VNINDEX1174.85 (-18.51 -1.55%)1,070,536,473 CP 23,702.45 Tỷ 61 211 292HNXINDEX220.8 (-5.1 -2.25%)129,148,606 CP 2,593.73 Tỷ 38 136 151VN301194.03 (-16.73 -1.38%)316,693,075 CP 9,619.06 Tỷ 2 3 25HNX30467.39 (-15.3 -3.16%)102,455,500 CP 2,248.20 Tỷ 1 4 25

Chỉ báo obv là gì? Cách xác định và sử dụng chỉ báo OBV

OBV (tên tiếng anh là On Balance Volume) là chỉ báo khối lượng với chức năng đo lường động lực của xu hướng, căn cứ vào mối tương quan về sự di chuyển của giá và khối lượng. Tuy chỉ số OBV không phổ biến như các chỉ báo khác, nhưng để thành công trong giao dịch chứng khoán các bạn nhất định không nên bỏ qua chỉ báo này. Vậy, chỉ báo OBV là gì? Cách sử dụng chỉ báo OBV như thế nào để đạt hiệu quả? Hãy cùng FTV tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chỉ báo OBV là gì?

Chỉ báo OBV là gì?Chỉ báo OBV là gì?

Chỉ báo OBV có tên tiếng Anh đầy đủ là On Balance Volume hay còn gọi là chỉ báo khối lượng cân bằng. Đúng với cái tên của nó, đây là một loại chỉ báo chứng khoán về khối lượng, giúp nhà đầu tư có thể đo lường được sức mua và sức bán trên thị trường để từ đó tìm ra điểm vào lệnh hợp lý.

Chỉ báo OBV hoạt động có tính lũy kế, nghĩa là nếu trong phiên hôm nay mức giá tăng thì lúc này khối lượng sẽ được cộng thêm vào chỉ số OBV của ngày hôm sau và nếu mức giá phiên hôm nay giảm thì khối lượng sẽ bị trừ vào OBV của ngày sau đó. Cứ như vậy chỉ báo OBV sẽ tạo thành các đường lên xuống giúp nhà đầu tư xác định được quá mua quá bán của thị trường.

Khối lượng Cân bằng đo lường những thay đổi về khối lượng để đưa ra dự đoán về giá. Nó dựa vào lý thuyết một sự chuyển động giá đáng kể luôn luôn theo sau sự thay đổi mạnh mẽ của khối lượng giao dịch. Ví dụ, khi những nhà giao dịch lớn đầu tư vào một tài sản thì khối lượng giao dịch sẽ tăng lên. Giá của tài sản cũng sẽ tăng lên một thời gian sau đó.

Khối lượng cân bằng hiển thị ở dưới cùng của biểu đồ. Đường OBV sẽ đi lên khi giá tăng và đi xuống khi giá giảm. Đây chính là một động thái mạnh của chỉ báo cho thấy những nhà giao dịch lớn đang tham gia vào thị trường. Một chuyển động trơn tru cũng cho thấy rằng các nhà giao dịch khác đang tiến hành tham gia thị trường.

Chúng tôi cung cấp một mô tả ngắn gọn về Khối lượng cân bằng để các bạn có thể hiểu cách thức hoạt động của OBV.

  • OBV là chỉ báo xung lượng đo lường sự thay đổi khối lượng để có thể dự đoán biến động giá.
  • OBV cho thấy tâm lý của những nhà giao dịch lớn và đám đông để dự đoán được đà tăng hoặc giảm.
  • Công thức để tính OBV như sau: nếu giá đóng cửa ở hiện tại cao hơn giá đóng cửa cuối cùng thì OBV hiện tại được thêm vào giá trị trước đó. Nếu mức đóng trước đó thấp hơn giá trị hiện tại thì âm lượng hiện tại sẽ bị trừ đi giá trị trước đó.
  • Chỉ báo OBV không xem xét cường độ chuyển động của giá.

Chỉ báo OBV khối lượng trên số dư sẽ là tốt nhất trong thị trường giao dịch. Trong trường hợp này, nó phát hiện những điểm xoay hoặc các tín hiệu tiếp tục xu hướng. Chỉ báo OBV sẽ hoạt động tốt trong các khung thời gian ngắn hạn. Lý do bởi vì sự biến động tự nhiên có thể ảnh hưởng đến những tín hiệu chỉ báo.

Lịch sử hình thành của chỉ báo OBV

Lịch sử của On Balance Volume được bắt đầu từ những năm 1940. Năm 1946, nhiều nhà phân tích chứng khoán Woods và Vignola đã phát triển một loại kỹ thuật, ban đầu được gọi là "khối lượng liên tục" và trở thành nguyên mẫu Khối lượng Cân bằng.    

Sau đó, chỉ báo Khối lượng cân đối đã được phát triển bởi một nhà phân tích tài chính nổi tiếng là Joseph E. Granville. Ông tin rằng khối lượng thương mại được xem là động lực chính của thị trường tài chính. Ông đã phổ biến kỹ thuật OBV ở cuốn sách Chìa khóa mới cho lợi nhuận tại thị trường chứng khoán. Granville đã so sánh khối lượng thương mại với hơi nước đang tiến hành thúc đẩy động cơ thị trường.

Càng về sau, công cụ OBV càng được sử dụng rộng rãi hơn. Chỉ báo chứng khoán OBV xuất hiện cùng với sự phổ biến của giao dịch tiền tệ. Và nó đã trở nên phổ biến trong giới phân tích ngoại hối cho đến bây giờ nó đã được đưa vào danh sách tiêu chuẩn của nhiều công cụ phân tích kỹ thuật.

Tầm quan trọng của chỉ báo OBV

Tầm quan trọng của chỉ báo OBVTầm quan trọng của chỉ báo OBV

Chỉ báo OBV là một công cụ khá hiệu quả giúp cho nhà đầu tư tham gia giao dịch hiệu quả hơn. Vậy chỉ báo này có tầm quan trọng như thế nào? Sau đây là những điểm cần lưu ý về chỉ báo OBV khi các nhà đầu tư tham gia giao dịch :

  • Chỉ báo OBV xuất hiện dấu hiệu tăng khi khối lượng giao dịch của những phiên giảm giá nhỏ hơn khối lượng giao dịch của những phiên tăng giá. Chỉ báo OBV tăng thể hiện sức mua đang lớn hơn sức bán và từ đó giá sẽ có tiềm năng tăng.
  • Ngược lại, chỉ báo OBV có dấu hiệu giảm khi khối lượng giao dịch của những phiên giảm giá lớn hơn khối lượng giao dịch của những phiên tăng giá. Chỉ báo OBV giảm xuống biểu hiện sức mua đang yếu hơn sức bán và từ đó giá sẽ có tiềm năng giảm.
  • Nếu chỉ báo OBV tăng nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí giá còn đi xuống. Điều này có nghĩa lực giảm giá đã dần yếu và giá sẽ có tiềm năng lớn tăng trở lại.
  • Nếu chỉ báo OBV giảm nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí mức giá đi lên, điều này có nghĩa lực tăng giá đã dần yếu và giá sẽ có tiềm năng lớn giảm trở lại.

>> Tham khảo: Nến Harami - Cách giao dịch mô hình nến Harami hiệu quả

Cách xác định chỉ báo OBV

Để hiểu rõ bản chất của chỉ báo OBV thì nhà đầu tư vẫn phải nắm được cách tính chỉ số này. Cụ thể là:

  • Khi giá đóng cửa thuộc phiên giao dịch hiện tại lớn hơn giá đóng cửa thuộc phiên giao dịch trước đó thì giá trị của OBV được tính theo công thức:

OBV hiện tại = OBV của phiên trước + Khối lượng giao dịch hiện tại

  • Khi giá đóng cửa thuộc phiên giao dịch hiện tại nhỏ hơn giá đóng cửa thuộc phiên giao dịch trước đó thì giá trị của OBV là:

OBV hiện tại = OBV của phiên trước – Khối lượng giao dịch hiện tại

  • Nếu giá đóng cửa của phiên hôm trước bằng giá đóng cửa của phiên hôm nay thì: 

Giá trị của OBV phiên trước = Giá trị của OBV hiện tại

Cách tính giá trị OBV ở trên gọi là phương pháp tích lũy dòng khối lượng. Gía trị OBV sau sẽ bằng giá trị OBV trước cộng với dòng khối lượng dương nếu là giá biến động tăng, ngược lại sẽ cộng với dòng khối lượng âm nếu là giá biến động giảm.

Lưu ý: Thông thường thì giá mở cửa thuộc phiên giao dịch này chính là giá đóng cửa thuộc phiên giao dịch trước đó. Vì thế, nhiều người so sánh Close (n) và Open (n) với nhau để có thể suy ra công thức tính của OBV, nhưng nếu sử dụng Open (n) thay cho Close (n-1) là việc không chính xác vì không phải lúc nào giá mở cửa thuộc phiên sau cũng bằng giá đóng cửa phiên trước mà đó là lúc thị trường tạo GAP.

Khi sử dụng chỉ báo OBV trong phân tích, tác giả sẽ không chú trọng vào giá trị của chỉ báo OBV mà là di chuyển của nó trên đồ thị cùng di chuyển của giá. Chính vì thế, giá trị của OBV tại thời điểm n=0 có giá trị bằng 0.

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo OBV hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo OBV hiệu quảHướng dẫn sử dụng chỉ báo OBV hiệu quả

Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu một số cách sử dụng chỉ báo OBV trong giao dịch chứng khoán được nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm chia sẻ.

  • Sử dụng chỉ báo OBV để xác định sự tiếp tục của xu hướng

Cách sử dụng chỉ báo OBV dựa vào mối liên hệ giữa khối lượng và giá. Theo đó, khi giá đi lên, cùng với khối lượng giao dịch lớn, điều này có nghĩa là khối lượng mua trên thị trường đang rất lớn và giá sẽ có động lực tiếp tục tăng.

Ví dụ:

Cả giá và chỉ báo OBV đều đang trong xu hướng tăng khi tạo đáy mới và đỉnh mới cao hơn. Sự ủng hộ của chỉ báo OBV làm cho xu hướng tăng của giá được củng cố. Ngay sau giai đoạn tăng đầu tiên, thị trường sẽ bắt đầu tái tích lũy. Sau đợt tái tích lũy thì giá sẽ bức phá và tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không ngoại trừ trường hợp giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tại vùng tích lũy và đâm thẳng xuống dưới.

Quay trở lại đồ thị OBV thì khi giá hình thành đợt tích lũy, OBV cũng sẽ rơi vào giai đoạn tích lũy nhưng OBV lại có sự di chuyển trong một range đi ngang rõ rệt. Khi chỉ báo OBV breakout ngưỡng kháng cự của range và tăng thì tín hiệu của giá được củng cố hơn, khả năng giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Nếu các bạn truy cập lệnh Buy ngay sau khi OBV breakout ở ngưỡng kháng cự thành công thì sẽ có được lợi nhuận, stop loss tại vùng giá thấp nhất ở giai đoạn tái tích lũy, cuối cùng đóng lệnh khi xuất hiện tín hiệu giá đảo chiều.

  • Sử dụng tín hiệu phân kỳ và hội tụ

Tín hiệu phân kỳ sẽ xuất hiện khi giá tăng nhưng chỉ số OBV lại giảm:

Khi giá đang ở trong chiều hướng đi lên mà chỉ số OBV lại giảm, điều này cho thấy sức bán đang lớn hơn sức mua, lực tăng của giá đang dần yếu đi, khả năng cao giá đi ngược xu hướng và đảo chiều giảm.

Tín hiệu hội tụ xuất hiện khi giá giảm, nhưng chỉ số OBV lại tăng:

Chỉ số OBV tăng đồng nghĩa là sức mua đang lớn hơn sức bán mà giá lại nằm trong xu hướng giảm. Điều này cho ta thấy xu hướng giảm đang yếu đi và có khả năng cao sẽ đảo chiều tăng.

Phân kỳ khi giá tăng (hay tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước) nhưng chỉ báo OBV giảm (hay tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước): khi giá đang nằm trong xu hướng tăng mà OBV giảm có nghĩa là dòng khối lượng âm lớn hơn dòng khối lượng dương và áp lực bán đang cao hơn, nó chứng tỏ đà tăng của xu hướng đó đang yếu đi và khả năng cao giá sẽ đảo chiều giảm.

Hội tụ khi giá giảm ( hay tạo đáy sau thấp hơn đáy trước) nhưng OBV tăng ( hay tạo đáy sau cao hơn đáy trước): OBV tăng khi dòng khối lượng dương lớn hơn dòng âm, áp lực mua đang chiếm ưu thế, giá lại đang trong xu hướng giảm, cho nên nó chứng tỏ đà giảm của xu hướng này đang dần yếu đi và khả năng cao là thị trường sẽ đảo chiều tăng.

  • Thị trường đang phá vỡ các ngưỡng quan trọng

Khối lượng cũng tương tự giống như giá, khi tiến đến các vùng quan trọng, khối lượng cũng có sự biến động rất lớn, đặc biệt là tại những vùng phá vỡ các ngưỡng quan trọng. Theo đó:

    • Khi giá xuất hiện dấu hiệu tăng sau một xu hướng giảm, nếu như chỉ báo OBV liên tục vượt lên trên các vùng kháng cự thì khả năng cao là thị trường sẽ đảo chiều và đi lên.
    • Ngược lại, khi giá xuất hiện dấu hiệu giảm sau một xu hướng tăng, nếu như chỉ báo OBV liên tục đi xuống và phá vỡ các vùng hỗ trợ thì khả năng cao là thị trường sẽ đảo chiều và đi xuống.

Mối tương quan giữa chuyển động của chỉ báo OBV và giá

Mối tương quan giữa chuyển động của chỉ báo OBV và giá

Mối tương quan giữa chuyển động của chỉ báo OBV và giá

  • Chỉ báo OBV tăng ( hay đường OBV có xu hướng đi lên) khi khối lượng giao dịch của những phiên tăng giá cao hơn khối lượng giao dịch những phiên giảm giá hay dòng khối lượng dương lớn hơn dòng khối lượng âm. Và chỉ báo OBV tăng cũng phản ánh được áp lực mua đang cao hơn so với áp lực bán và giá có khả năng tăng cao hơn.
  • Chỉ báo OBV giảm (hay đường OBV có xu hướng đi xuống) khi khối lượng giao dịch của những phiên giảm giá cao hơn khối lượng giao dịch những phiên tăng giá hay dòng tiền âm lớn hơn dòng tiền dương. Và chỉ báo OBV giảm phản ánh được áp lực bán đang cao hơn và giá có khả năng sẽ giảm xuống.
  • Chỉ báo OBV tăng tuy nhiên giá không thay đổi hoặc giảm chứng tỏ một điều lực giảm của giá đã dần yếu đi và khả năng cao là giá sẽ đảo chiều tăng.
  • Chỉ báo OBV giảm tuy nhiên giá không thay đổi hoặc tăng chứng tỏ một điều lực tăng của giá dần yếu đi và khả năng cao là giá sẽ đảo chiều giảm.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin hữu ích chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu chỉ báo OBV là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Từ đó, áp dụng thành công chỉ báo này vào giao dịch và thu lợi nhuận cho mình.

FTV – tự hào là đơn vị tư vấn về đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Phương châm hoạt động của FTV : “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để nâng cao sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp và cả đạo đức trên thị trường chứng khoán nhằm tạo ra những khác biệt về năng lực và công nghệ. Từ đó, có thể mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về chỉ báo OBV là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận