VNINDEX1239.28 (-12.43 -0.99%)608,012,444 CP 13,485.25 Tỷ 92 58 319HNXINDEX231.04 (-1.38 -0.59%)48,997,775 CP 870.83 Tỷ 44 42 75VN301281.38 (-12.92 -1%)247,445,248 CP 6,756.88 Tỷ 3 1 26HNX30499.52 (-4.61 -0.91%)21,626,600 CP 554.12 Tỷ 5 2 22

Mô hình harmonic là gì? Cách giao dịch với mô hình Harmonic

Nếu bạn là một người am hiểu về thị trường chứng khoán hoặc bạn đã từng tìm hiểu về thị trường chứng khoán thì chắc hẳn sẽ biết đến khái niệm mô hình giá Harmonic. Tuy nhiên trong khuôn khổ nội dung bài viết này FTV vẫn muốn tổng hợp chi tiết nhất những thông tin có liên quan đến mô hình Harmonic. Đồng thời cũng sẽ phân tích chi tiết ưu nhược điểm cùng các loại mô hình giá Harmonic thường gặp tại thị trường giao dịch chứng khoán hiện nay.

Mô hình Harmonic là gì?

Mô hình Harmonic là gì?Mô hình Harmonic là gì?

Harmonic được xem là một trong số những mô hình giá ra đời khá sớm. Theo đó, mô hình này được đề xuất và phát triển từ năm 1932 do Harold M. Gartley. Đến năm 1935, Gartley bắt đầu tiến hành công bố rộng rãi mô hình Harmonic do ông phát triển thông qua việc ấn bản Profits in The Stock Markets. Kể từ đó, mô hình giá Harmonic đặc biệt này đã trở nên quen thuộc trong giới đầu tư phân tích toàn cầu, đặc biệt là với những ai theo trường phái price action nâng cao.

Mô hình giá Harmonic ban đầu của Gartley là tập hợp 5 điểm cơ bản. Khi nối chúng lại với nhau, ta được một tứ giác không cân xứng, chúng tương tự như 2 ngọn núi xếp kề liền nhau đối với mô hình tăng giá. Còn đối với mô hình giảm giá, ngọn núi đó lại bị đảo ngược xuống dưới.

Một mô hình giá Harmonic được gọi là hoàn chỉnh phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Chẳng hạn như:

  • Với mô hình Harmonic tăng giá: Đỉnh thứ 2 phải cao hơn đỉnh thứ nhất, đáy thứ 3 là đáy phải thấp hơn đáy thứ 2.
  • Với mô hình Harmonic giảm giá: Đáy thứ 2 phải là đáy cao hơn đáy thứ nhất, đáy thứ nhất cùng đỉnh thứ 3 phải thấp hơn đỉnh đầu tiên.

Ban đầu thì mô hình giá Harmonic chủ yếu sử dụng tại thị trường giao dịch chứng khoán. Sau này, người ta bắt áp dụng nó sang cả thị trường giao dịch ngoại hối và tiền mã hóa. Các mô hình giá Harmonic nguyên thủy thường chỉ được cấu thành từ 5 điểm cơ bản. Tuy nhiên sau đó, nhiều nhà phân tích bổ sung thêm những con số khiến mô hình trở nên phức tạp hơn.

Theo đó, Larry Pesavento là người đã thực hiện cải tiến mô hình giá Harmonic thông qua việc bổ sung tỷ lệ Fibonacci. Đồng thời, ông đã xây dựng quy tắc giao dịch mới. Dựa vào quy tắc được Pesavento phát triển, nhà phân tích có thể dễ dàng nhận diện được mô hình cùng với tỷ lệ Fibonacci hơn.

Sau Pesavento thì Scott M. Carney và Bryce Gilmore lại là những người tiếp tục hoàn thiện mô hình giá Harmonic. Không chỉ bổ sung thêm tỷ lệ Fibonacci, hai ông còn nghiên cứu hệ thống những quy tắc mới và tích hợp quản lý rủi ro.

Việc kết hợp tỷ lệ Fibonacci khiến mô hình giá Harmonic có thêm nhiều biến thể. Cụ thể là: Mô hình con cua, Mô hình con dơi, Mô hình cá mập, Mô hình con bướm.

Đó là các mô hình biến thể với hình dáng tương tự với một số loài động vật. Chúng xuất hiện khá thường xuyên trong biểu đồ theo dõi giá.

Đặc điểm của mô hình Harmonic qua các giai đoạn lịch sử

  • Mô hình giá Harmonic lần đầu được giới thiệu trên cộng đồng phân tích chứng khoán gồm 5 điểm cơ bản. Điểm đặc biệt là nếu nối chúng với nhau ta sẽ được một hình tứ giác không cân xứng.
  • Nếu mô hình giống như 2 ngọn núi xếp liền nhau điều đó thể hiện là mô hình tăng giá. Cùng với điều kiện đỉnh thứ hai phải cao hơn đỉnh thứ nhất. Đáy thứ ba thấp hơn đáy thứ hai.
  • Mô hình giảm giá là khi ngọn núi bị đảo ngược xuống dưới. Đáy thứ hai phải cao hơn đáy thứ nhất. Đáy thứ nhất và đỉnh thứ ba thấp hơn đỉnh đầu tiên.
  • Kế tiếp ở thời của Larry Pesavento thì mô hình giá được bổ sung thêm tỷ lệ Fibonacci. Ông đã xây dựng luật lệ giao dịch mới. Giúp cho những nhà phân tích dễ dàng nhận biết mô hình cùng với tỷ lệ Fibonacci hơn.
  • Ở thời của Pesavento, Scott M. Carney và Bryce Gilmore có sự kế thừa và hoàn thiện tiếp mô hình giá Harmonic. Sự kế thừa ở đây là bổ sung tỷ lệ Fibonacci và bổ sung thêm quy tắc phân tích quản lý rủi ro.
  • Bổ sung thêm nhiều biến thể của mô hình khác như: Mô hình con cua, mô hình cá mập, mô hình con dơi, mô hình cá mập,  mô hình con bướm…

>> Tham khảo: Chỉ báo obv là gì? Cách xác định và sử dụng chỉ báo OBV

Những mô hình Harmonic quan trọng trong chứng khoán

Những mô hình Harmonic quan trọng trong chứng khoánNhững mô hình Harmonic quan trọng trong chứng khoán

Trong bài viết này, FTV sẽ giới thiệu sơ lược về những mô hình Harmonic quan trọng trong giao dịch chứng khoán, về đặc điểm nhận dạng, những tỷ lệ Fibonacci được dùng trong mô hình và tín hiệu giao dịch của mỗi mô hình cụ thể. Có rất nhiều biến thể của mô hình giá Harmonic nguyên thủy, trong đó xuất hiện một số mô hình quan trọng và được sử dụng phổ biến trong giao dịch chứng khoán, bao gồm: Mô hình Gartley, Mô hình Three Drive, Mô hình AB = CD, Mô hình Con bướm, Mô hình Con dơi, Mô hình Con cua.

Đối với mô hình Gartley

Đây chính là mô hình giá Harmonic nguyên thủy như trên nhưng đã được bổ sung thêm các tỷ lệ Fibonacci, như hình dưới đây:

Ở mô hình Bullish Gartley (Gartley tăng giá):

  • Ban đầu, giá di chuyển tăng lên điểm A
  • Sau đó điều chỉnh về điểm B tại mức thoái lui là 0.618 của đoạn xu hướng tăng XA. Điểm B chính là Fibonacci Retracement 0.618 của đoạn XA.
  • Tiếp theo, giá di chuyển tăng lên điểm C tại mức thoái lui tính từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng giảm AB. Hay điểm C là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Cuối cùng, giá điều chỉnh giảm về điểm D tại mức mở rộng từ 1.27 đến 1.618 thuộc đoạn xu hướng giảm AB. Hay điểm D là Fibonacci Extension (FE)1.27-1.618 của AB. Đồng thời, điểm D cũng là FR 0.786 của XA.

Sau khi điểm D hình thành, thị trường có xu hướng đi lên đó là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư vào lệnh Buy.

Ngược lại, với mô hình Bearish Gartley (mô hình giảm giá), sau khi điểm D hình thành, thị trường có xu hướng đi xuống chính là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư vào lệnh Sell.

Điều kiện quan trọng của mô hình giá Gartley là đoạn xu hướng ban đầu XA, chiều hướng của XA cũng  là xu hướng chung của thị trường và xu hướng này đang nằm ở giai đoạn mới bắt đầu. Tiếp theo đó là các đợt điều chỉnh AB và CD, sau các đợt điều chỉnh đó giá sẽ tiếp tục xu hướng chính, có nghĩa là cùng hướng với XA.

Đối với mô hình AB = CD

Đây là mô hình đơn giản nhất trong các mô hình giá Harmonic, vì vậy, việc nhận diện mô hình AB=CD cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Mô hình AB=CD sẽ cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng. Hình dáng của mô hình này được cụ thể như sau:

Trong mô hình tăng AB=CD:

  • Ban đầu, thị trường sẽ có xu hướng giảm từ A xuống B
  • Sau đó có sự điều chỉnh về C ở mức thoái lui từ 0.618 đến 0.786 thuộc đoạn xu hướng giảm AB, hoặc C chính là FR 0.618-0.786 của AB.
  • Cuối cùng, giá sẽ giảm xuống lại tại điểm D và ứng với mức mở rộng từ 1.27 đến 1.618 thuộc đoạn xu hướng giảm AB.
  • Độ dài và thời gian để hình thành đoạn AB cần phải bằng với đoạn CD.

Sau khi mô hình kết thúc tại D thì thị trường có xu hướng tăng lên, nhà đầu tư sẽ vào lệnh Buy.

Ngược lại, với mô hình giảm giá AB=CD, sau khi điểm D hình thành, thị trường sẽ có xu hướng giảm xuống, nhà đầu tư vào lệnh Sell.

Các đoạn AB và CD sẽ di chuyển theo xu hướng chính của thị trường và được nối với nhau bởi đoạn điều chỉnh BC. Sau khi mô hình AB=CD hình thành thì thị trường sẽ đảo chiều.

Đối với mô hình Three Drive (hay còn gọi là mô hình 3 sóng)

Mô hình này có đặc điểm khá giống với mô hình AB=CD, nhưng thay vì có 2 sóng chính và một sóng điều chỉnh thì mô hình này có đến 3 sóng chính và 2 sóng điều chỉnh. Cụ thể như hình dưới đây:

Một trong những điểm nổi bật của mô hình này là có cấu trúc cơ bản của sóng Elliott, nói đúng hơn thì mô hình giá 3 sóng này là tiền thân của sóng Elliott.

Mô hình giảm giá Three Drive được hình thành từ 3 sóng tăng ( đó là 1, 2, 3) và 2 sóng điều chỉnh giảm ( đó là A, B), trong đó:

  • Sóng A kết thúc ở mức thoái lui (FR) 0.618 của sóng 1
  • Sóng 2 kết thúc ở mức mở rộng (FE) 1.27 của sóng 1
  • Sóng B kết thúc ở mức thoái lui (FR) 0.618 của sóng 2
  • Sóng 3 kết thúc ở mức mở rộng (FE) 1.27 của sóng 2
  • Thời gian để hoàn thành sóng 2 và sóng 3 là bằng nhau
  • Thời gian để hình thành sóng A và sóng B cũng bằng nhau

Khi sóng 3 kết thúc, thị trường sẽ đảo chiều giảm, nhà đầu tư vào lệnh Sell.

Ngược lại, trong mô hình tăng giá Three Drive, khi sóng 3 hoàn thành thì thị trường đảo chiều tăng.

Đối với mô hình Con dơi ( hay Bat pattern)

Mô hình Con dơi có hình dáng tương tự với mô hình Gartley nhưng tỷ lệ Fibonacci sẽ khác nhau, đoạn AB điều chỉnh sẽ ít hơn nhưng đoạn CD lại điều chỉnh xa hơn với mô hình Gartley.

Trong mô hình dơi giảm giá:

  • Bắt đầu sẽ bắt đoạn xu hướng tăng XA
  • Sau đó điều chỉnh giảm về điểm B tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.5 thuộc đoạn xu hướng tăng XA, hoặc B chính là FR 0.382-0.5 của XA.
  • Tiếp theo, giá tăng lên điểm C tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 thuộc đoạn xu hướng giảm AB, hoặc C chính là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Kết thúc mô hình, giá tiếp tục được điều chỉnh giảm về D tại mức mở rộng từ 1.618 đến 2.618 của đoạn AB, hoặc D chính là FE 1.618-2.618 của AB. Đồng thời, D cũng chính là FR 0.886 của XA.

Sau khi điểm D hình thành, thị trường sẽ có xu hướng đi lên và tiếp tục xu hướng của đoạn tăng giá XA ban đầu, nhà đầu tư vào lệnh Buy. Và ngược lại với mô hình Bearish Bat.

Đối với mô hình Con bướm ( hay còn gọi là Butterfly pattern)

Mô hình Con bướm có hình dạng tương đối giống mô hình Gartley nhưng ở đây điểm D thấp hơn điểm X trong mô hình tăng giá và cao hơn điểm X trong mô hình giảm giá.

Trong mô hình tăng giá Butterfly:

  • Mô hình sẽ bắt đầu bằng đoạn tăng giá XA
  • Sau đó điều chỉnh giảm giá về B tại mức thoái lui 0.786 thuộc đoạn XA, hay B là FR 0.786 của XA.
  • Tiếp đến, thị trường sẽ quay trở về xu hướng chính bằng hành động tăng lại đến điểm C tại mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 thuộc đoạn xu hướng giảm AB, hay C chính là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Sau cùng, giá sẽ điều chỉnh giảm về điểm D tại mức mở rộng 1.618 đến 2.618 thuộc đoạn AB, hay D là FE 1.618-2.618 của AB. Đồng thời, D cũng chính là FR 1.27-1.618 của XA.

Sau khi điểm D hoàn thành, thị trường sẽ quay ngược trở lại xu hướng tăng và là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư vào lệnh Buy.

Ngược lại, đối với mô hình giảm giá Butterfly, sau khi kết thúc mô hình thì giá có xu hướng giảm, nhà đầu tư vào lệnh Sell.

Đối với mô hình Con cua ( hay còn gọi là Crab pattern)

Mô hình Con cua khá giống với mô hình Con bướm nhưng đoạn AB được điều chỉnh ngắn hơn, còn đoạn CD lại điều chỉnh xa hơn.

Trong mô hình giảm giá Crab:

  • Mô hình sẽ bắt đầu bằng đoạn xu hướng giảm XA.
  • Sau đó, giá được điều chỉnh tăng về B ở mức thoái lui từ 0.382 đến 0.618 thuộc đoạn xu hướng giảm XA, hay B sẽ là FR 0.382-0.619 của XA.
  • Tiếp theo, giá sẽ giảm xuống lại về C ở mức thoái lui từ 0.382 đến 0.886 thuộc đoạn xu hướng tăng AB, hay C sẽ là FR 0.382-0.886 của AB.
  • Kết thúc mô hình sẽ là đợt điều chỉnh tăng đến D ở mức mở rộng từ 2.24 đến 3.618 của AB, hay D chính là FE 2.24-3.618 của AB, đồng thời D cũng chính là FR 1.618 của XA.

Sau khi D hoàn thành, thị trường sẽ có xu hướng giảm xuống, nhà đầu tư vào lệnh Sell. Và ngược lại đối với mô hình tăng giá Crab.

  • Lưu ý: trong tất cả những mô hình Harmonic ở trên, với các điểm ứng với các mức thoái lui hoặc là mở rộng nằm trong một khoảng (a, b) thông thường, chỉ cần tỷ lệ FR, FE của các điểm dao động tại khoảng đó thì các nhà đầu tư sẽ chấp nhận mô hình. Ví dụ: trong mô hình tăng giá Crab, điểm B thoái lui về 0.382-0.618 thuộc AB đồng nghĩa chỉ cần tỷ lệ FR của điểm B dao động từ 0.382 đến 0.618 thì điểm B là hợp lệ. Tuy nhiên, cũng có một số nhà đầu tư chỉ lấy đúng 2 tỷ lệ là 0.382 hoặc 0.618 và bỏ qua tất cả những tỷ lệ ở giữa khoảng này, ngoại trừ trường hợp chúng rất gần với 2 tỷ lệ biên.

Ưu điểm và hạn chế của mô hình Harmonic

Ưu điểm và hạn chế của mô hình HarmonicƯu điểm và hạn chế của mô hình Harmonic

Ưu điểm

  • Các mô hình giá Harmonic sẽ được chuẩn hóa hơn bằng các tỷ lệ Fibonacci, cho nên nó có khả năng loại bỏ được yếu tố cảm tính, khác với việc chỉ quan sát và nhận định bằng mắt thường như những mô hình giá khác. Và một khi đã thỏa mãn những quy chuẩn đó thì xác suất đem lại thành công của mô hình là rất lớn.
  • Nó có thể hoạt động tốt trên nhiều khung thời gian khác nhau và phù hợp với tất cả những loại tài sản tài chính trên thị trường.
  • Hành động giá của các mô hình Harmonic sẽ tạo thành những đợt sóng rất cơ bản, gồm các đợt sóng chính và xen kẽ các đợt sóng điều chỉnh vì vậy rất dễ xuất hiện và được lặp lại một cách thường xuyên.
  • Có thể sử dụng kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy.

Hạn chế

  • Tính phức tạp do phải thông qua bước đo lường những tỷ lệ Fibonacci
  • Vì các mô hình giá Harmonic rất giống với những mô hình giá khác như ở 2 đỉnh, 2 đáy, đồng thời, những mô hình Harmonic lại cũng rất giống nhau nên nếu không luyện tập thường xuyên sẽ rất dễ nhầm lẫn và dẫn đến những nhận định không chính xác.

Giao dịch với những mô hình giá Harmonic đòi hỏi có nhiều kỹ thuật phức tạp, các bạn cần có nhiều thời gian tìm hiểu sâu hơn về từng mô hình cụ thể và quan sát, luyện tập, đo lường các tỷ lệ Fibonacci nhiều lần để nhuần nhuyễn hơn cũng như thao tác nhanh hơn và tránh mất cơ hội vào lệnh tiềm năng.

>> Tham khảo: Fibonacci là gì? Ứng dụng dãy số Fibonacci trong chứng khoán

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Harmonic

Hướng dẫn giao dịch với mô hình HarmonicHướng dẫn giao dịch với mô hình Harmonic

Mô hình giá Harmonic hay bất cứ một price pattern nào thì bước quan trọng và khó khăn nhất khi giao dịch là việc nhận diện mô hình. Đặc biệt hơn, đối với những mô hình Harmonic thì lại khó hơn rất nhiều vì nó đòi hỏi các bạn phải đo lường những tỷ lệ một cách chính xác chứ không đơn thuần là chỉ nhìn vào hình dáng qua đôi mắt.

Quá trình giao dịch với những mô hình giá Harmonic có thể được chia thành 3 bước như sau:

Bước 1: Nhận diện mô hình giá Harmonic tiềm năng

Bằng việc quan sát hành vi và chuyển động của giá trên đồ thị, các bạn có thể xác định được giá có đang tạo thành mô hình Harmonic nào hay không. Tất cả các price pattern đều có hình dáng đặc biệt, có sức gợi hình, các bạn hoàn toàn có thể quan sát nó bằng mắt và tưởng tượng. Tất nhiên là còn phải phụ thuộc vào khả năng quan sát và khả năng tư duy hình ảnh của mỗi người. Ví dụ như, chuyển động của giá tạo thành hình dáng tương tự chữ M, có nhà đầu tư thì nhìn ra mô hình Con bướm, nhưng có nhà đầu tư lại nhìn ra Con cua…

Để biết chính xác là mô hình giá Harmonic nào thì chúng ta cần phải tiến hành bước tiếp theo.

Bước 2: Đo những tỷ lệ Fibonacci để chắc chắn đó chính xác là một trong những mô hình Harmonic.

Các bạn tiến hành dùng tỷ lệ Fibonacci Retracement và Fibonacci Extension để đo những tỷ lệ tại các điểm đảo chiều trong mô hình.

Để thuận tiện cho quá trình so sánh kết quả đo được và những tỷ lệ mẫu trên từng mô hình, các bạn có thể lập bảng tỷ lệ Fibonacci của các mô hình giá Harmonic như bên dưới, sau đó ghi chép các tỷ lệ đo được ra giấy và đối chiếu.

Bước 3: Tiến hành vào lệnh hoặc không giao dịch

Nếu như các tỷ lệ Fibonacci đo được phù hợp với những mẫu tỷ lệ của một trong số các mô hình giá Harmonic thì các bạn sẽ tiến hành vào lệnh sau khi mô hình vừa kết thúc hoặc chờ đợi sự xuất hiện của các cây nến xác nhận.

Ngược lại thì các bạn nên đứng ngoài và tiếp tục quan sát hành vi của giá.

Kết luận

Mọi thông tin về mô hình Harmonic đã được thể hiện đầy đủ trong nội dung bài viết. Quyết định có nên sử dụng mô hình Harmonic để phân tích cho dự án đầu tư của mình hay không vẫn là phụ thuộc vào chính bạn. Chúc các bạn luôn thành công trong những dự án đầu tư của mình.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về mô hình Harmonic hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

 Phương châm hành động của FTV: TÂM – TÍN – TIN – TRÍ – TRỊ, chúng tôi luôn cố gắng học hỏi và phục vụ Khách hàng theo cách tốt nhất để “CÙNG NHAU KIẾN TẠO TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN!“.

Xem thêm: Nến marubozu là gì? Đặc điểm, cách giao dịch với nến Marubozu

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận