VNINDEX1243.59 (3.18 0.26%)39,520,598 CP 1,012.61 Tỷ 184 90 78HNXINDEX225.04 (0.42 0.19%)8,012,200 CP 116.34 Tỷ 53 45 41VN301300.85 (3.04 0.23%)10,529,206 CP 423.14 Tỷ 18 6 6HNX30478.88 (1.08 0.23%)2,460,400 CP 64.49 Tỷ 13 8 8

Ký quỹ là gì? Quyền, nghĩa vụ và các loại hình ký quỹ hiện nay

Chắc hẳn rất nhiều các nhà đầu tư đã nghe đến thuật ngữ “ký quỹ” khi tham gia vào thị trường tài chính. Mặc dù đã quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng đã hiểu rõ ký quỹ là gì cũng như những vấn đề liên quan đến ký quỹ. Và để các nhà đầu tư có thêm những hiểu biết chính xác nhất về ký quỹ, FTV xin chia sẻ những thông tin chi tiết về ký quỹ trong nội dung bài viết ngày hôm nay. 

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ là gì?

Tổng quan Ký quỹ là gì?

1. Ký quỹ là gì?

Theo khoản 1 điều 330 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì ký quỹ là việc mà bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc những giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Ký quỹ được xem là một trong bảy biện pháp đảm bảo thực hiện được đúng nghĩa vụ dân sự, trong các trường hợp khi mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được đúng các nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán và cần phải bồi thường những thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây nên.

2. Giao dịch ký quỹ trong chứng khoán là gì? 

Giao dịch ký quỹ chứng khoán là những giao dịch mua chứng khoán có sử dụng tiền vay của các công ty chứng khoán và trong đó chứng khoán có được từ các giao dịch này và các chứng khoán khác sẽ được giao dịch ký quỹ của các nhà đầu tư sử dụng là tài sản đảm bảo cho các khoản vay trên.

3. Nội dung của ký quỹ là gì?

Với biện pháp ký quỹ và tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng mà một bên hoặc cả hai bên ký quỹ sẽ phải mở một tài khoản tại ngân hàng nhưng không được phép sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa được chấm dứt. Trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi ký quỹ sẽ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Và bên có quyền bị thiệt hại với lý do bên kia không thực hiện các nghĩa vụ gây ra thì ngân hàng cũng sẽ dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Phía ngân hàng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ từ tài khoản đó trước khi tiến hành thực hiện việc thanh toán và bồi thường.

4. Tài khoản ký quỹ là gì?

Tài khoản ký quỹ là tài khoản được mở bởi tổ chức Ngân hàng. Tài khoản này được sử dụng và quản lý theo yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với Khách hàng nhằm chứng minh khả năng tài chính để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Đa phần các công ty/doanh nghiệp sẽ gửi vào tài khoản ngân hàng một khoản tiền, vàng, kim loại quý, đá quý hoặc có thể là các loại giấy tờ có giá trị khác nhằm đảm bảo thực hiện một công việc hoặc dự án nào đó. Phần tài khoản này cần được theo dõi và thu hồi kịp thời khi hết hạn.

5. Tiền ký quỹ là gì?

Tiền ký quỹ là loại tiền gửi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của một công ty hoặc doanh nghiệp tại các ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của công ty/doanh nghiệp đó đối với ngân hàng và các bên liên quan.

Mỗi công ty hay doanh doanh nghiệp sẽ gửi một khoản tiền, kim loại quý, đá quý hoặc những giấy tờ có giá trị khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho công ty, doanh nghiệp khi tổ chức này định thực hiện một công việc hoặc dự án nào đó. Các khoản tiền và tài sản đem đi ký quỹ phải được giám sát chặt chẽ và khi hết hạn thời gian ký quỹ cần được kịp thời thu hồi.

Dịch vụ tiền gửi ký quỹ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang cần chứng minh khả năng tài chính của mình trong các hệ thống pháp luật quy định phải ký quỹ của Việt Nam. Ví dụ như tư vấn du học, kinh doanh bảo hiểm, cho thuê lại lao động, bán hàng đa cấp, dịch vụ việc làm, kinh doanh tạm nhập - tái xuất, lữ hành quốc tế, doanh nghiệp và người lao động làm việc hợp đồng ở nước ngoài…

Với mỗi một loại hình nghiệp vụ trên, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ xu thế thị trường, phương pháp đầu tư, khả năng của bản thân, cổ phiếu đang đầu tư để đưa ra quyết sách phù hợp và lựa chọn loại nghiệp vụ nào là phù hợp nhất. Một gợi ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đó chính là nếu nhà đầu tư xác định xu thế của thị trường là tăng thì có thể gia tăng thêm phần lợi suất từ hoạt động mua ký quỹ, còn nếu thị trường có xu hướng giảm, đi xuống thì việc vay chứng khoán bán với giá cao và mua chứng khoán trả lại cho công ty chứng khoán với giá thấp hơn có thể đem lại một khoản lợi nhuận.

Xem thêm: Margin là gì?

ký quỹ là gì

Ký quỹ là gì?

Các loại hình ký quỹ trên thị trường hiện nay?

Hiện nay, các loại hình ký quỹ đang được sử dụng nhiều nhất chính là:

1. Ký quỹ mở L/C

Là hình thức giao dịch giữa người mua với người bán thông qua đơn vị trung gian là ngân hàng. Khi đó L/C có giá trị giống như một lá đơn cho chính ngân hàng tạo lập theo yêu cầu chung. Bên trong lá đơn này sẽ có những thỏa thuận và cam kết việc thanh toán hàng hóa cho bên xuất khẩu.

2. Ký quỹ bảo lãnh để thực hiện hợp đồng

Là hình thước được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Việc ký quỹ sẽ do chủ thầu và nhà đầu tư thực hiện, có sự góp mặt của bên trung gian là ngân hàng. Để tiến hành loại hình ký quỹ này, ngân hàng thiết lập một bản hợp đồng với nhà đầu tư. Nội dung của hợp đồng sẽ có các điều khoản và cam kết thực thi việc thanh toán chi phí cho bên nhà thầu.

3. Ký quỹ với mục đích kinh doanh đa ngành nghề

Ký quỹ vào mục đích kinh doanh đa ngành nghề được xem là một sự đảm bảo cho các ngành nghề đặc trưng, điển hình là lữ hành và môi giới việc làm vì theo quy định pháp luật thì chủ đầu tư phải duy trì được số tiền tối thiểu trong suốt quá trình kinh doanh của mình.

Xem thêm: Giao dịch chứng khoán là gì?

Các khái niệm về giao dịch ký quỹ

Giao dịch ký quỹ là gì

Giao dịch ký quỹ là gì

1. Giao dịch ký quỹ là gì?

Giao dịch ký quỹ là hình thức vay tiền công ty chứng khoán để mua chứng khoán. Hiểu một cách chi tiết thì giao dịch ký quỹ là dịch vụ cho phép các nhà đầu tư vay tiền với tỷ lệ hỗ trợ của công ty chứng khoán và dùng số tiền này để mua cổ phiếu với hạn mức tín dụng bằng cách thế chấp tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo ở đây chính là toàn bộ tài sản có trong tài khoản chứng khoán của bạn, bao gồm: tiền mặt, cổ tức, quyền mua cổ phiếu, chứng khoán và các loại tài sản khác được công ty chứng khoán chấp nhận…

Về bản chất, giao dịch ký quỹ sử dụng đòn bẩy trong hoạt động đầu tư chứng khoán, tức là nếu hoạt động đầu tư của bạn có hiệu quả, mức sinh lời từ khoản đầu tư có thể tăng lên gấp nhiều lần so với việc chỉ sử dụng vốn tự có của chính mình. Và mặc dù tạo ra nhiều cơ hội tốt, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư nhưng giao dịch ký quỹ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, các tổ chức cần hết sức thận trọng trong loại hình giao dịch này để có thể thu về lợi nhuận tốt nhất, đồng thời tránh được các rủi ro không đáng có.

Giao dịch ký quỹ sử dụng đòn bẩy trong hoạt động đầu tư chứng khoán

Giao dịch ký quỹ sử dụng đòn bẩy trong hoạt động đầu tư chứng khoán

Tham khảo: Chứng khoán là gì?

2. Các thuật ngữ quan trọng trong giao dịch ký quỹ

- Tỷ lệ nợ (tín dụng): Là phần trăm tỷ lệ giữa Tổng dư nợ vay/Tổng giá trị được phép vay của chứng khoán ký quỹ. Các nhà đầu tư cần lưu ý rằng, giao dịch ký quỹ chỉ được thực hiện khi có sự giao kết hợp đồng với công ty chứng khoán.

- Tỷ lệ ký quỹ (tỷ lệ hỗ trợ) cho một mã chứng khoán hoặc tài khoản chứng khoán thấp nhất là 0% và cao nhất thường là 50%.

- Tỷ lệ hỗ trợ 50% (1:1) được hiểu là với 1 giá trị mua là 100 triệu thì các nhà đầu tư phải bỏ ra tối đa 50 triệu và đi vay 50 triệu còn lại.

- Tỷ lệ hỗ trợ 0% tức là các nhà đầu tư muốn mua chứng khoán thì phải dùng tiền thật.

3. Đặc điểm của giao dịch ký quỹ

- Loại tiền ký quỹ thường là VNĐ hoặc các loại ngoại tệ phổ biến trên thị trường, ví dụ như USD, GBP, EUR.

- Số dư tối thiểu thì phụ thuộc vào loại hình ký quỹ.

- Lãi suất áp dụng cho tiền gửi ký quỹ có thể được tính theo kỳ hạn hoặc không kỳ hạn.

- Trong quá trình ký quỹ, các bên tham gia luôn là:

  • Bên ký quỹ: đây là các doanh nghiệp hoặc tổ chức có tài sản ký quỹ.
  • Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng bất kỳ nhận tài sản ký quỹ.
  • Bên có quyền được tiến hành thanh toán, bồi thường các thiệt hại (thường là các bên đối tác của bên ký quỹ) từ những Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khi có sự cố xảy ra.

Số dư tối thiểu phụ thuộc vào loại hình ký quỹ

Đặc điểm của giao dịch ký quỹ

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch ký quỹ là gì? 

1. Bên nhận ký quỹ

- Khái niệm: Bên nhận ký quỹ có thể là một doanh nghiệp hoặc là các cá nhân có đối tác là bên ký quỹ ở trong một tổ chức tín dụng.

- Quyền: Bên nhận ký quỹ sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng thanh toán nghĩa vụ đầy đủ và đúng hạn trong phạm vi tiền mà bên ký quỹ đã thực hiện ở các tổ chức tín dụng.

- Nghĩa vụ: Bên nhận ký quỹ cần thực hiện đúng mọi thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quyền của doanh nghiệp nhận ký quỹ. Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự và luật khác liên quan quy định. Bên nhận ký quỹ có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng thanh toán đầy đủ số tiền như trong hợp đồng. Bên cạnh đó, công ty A phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng trong việc thực hiện quyền của doanh nghiệp mình.

2. Bên ký quỹ

- Khái niệm: Bên ký quỹ thường là một doanh nghiệp kinh doanh và cần phải chứng minh được năng lực tài chính trong những lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam bắt buộc phải có như bảo hiểm, bán hàng đa cấp hay như lữ hành quốc tế, tư vấn du học và kinh doanh tạm nhập – tái xuất,…

- Quyền: Cần thỏa thuận với các tổ chức tín dụng về điều kiện thanh toán theo đúng với cam kết của bên nhận. Yêu cầu tổ chức tín dụng phải hoàn trả tiền ký quỹ theo như thỏa thuận và được trả lãi. Cùng với điều kiện họ có thỏa thuận của các tổ chức tín dụng trên. Bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa số tiền trên tham gia các giao dịch khác khi bên có quyền đồng ý.

- Nghĩa vụ: Bên ký quỹ cần nộp đủ tiền gửi ký quỹ tại các tổ chức tín dụng thực hiện. Quyền và nghĩa vụ khác cần theo như thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan đã quy định.

3. Bên trung gian

- Khái niệm: Bên trung gian thường sẽ là những ngân hàng thương mại được các doanh nghiệp tin tưởng.

- Quyền:  Bên trung gian được hưởng phí dịch vụ từ việc nhận ký quỹ và thanh toán. Yêu cầu bên nhận ký quỹ phải thực hiện thỏa thuận để được thanh toán nghĩa vụ từ số tiền đã quy định.

- Nghĩa vụ: Bên trung gian cần thanh toán những nghĩa vụ theo yêu cầu của bên nhận trong phạm vi số tiền đã quy định. Cần hoàn trả tiền thừa cho bên ký quỹ sau khi đã thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên nhận. Quyền và nghĩa vụ khác theo như thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan có quy định.

Tại sao các nhà đầu tư nên lựa chọn giao dịch ký quỹ?

Về bản chất thì ký quỹ cũng giống như việc thế chấp tài sản để tạo dựng niềm tin. Việc ký quỹ hiện nay được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn vì nó có những lợi ích cụ thể như sau:

- Giúp tổ chức, doanh nghiệp tạo dựng được uy tín, đồng thời bảo đảm sự yên tâm với đối tác khách hàng trong quá trình kinh doanh.

- Tiền ký quỹ khi ký gửi vào Ngân hàng vẫn có thể phát sinh lãi trong tài khoản ngân hàng nên nó chính là một khoản đầu tư có sinh lời.

- Về mặt tâm lý kinh doanh thì việc ký quỹ sẽ mang lại tâm lý an toàn, thoải mái cũng như tạo sự tự tin đối với tổ chức, doanh nghiệp và cả đối tác khách hàng.

Lợi ích giao dịch ký quỹ

1. Khuếch trương lợi nhuận

Đối với các nhà đầu tư thông qua giao dịch ký quỹ có thể mua một lượng cổ phiếu nhiều hơn gấp đôi so với lượng tài sản thực có của mình hoặc cũng có thể là hơn thế.

2. Nắm bắt cơ hội/ sửa lỗi

Trường hợp nhà đầu tư chưa kịp nạp tiền vào tài khoản khi một cổ phiếu đang có xu hướng tăng giá . Thì các nhà đầu tư có thể sử dụng margin để mua giữ vị thế trước rồi sau đó nạp tiền vào sau. Hoặc trường hợp đang nắm giữ cổ phiếu đã trải qua đợt giảm giá và đang có xu hướng tăng giá, nhà đầu tư có thể mua trung bình giá để cân bằng lại giá vốn.

3. Nhà đầu tư cần chủ động xử lý nợ vay để phù hợp với kế hoạch tài chính

Cơ chế thanh toán linh hoạt hoạt giúp nhiều nhà đầu tư có thể thanh toán trả nợ gốc hoặc đảo lãi, gia hạn thêm thời gian giúp nhà đầu tư có thể sắp xếp hoặc xử lý được tài khoản của mình cho phù hợp với kế hoạch tài chính cá nhân .

Rủi ro khi giao dịch ký quỹ

1. Khuếch đại lỗ

Tương tự như khuếch trương khoản lợi nhuận, khi nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ và nắm giữ cổ phiếu đang giảm giá. Nhà đầu tư sẽ lỗ nhiều hơn so với không sử dụng giao dịch ký quỹ.

2. Bào mòn lợi nhuận

Vay nợ thì luôn đi kèm với lãi suất. Lãi suất tại các công ty chứng khoán thường dao động với mức trên dưới 10%. Điều này có nghĩa là nếu năm vay nợ để mua cổ phiếu và nắm giữ thì nhà đầu tư phải chịu chi phí lãi vay. Điều này làm bào mòn đi khoản lợi nhuận kiếm được. Lúc này nhà đầu tư cần xem lại cách sử dụng margin hiệu quả để tránh rủi ro.

3. Nguy cơ bị bán giải chấp

Đây được coi là cơn ác mộng mà bất cứ các nhà đầu tư nào cũng đều không mong muốn. Khi mua cổ phiếu với lượng lớn, quá nhiều gặp điều kiện thị trường đang đi xuống, giảm. Khi đó làm tỷ lệ giá trị tài sản ròng và tổng tài sản của nhà đầu tư giảm xuống dưới ngưỡng cho phép, các công ty chứng khoán buộc lòng phải bán giải chấp để đề phòng rủi ro xảy ra.

Những lưu ý các nhà đầu tư cần phải biết khi gửi tiền ký quỹ

1. Đối tượng ký quỹ

Ở nước ta, Luật Dân sự quy định đối tượng gửi tiền ký quỹ là đá quý, tiền, kim khí hoặc những giấy tờ có giá trị liên quan. Trong số đó kim khí, khoản tiền, giấy tờ hoặc đá quý khi được gửi vào ngân hàng thì có thể có trị giá hơn nhiều so với phạm vi nghĩa vụ cần thực hiện.

Nhưng với trường hợp nếu bên nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì chỉ dùng trị giá tài khoản này để giải quyết những việc phát sinh và số còn lại sẽ được hưởng sau khi thực hiện các nghĩa vụ còn lại.

2. Điều kiện gửi ký quỹ

Sự đảm bảo gửi ký quỹ sẽ hiển thị khi nhà đầu tư gửi tiền ký quỹ cùng với sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền. Thỏa thuận này chỉ thể hiện đối với những người có nghĩa vụ và người có quyền đã tiến hành thỏa thuận biện pháp đảm bảo của ký quỹ cũng như đối tượng tài sản của ký quỹ là gì, hai bên ký quỹ bằng tài sản gì, số tiền sử dụng ký quỹ là bao nhiêu và ký quỹ ở ngân hàng nào…

3. Thực hiện cách thức làm ký quỹ

Ký quỹ là gì? Biện pháp ký quỹ này sẽ thể hiện cho sự có mặt tham gia của một chủ thể trung gian trong những mối quan hệ luật pháp. Ngân hàng là bên đứng ra để bảo vệ các quyền lợi của mỗi bên thực hiện đúng với thỏa thuận. Ngoài ra, các ngân hàng cũng được quyền thu một khoản phí dịch vụ từ chính tài khoản được ký quỹ.

FTV – Đơn vị tư vấn về đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh hàng đầu tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán tại nước ta trong năm 2022 vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn với rất nhiều yếu tố. Bạn là nhà đầu tư mới, muốn bắt tay tìm hiểu và đầu tư chứng khoán nhưng chưa có nhiều kiến thức hay kinh nghiệm đầu tư, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi - Công Ty Cổ Phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia tài chính có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu thị trường tư vấn và hỗ trợ cách đầu tư có lời và phòng ngừa rủi hiệu quả.

Ngoài ra, FTV sẽ cập nhật đến các nhà đầu tư những thông tin mới nhất về biến động thị trường chứng khoán, qua các số liệu thống kê, phân tích, cùng với những tài liệu tham khảo như biểu đồ số liệu, thống kê tình hình thị trường cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng hóa hoàn toàn được cung cấp miễn phí.

Trên đây là những thông tin về vấn đề ký quỹ là gì cũng như các loại hình ký quỹ đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. Nếu các nhà đầu tư còn có thắc mắc nào liên quan đến hoạt động ký quỹ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Công ty tư vấn tài chính hàng đầu Việt Nam FTV hoặc gọi qua số HOTLINE 0983 668 883 để các chuyên gia tư vấn hỗ trợ nhanh chóng trong thời gian sớm nhất. 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận