm sau nợ ngắn hạn và được liệt kê thành từng khoản trong các mục rõ ràng.

Mặc dù vậy, có một số trường hợp ngoại lệ đối với nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Đối với các khoản nợ được tái cấp vốn có thể biến thành khoản nợ dài hạn.

Ngoài ra các tài khoản về nợ dài hạn cụ thể được liệt kê trên bảng cân đối kế toán để thể hiện tính thanh khoản. Vì thế, một tài khoản đến hạn trong vòng 18 tháng cũng sẽ được liệt kê trước một tài khoản đến hạn trong vòng 24 tháng. Điều này được thể hiện như khoản nợ dài hạn là trái phiếu phải trả, các khoản vay dài hạn, tiền thuế vốn, các khoản nợ lương hưu, khoản nợ chăm sóc về sức khoẻ sau khi nghỉ hưu, khoản bồi thường trả chậm, các doanh thu hoãn lại, các khoản thuế thu nhập hoãn lại và các khoản nợ phái sinh.

Vậy nợ dài hạn bao gồm những khoản nào?

Tương tự như các khoản nợ ngắn hạn, khoản nợ dài hạn cũng được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của các công ty, doanh nghiệp, mỗi khoản nợ được xác định một mã nhất định và phản ánh các khoản nợ của doanh nghiệp.

Theo quy định hiện nay thì các khoản nợ dài hạn bao gồm:

+ Nợ phải trả cho người bán dài hạn

+ Người mua phải trả tiền trước dài hạn

+ Chi phí phải trả dài hạn

+ Phải trả tiền nội bộ về nguồn vốn kinh doanh

+ Phải trả nội bộ dài hạn

+ Nguồn doanh thu chưa thực hiện dài hạn

+ Phải trả dài hạn khác

+ Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

+ Trái phiếu chuyển đổi

+ Cổ phiếu ưu đãi

+ Nguồn thuế thu nhập hoãn lại phải trả

+ Dự phòng phải trả dài hạn

+ Quỹ phát triển về khoa học và công nghệ

Dưới đây là nội dung cụ thể từng khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp:

Phải trả người bán dài hạn với mã số 331

no-dai-han-la-giNợ dài hạn

Khoản nợ này phản ánh số tiền mà các công ty, doanh nghiệp còn phải trả lại tiền cho các bên bán với thời hạn thanh toán còn lại trong khoảng thời gian trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất và kinh doanh thông thường.

Người mua trả tiền trước dài hạn với mã số 332

Ngược lại với nợ ngắn hạn, đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà các doanh nghiệp ứng trước để mua các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, tài sản cố định hay bất động sản nhưng thay vì trả ngắn hạn thì các doanh nghiệp sẽ có thời hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường, trừ các khoản đã thu nhận trước đó.

Chi phí phải trả dài hạn với mã số 333

Các khoản nợ phải mà doanh nghiệp bắt buộc phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ, tài sản... Chỉ vì chưa có giấy tờ hóa đơn hoặc các khoản chi phí của kỳ báo cáo hay chưa đủ hồ sơ mà có thời hạn thanh toán từ trên 12 tháng hoặc sau một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm nộp báo cáo cũng được xếp vào là khoản nợ dài hạn.

Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh với mã số 334

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh

Cụ thể là còn tùy thuộc vào các đặc điểm hoạt động cũng như mô hình quản lý riêng của mỗi đơn vị công ty, doanh nghiệp thực hiện việc phân cấp và theo quy định cho đơn vị phụ thuộc ghi nhận các khoản vốn do các doanh nghiệp cung cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu vốn góp của chủ sở hữu.

Cho đơn vị cấp trên lập bảng cân đối kế toán tổng hợp cho toàn doanh nghiệp thì khoản phải trả nội bộ về kinh doanh sẽ được bù trừ với khoản vốn kinh doanh ở trước đơn vị trực thuộc.

Phải trả nội bộ dài hạn với mã số 335

Ngoài khoản phải trả vốn kinh doanh, chỉ tiêu này còn phản ánh lại các khoản phải trả cho nội bộ có kỳ hạn thanh toán còn lại trong khoảng thời gian trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo giữa đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán và phụ thuộc vào đơn vị cấp trên và các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong một công ty, doanh nghiệp nào đó.

Khoản tiền này sẽ được bù trừ với chi tiêu phải thu nội bộ dài hạn trên bảng cân đối kế toán của các đơn vị thực hiện quá trình hạch toán còn phụ thuộc khi đơn vị cấp trên lập ra báo cáo tài chính tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc.

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn với mã số 336 

Các khoản doanh thu mà chưa thực hiện nhưng lại tương ứng với phần nghĩa vụ mà các doanh nghiệp này bắt buộc phải hoàn thành với thời hạn còn lại là trên 12 tháng hoặc sau một kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo tại thời điểm lập ra các báo cáo cũng sẽ được xác định là khoản nợ dài hạn.

Phải trả dài hạn khác với mã số 337

no-dai-han-la-giCách tính nợ dài hạn

Ngoài các khoản nợ dài hạn đã kể trên, các khoản tiền mà các công ty, doanh nghiệp phải trả với thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường được xếp vào các nợ dài hạn.

Một số khoản tiêu biểu thuộc nhóm này có thể kể đến như:

- Các khoản tiền nhận để ký quỹ hay ký cược dài hạn

- Các khoản cho mượn dài hạn

- Các khoản chênh lệch giữa giá bán chậm, trả góp theo cam kết với giá bán ngay dài hạn

Vay nợ và thuê tài chính dài hạn với mã số 338

Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp không thể nào tránh khỏi việc sử dụng các khoản vay nợ dài hạn để phục vụ những mục đích đầu tư và sản xuất kinh doanh lâu dài. Sau đó các khoản vay, nợ của ngân hàng, tổ chức và công ty tài chính hay các đối tượng khác mà có kỳ hạn thanh toán còn lại trong khoảng thời gian trên 12 tháng tại thời điểm lập các báo cáo sẽ được xác định là khoản nợ dài hạn.

Một số khoản vay nợ và thuê tiêu biểu có thể kể đến như:

- Tiền vay ngân hàng

- Chi phí về các tài sản cố định thuê tài chính

- Tiền thu để phát hành các loại trái phiếu thường...

Trái phiếu chuyển đổi với mã số 339

Đối với chỉ tiêu này, phần nợ gốc của các loại trái phiếu chuyển đổi do các công ty và doanh nghiệp phát hành tại thời điểm báo cáo sẽ được xác định là khoản nợ dài hạn.

Cổ phiếu ưu đãi với mã số 340

Tương tự như vậy, đây thực chất là giá trị của các loại cổ phiếu ưu đãi theo mệnh giá mà bắt buộc những người phát hành phải mua lại tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả với mã số 341

Phần lớn các khoản thuế mà các doanh nghiệp phải nộp đều sẽ được xác định là nợ ngắn hạn trừ trường hợp này. Đây chính là số thuế thu nhập của các loại doanh nghiệp đã hoãn lại nay sẽ phải trả lại tại thời điểm xác lập báo cáo.

Nếu các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời sẽ thường được khấu trừ mà liên quan đến cùng một đối tượng nội nộp thuế. Đồng thời cũng sẽ được quyết toán với cùng một cơ quan thuế thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ được bù trừ với số tiền tài khoản thuế hoãn lại. Khi có thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ phản ánh số tiền chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại với phải trả lớn hơn tài sản thuế hoãn lại.

Dự phòng phải trả dài hạn với mã số 342

Tương tự như các khoản nợ ngắn hạn hay bất cứ khoản nợ nào khác mà các công ty, doanh nghiệp cần đưa ra các khoản dự trù. Dự phòng phải trả dài hạn cho biết trước ước đoán của các doanh nghiệp về những nghĩa vụ tài chính sắp và sẽ phải trả sau 12 tháng hay sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo. Mặc dù vậy các khoản này chỉ mang tính chất ước tính mà chưa chắc chắn hoàn toàn về thời gian và mức tiền phải thanh toán.

Một số khoản tiền thuộc nhóm này có thể kể đến như:

- Dự phòng bảo hành các loại sản phẩm, hàng hóa, những công trình xây dựng...

- Dự phòng tái cơ cấu

- Một số khoản chi phí trích trước được sử dụng để sửa chữa các loại tài sản cố định theo định kỳ

- Các chi phí hoàn nguyên trong môi trường trích trước

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ với mã số 343

no-dai-han-la-giNợ dài hạn là tài sản hay nguồn vốn

Với mục tiêu phát triển dài hạn, một số doanh nghiệp đã thành lập được các quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, với số quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng đến tại thời điểm báo cáo sẽ thường được xác định là khoản nợ dài hạn.

>> Tham khảo thêm: Nợ ngắn hạn là gì? Phân loại và ý nghĩa của nợ ngắn hạn

Cách tính nợ dài hạn như thế nào?

Nợ dài hạn cho biết khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty, doanh nghiệp trong dài hạn. Đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng khoản vay để đầu tư của các doanh nghiệp này.

Các chỉ số liên quan đến nợ dài hạn càng cao thì khả năng mất kiểm soát và mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ càng lớn.

Khi nghiên cứu nợ dài hạn để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các hệ số mà các nhà phân tích thường nhìn vào bao gồm:

- Hệ số của nợ dài hạn hiện nay thường được xác định bằng công thức: 

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn / (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)

- Hệ số khả năng trả lãi thể hiện bằng công thức: 

Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãi vay 

Các hệ số trên thường sẽ phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhìn vào đây để có thể xác định được các công ty, doanh nghiệp có khả năng tạo ra những nguồn thu nhập để trả lãi kịp thời hay không?

Kết luận

Nợ dài hạn là công thức hữu ích cho các công ty, doanh nghiệp khi cần phân tích và quản lý tài chính. Các chủ doanh nghiệp có thể biết được cấu trúc tài chính của doanh nghiệp mình từ đó phân bổ nguồn vốn và các khoản đầu tư sao cho hợp lý nhất. Việc hiểu rõ nợ dài hạn là gì là vô cùng quan trọng cho các chủ công ty, doanh nghiệp trong quá trình quản lý và vận hành kinh doanh. Hy vọng những thông tin về nợ dài hạn trong bài viết mà FTV đã giúp cho các bạn hiểu thêm những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính.

FTV là đơn vị uy tín tại Việt Nam chuyên tư vấn kiến thức về đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh

Sự phát triển và sức hút không ngừng của thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong năm 2022 vẫn luôn được đánh giá cao vì là kênh đầu tư hấp dẫn, ngày càng thu hút được nhiều người tham gia. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người quan tâm và muốn thử sức với lĩnh vực đầu tư tài chính này.

Nếu bạn là "tân binh" mới bắt đầu tìm hiểu, chưa biết tìm hiểu và học hỏi kiến thức từ đâu thì có thể liên hệ với FTV hay chính xác hơn là Công ty Cổ phần Đầu Tư và Công nghệ FTV. Tại đây, chúng tôi luôn có đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm, luôn tận tình giải đáp, cùng với với vốn kiến thức và kinh nghiệm dày dặn chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn về nhiều kiến thức bổ ích, hướng dẫn về cách thức đầu tư sinh lời và làm sao để có thể phòng ngừa rủi ro tốt nhất.

Truy cập ngay vào website ftv.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến Hotline 0983 668 883 để được chúng tôi tư vấn và giải đáp về nợ dài hạn là gì trong lĩnh vực kinh doanh một cách nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận