VNINDEX1204.97 (-0.72 -0.06%)569,651,810 CP 14,173.88 Tỷ 127 242 195HNXINDEX227.57 (-0.52 -0.23%)61,709,800 CP 1,219.87 Tỷ 52 165 108VN301233.25 (1.08 0.09%)176,498,597 CP 6,620.02 Tỷ 11 3 16HNX30487.77 (-2.75 -0.56%)39,073,200 CP 896.46 Tỷ 5 6 19

Lợi nhuận tài chính là gì? Công thức tính lợi nhuận tài chính

Lợi nhuận tài chính chính là việc phản ánh kết quả và sức mạnh trong quá trình hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Vậy cụ thể lợi nhuận tài chính là gì? Cách để tính chỉ số này và một số lưu ý khi sử dụng chỉ số này.

Lợi nhuận là gì? 

Lợi nhuận là gì? Lợi nhuận là gì? 

Lợi nhuận hay còn gọi là lợi tức. Đây là phần chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí để tạo ra thu nhập đó ở trong một thời kỳ (thường là quý, nửa năm, năm). Nếu như phần chênh lệch âm thì kết quả kinh doanh là lỗ. 

Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty làm ăn có lợi nhuận thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh đã có thể bù đắp được chi phí bỏ ra và có tích luỹ. 

Lợi nhuận tài chính là gì?

Lợi nhuận tài chính là số tiền mà doanh nghiệp đã tạo ra sau khi thanh toán cho những chi phí cần thiết. Bằng một số hoạt động kinh doanh như buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ hay cho thuê tài sản,... để doanh nghiệp mang về được doanh thu.

 Doanh thu được sử dụng để thanh toán cho các khoản chi phí cần thiết nhằm giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp, phần còn lại thì chính là lợi nhuận.

Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp thuộc mọi loại quy mô và ngành hàng nhằm biết được bao nhiêu tiền đang được giữ lại ở sau các khoản chi phí.

Xem thêm: Lợi nhuận gộp là gì?

Công thức tính phần lợi nhuận tài chính

Công thức tính phần lợi nhuận tài chínhCông thức tính phần lợi nhuận tài chính

Sau khi đã có lời giải cho lợi nhuận tài chính là gì thì các nhà đầu tư cần phải biết được cách để tính phần lợi nhuận này. Công thức cơ bản và chung nhất để có thể tính lợi nhuận như sau:

Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính – Phần chi phí tài chính

Lưu ý: Lãi vay sẽ được tính vào phần chi phí tài chính. Nếu như trường hợp doanh nghiệp có phần vay nợ cùng với mức lãi suất cao và lớn hơn doanh thu thì phần lợi nhuận sẽ mang dấu âm. Hiện tượng này ở trong tài chính được gọi là lỗ giả.

Để có thể xác định chính xác kết quả đầu tư tài chính thì phần lãi vay sẽ được trừ khỏi chi phí tài chính:

Phần lợi nhuận trước lãi của hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính – Phần chi phí tài chính không chứa lãi

Một số lưu ý khi tính toán phần lợi nhuận tài chính

Một số lưu ý khi tính toán lợi nhuận tài chínhMột số lưu ý khi tính toán phần lợi nhuận tài chính

Dựa theo công thức chung thì sẽ có những chỉ số lợi nhuận khác bao gồm những thành phần khác nhau. Tuỳ theo loại thông tin mà người phân tích muốn nhận được, các thành phần về chi phí cũng chính là doanh thu được thay đổi nhằm phù hợp với nhu cầu. 

Đối với các nhà đầu tư thì điều mà họ quan tâm nhất chính là phần lợi nhuận tài chính. Nếu như để nhà đầu tư so sánh giữa hai doanh nghiệp thì phần lợi nhuận càng cao, số tiền đầu tư của họ cũng càng mang lại được lời cao. 

Tức là lợi nhuận tài chính của doanh nghiệp cần phải cao hơn hoặc bằng với mức kỳ vọng của các nhà đầu tư đưa ra. Thêm vào đó, không một ai mong muốn vấp phải những nguy hiểm về mặt tài chính. Những chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp cần phải mang lại cho nhà đầu tư một sự an toàn nhất định.

Xem thêm: Giao dịch thỏa thuận là gì?

Một số lợi nhuận khác liên quan đến hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Một số lợi nhuận khác liên quan đến hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệpMột số lợi nhuận khác liên quan đến hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Là số tiền lời thu được do hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ chính của doanh nghiệp. Đồng thời đã thanh toán tất cả phần chi phí hoạt động kinh doanh.

Phần lợi nhuận bán hàng = Doanh thu thuần – Mức giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý

Ngoài ra thì phần lợi nhuận bán hàng còn được gọi với các tên khác như: lợi nhuận tiêu thụ, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính.

Xem thêm: Ebit là gì? Ý nghĩa, cách tính và ứng dụng của chỉ số Ebit

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Là một chỉ tiêu sử dụng để đánh giá về khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận này sẽ được xác định bằng thu nhập trừ đi các khoản chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi cùng với thuế thu nhập.

Công thức tính:

EBIT = Phần lợi nhuận bán hàng + Phần lợi nhuận trước lãi của hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác

EBIT = Phần lợi nhuận trước thuế + Phần lãi vay

Lợi nhuận khác

Lợi nhuận khác ở đây chính là các khoản lợi nhuận thu được đến từ các hoạt động khác biệt với hoạt động thông thường (còn được xem là bất thường).

Hoạt động bất thường ở đây sẽ bao gồm:

  • Lợi nhuận từ việc chuyển nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
  • Các khoản tiền phạt hay tiền bồi thường được hưởng
  • Thu hồi khoản nợ phải thu đã xóa nợ
  • Các khoản phải trả mà không tìm được chủ nợ…

Công thức tính:

Phần lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Kết luận 

Đối với các nhà đầu tư thì phần chỉ số lợi nhuận tài chính chưa đủ để đánh giá được toàn bộ tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Để tránh gặp phải những rủi ro thì các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thêm nhiều loại chỉ số tài chính khác nữa. Từ đó xây dựng cho mình được một chiến lược đầu tư tài chính hiệu quả. Hoặc liên hệ ngay đến FTV qua  HOTLINE 0983 668 883 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

co-phieu-co-dac-la-gi

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận