VNINDEX1174.85 (-18.51 -1.55%)1,070,536,473 CP 23,702.45 Tỷ 61 211 292HNXINDEX220.8 (-5.1 -2.25%)129,148,606 CP 2,593.73 Tỷ 38 136 151VN301194.03 (-16.73 -1.38%)316,693,075 CP 9,619.06 Tỷ 2 3 25HNX30467.39 (-15.3 -3.16%)102,455,500 CP 2,248.20 Tỷ 1 4 25

Chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một chính sách quan trọng góp phần ổn định sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, nền kinh tế có thể bị tác động gián tiếp hoặc trực tiếp bởi sự thay đổi của chính sách tiền tệ dẫn đến các thay đổi của một số yếu tố. Vậy chính sách tiền tệ là gì? và có vai trò trong nền kinh tế như thế nào?

Chính sách tiền tệ là gì

Chính sách tiền tệ là gìChính sách tiền tệ là gì

Chính sách tiền tệ (còn gọi là Monetary Policy) là chính sách nhằm ổn định tiền tệ bằng cách sử dụng những công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối. Từ đó sẽ giúp ổn định và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. 

Vai trò của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông của nền kinh tế. Thông qua chính sách này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát được hệ thống tiền tệ. 

Qua đó thực hiện những mục tiêu như kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định sức mua của đồng tiền, bình ổn giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây cũng chính là công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hoạt động của toàn bộ Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng trên toàn quốc.

Phân loại chính sách tiền tệ

Phân loại chính sách tiền tệPhân loại chính sách tiền tệ

Hiện nay có 2 loại chính sách tiền tệ, bao gồm chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp. 

Chính sách tiền tệ mở rộng 

Chính sách tiền tệ mở rộng là việc Ngân hàng Nhà nước tăng mức cung tiền cho nền kinh tế nhiều hơn bình thường. Để làm được điều này thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện một hoặc kết hợp hai trong ba cách sau: hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay  tăng mua vào trên thị trường chứng khoán. 

Khi đó, mức lãi suất giảm thì các doanh nghiệp vay tiền nhiều hơn để phục vụ phát triển kinh doanh. Đồng thời người dân cũng chi tiêu nhiều hơn làm cho tổng cầu tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Từ đấy thì quy mô nền kinh tế được mở rộng, thu nhập của người lao động gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Chính vì vậy, chính sách này thường được sử dụng khi mà nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Chính sách tiền tệ thu hẹp

Chính sách tiền tệ thu hẹp (còn gọi là chính sách tiền tệ thắt chặt) là việc Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm mức cung tiền cho nền kinh tế. Việc này được thực hiện thông qua những hành động như tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay bán chứng khoán ra thị trường. 

Khi đó thì mức lãi suất tăng cao, cá nhân và các tổ chức sẽ dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư, làm cho tổng cầu giảm và kéo theo mức giá chung cũng giảm xuống. Chính sách này được sử dụng khi nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, tình trạng lạm phát tăng cao.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Dù thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt thì mục đích của chúng đều hướng đến giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân, kiểm soát được tình trạng lạm phát, ổn định và phát triển nền kinh tế bền vững.

Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ chính là tăng trưởng kinh tế. Dựa vào sự điều chỉnh của khối lượng cung tiền cho nền kinh tế thì chính sách này đã tác động đến lãi suất và tổng cầu. Từ đó giúp thúc đẩy đầu tư, tăng sản lượng chung, tăng GDP. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Chính sách tiền tệ tác động tăng nguồn cung tiền giúp mở rộng quy mô nền kinh tế và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất sẽ cần nhiều nhân công hơn, từ đó tạo ra được nhiều việc làm cho người dân làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy vậy, việc tăng nguồn cung tiền cũng đi kèm với việc chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định.

Vì thế Ngân hàng Nhà nước cần phải vận dụng kết hợp hiệu quả những công cụ tiền tệ để có thể kiểm soát được tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức cho phép. Đồng thời đưa nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng, khống chế được tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép.

Ổn định giá cả thị trường

Việc ổn định giá cả trong kinh tế vĩ mô sẽ loại bỏ được sự biến động giá, giúp Nhà nước hoạch định hiệu quả những mục tiêu phát triển kinh tế. Giá cả ổn định sẽ tạo nên môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Từ đó hấp dẫn các nhà đầu tư và thu hút thêm nguồn vốn vào nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. 

Kiểm soát lạm phát

Lạm phát được hiểu đơn giản là mức giá hàng hóa chung sẽ tăng cao và đồng tiền bị giảm giá trị. Việc này sẽ gây khó khăn của việc trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế. Khi đó ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ nhằm mục đích bình ổn giá cả hàng hóa và giá trị đồng tiền, kiểm soát được tình trạng lạm phát.

Công cụ của chính sách tiền tệ

Công cụ của chính sách tiền tệCông cụ của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ sẽ sử dụng một số công cụ như lãi suất chiết khấu, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái, nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn nhằm điều chỉnh được mức cung tiền cho nền kinh tế.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính là tỷ lệ lượng tiền cần phải giữ lại so với lượng tiền gửi huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và số tiền này phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, để điều chỉnh được mức cung tiền cho nền kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tác động đến tỷ lệ này. Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì nguồn cung tiền giảm, ngược lại Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì nguồn cung tiền sẽ tăng.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái chính là tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, nó tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ và dự trữ ngoại tệ. Về bản chất thì đây không phải công cụ của chính sách tiền tệ bởi nó không tác động đến sự thay đổi lượng cung tiền. Tuy nhiên, nó lại là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. 

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái sẽ được Ngân hàng Nhà nước thực hiện khi muốn điều chỉnh lượng cung tiền bằng ngoại tệ trong nền kinh tế:

  • Để tăng cung tiền bằng ngoại tệ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái bằng cách mua vào các giấy tờ có giá của những Ngân hàng Thương mại trên thị trường mở bằng ngoại tệ. 
  • Để giảm lượng cung tiền bằng ngoại tệ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái bằng cách bán đi giấy tờ có giá cho những Ngân hàng Thương mại và thu về ngoại tệ.

Lãi suất chiết khấu

Là mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước cho những Ngân hàng thương mại vay đối với các khoản vay đáp ứng về nhu cầu tiền mặt bất thường. Điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu sẽ làm lượng tiền cơ sở thay đổi và cung tiền cũng thay đổi theo. 

Các Ngân hàng thương mại cần phải dự trữ lượng tiền mặt nhất định để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt bất thường của khách hàng. Nếu như khoản dự trữ này không đủ thì Ngân hàng thương mại sẽ vay của Ngân hàng Nhà nước với mức lãi suất chiết khấu. 

Nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu tăng thì Ngân hàng thương mại sẽ phải dè chừng trong khoản vay này và chủ động dự trữ nhiều hơn, do vậy cung tiền trong nền kinh tế cũng giảm. Ngược lại, nếu như Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm mức lãi suất chiết khấu thì các Ngân hàng thương mại sẽ vay nhiều hơn và cung tiền cũng tăng lên.

Hạn mức tín dụng

Đây là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Nhà nước đã quy định cho Ngân hàng thương mại phải khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn mức tín dụng tăng thì cung tiền tăng, ngược lại điều chỉnh hạn mức tín dụng giảm thì cung tiền cũng giảm.

Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở chính là việc mà Ngân hàng Nhà nước mua hoặc bán những loại chứng khoán trên thị trường mở. Việc này đã tác động đến lượng dự trữ của Ngân hàng thương mại và ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng tín dụng của họ ra ngoài thị trường, từ đó điều chỉnh lượng cung tiền. 

Nếu như Ngân hàng Nhà nước mua chứng khoán trên thị trường mở thì các Ngân hàng thương mại sẽ có thêm khoản tiền dự trữ và lượng cung tiền cho nền kinh tế cũng tăng. Ngược lại, Ngân hàng Nhà nước bán chứng khoán thì  lượng cung tiền sẽ giảm.

Tái cấp vốn

Tái cấp vốn là việc Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, từ đó cung cấp một nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho Ngân hàng thương mại. Từ đó thì Ngân hàng Nhà nước đã gia tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.

Xem thêm: Chính sách tài khóa là gì? Vai trò của chính sách tài khóa

So sánh sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

So sánh sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệSo sánh sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

- Định nghĩa

Chính sách tiền tệ là một chính sách mà Ngân hàng trung ương thực hiện nhằm kiểm soát và ổn định tiền tệ để có thể đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp… của Chính phủ

Chính sách tài khóa là những biện pháp can thiệp đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm tác động vào quy mô hoạt động của nền kinh tế.

- Nguyên tắc

Chính sách tiền tệ: Thao túng cung tiền làm ảnh hưởng đến kết quả kinh tế như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, giảm thiểu lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…

Chính sách tài khóa: Thao túng mức độ tổng cầu trong nền kinh tế để có thể đạt được mục tiêu kinh tế như ổn định giá cả,  thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm đầy đủ.

- Công cụ thực hiện chính sách

Chính sách tiền tệ: Lãi suất, Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Chính sách tỷ giá hối đoái, Nghiệp vụ thị trường mở

Chính sách tài khóa: Thuế, Số tiền chi tiêu của chính phủ

- Người tạo chính sách

Chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương

Chính sách tài khóa: Chính phủ

Chính sách tiền tệ ở Việt Nam 

Chính sách tiền tệ ở Việt Nam Chính sách tiền tệ ở Việt Nam 

Thẩm quyền quyết định đến chính sách tiền tệ quốc gia

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2020:

  • Quốc hội sẽ quyết định mức chỉ tiêu lạm phát hàng năm bằng cách quyết định đến chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện của chính sách tiền tệ quốc gia.
  • Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động đàm phán, ký kết và gia nhập nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong những điều ước quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
  • Chính phủ trình Quốc hội quyết định đến mức chỉ tiêu lạm phát hàng năm. Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng những công cụ, biện pháp để thực hiện được mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Thực trạng chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay

Năm 2021 tại Việt Nam, những tác động của đại dịch Covid-19 đã mang đến những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 nhưng với những giải pháp đồng bộ và chủ động của ngành Ngân hàng đã đạt được kết quả tích cực góp phần đưa tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng ngay từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳ năm 2020, cụ thể: Tổng dư nợ của nền kinh tế đạt khoảng 10,38 triệu tỷ đồng so với cuối năm 2020 đã tăng khoảng 13% (tổng vốn huy động của nền kinh tế đạt được khoảng 11,23 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 8,44%), lĩnh vực ưu tiên đã có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng chung của nền kinh tế đó là 4/5 lĩnh vực.

Bước sang năm 2022, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn những diễn biến hết sức phức tạp. Theo đó thì ngành ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp trong điều kiện bình thường mới, để thích ứng và đảm bảo tính ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì hỗ trợ sự tăng trưởng, có nhiều cơ chế kinh doanh linh hoạt để hỗ trợ các doanh nghiệp được đưa ra bởi những ngân hàng thương mại. Đồng thời, cũng chung tay cùng cộng đồng thực hiện những trách nhiệm xã hội với nhiều đóng góp thiết thực.

Kết luận 

Trên đây là những chia sẻ tổng quan của FTV về chính sách tiền tệ là gì, vai trò của chính sách này đối với nền kinh tế cũng như các chính sách tiền tệ đang được áp dụng hiện nay tại Việt Nam. Hy vọng qua những nội dung vừa rồi của FTV sẽ giúp bạn trang bị được những kiến thức hữu ích từ đó có thể đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp cho bản thân. 

FTV–  đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

Công ty cổ phần đầu tư & công nghệ FTV được thành lập từ năm 2017 đã trở thành lựa chọn ưu tiên của những nhà đầu tư năng động tại thị trường  Việt Nam. FTV mang đến cho quý khách hàng sự thuận tiện và tự tin ở mức độ cao nhất qua việc cung cấp chất lượng dịch vụ vượt trội, thể hiện tinh thần phục vụ chân chính, am hiểu thị trường và chuyên nghiệp trong từng chi tiết. 

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về chính sách tiền tệ là gì? hay cần hỗ trợ giao dịch đầu tư hãy liên hệ trực tiếp số HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận