VNINDEX1284.09 (-5.18 -0.4%)922,547,400 CP 23,203.75 Tỷ 217 148 256HNXINDEX242.58 (-0.76 -0.31%)80,199,750 CP 1,761.96 Tỷ 83 233 92VN301296.9 (-6.3 -0.48%)288,210,403 CP 9,842.20 Tỷ 7 1 22HNX30533.82 (-2.44 -0.45%)56,484,400 CP 1,416.91 Tỷ 10 4 16

Chi phí tài chính là gì? Ý nghĩa, cách tính chi phí tài chính

Chi phí tài chính là một thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Có thể hiểu rằng đây là một khoản phí cho việc sử dụng tín dụng hay gia hạn mức tín dụng hiện có của một doanh nghiệp. Vậy chi phí tài chính là gì và bản chất ra sao sẽ được FTV giải đáp ngay dưới đây.

Chi phí tài chính là gì? 

Chi phí tài chính là gì? Chi phí tài chính là gì? 

Chi phí tài chính (Financial Charges) là khoản chi phí hoặc khoản lỗ gắn liền với những hoạt động tài chính của một doanh nghiệp như đầu tư tài chính, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, giao dịch chứng khoán và những chi phí khác.

Chi phí tài chính chính là tài khoản 635, tài khoản phản ánh thực tế về những khoản chi phí cần phải thanh toán của doanh nghiệp. Hạch toán về chi phí tài chính không chỉ thực hiện ghi chép mà còn những khoản phát sinh khác. Từ đấy kế toán sẽ đưa ra bản báo cáo về doanh thu lãi hoặc lỗ dựa trên con số thực tế.

Ý nghĩa của chi phí tài chính 

Đầu tiên chi phí tài chính sẽ phản ánh hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Bởi nếu một doanh nghiệp khi có mức chi phí tài chính phải chi trả cao thì chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh đang được đẩy mạnh và phát triển. Tuy nhiên nếu những chi phí tài chính về lỗ, lãi cao và nhiều thì cũng sẽ có nguy cơ doanh nghiệp đang khó khăn trong kinh doanh. Vậy nên dựa vào mức chi phí tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra những dự báo về tài chính. Đây cũng là căn cứ để có thể phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. 

Dựa vào chi phí tài chính có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như việc rà soát kế toán một cách chặt chẽ tránh các trường hợp tham nhũng, biển thủ công quỹ của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp có thể thấy được tiến trình sử dụng tài chính của mình như thế nào để định hình lại những kế hoạch của doanh nghiệp một cách hợp lý nhất. 

Hình thức của chi phí tài chính

Hình thức của chi phí tài chínhHình thức của chi phí tài chính

Như đã nói ở phần trên thì chi phí tài chính có rất nhiều hình thức khác nhau. Bất kể bạn cân nhắc loại khoản vay nào thì bạn sẽ phải trả một khoản phí tài chính nào đó. Sau đây là những kiểu bạn có thể gặp phải.

Lãi suất

Lãi suất hàng năm là phần chi phí hàng năm để vay tiền từ một tổ chức/doanh nghiệp cho vay. Đối với một khoản vay thế chấp thì nó cũng sẽ bao gồm tổng số tiền lãi được tính trên khoản vay kết hợp với tất cả những khoản phí khác.

Khi nói đến lãi suất hàng năm cho thẻ tín dụng, sẽ có một số loại khác nhau và được dựa trên cách bạn sử dụng hạn mức tín dụng của mình.

  • Lãi suất hàng năm khi mua hàng được áp dụng cho những giao dịch mua hàng bạn thực hiện bằng thẻ tín dụng của mình. Nếu như bạn thanh toán đầy đủ các hóa đơn hàng tháng, bạn sẽ không bị tính lãi suất. Thời gian giữa những chu kỳ thanh toán, khi bạn không bị tính lãi sẽ tương tự như thời gian gia hạn. Nó cung cấp cho bạn khả năng trả lại số tiền đã vay mà sẽ không bị tính lãi suất. Vào cuối kỳ thanh toán, bạn chỉ bị tính phần lãi cho số tiền chưa được trả lại.
  • Lãi suất ứng trước tiền mặt sẽ được áp dụng cho bất kỳ một khoản tiền mặt nào mà bạn vay so với hạn mức tín dụng của mình. Ứng tiền mặt khác với việc mua hàng, bởi vì bạn đang sử dụng thẻ tín dụng của chính mình để rút tiền, giống như khi bạn sử dụng thẻ ghi nợ. Tuy nhiên, thay vì việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng, bạn lại đang rút tiền từ hạn mức tín dụng của mình. Khi đó lãi suất ứng trước tiền mặt sẽ được tính ngay lập tức và không có thời gian gia hạn như phần lãi suất hàng năm khi mua hàng. Lãi suất hàng năm của ứng trước tiền mặt cũng thường là một trong các loại lãi suất hàng năm cao nhất.
  • Lãi suất phạt được dùng trong trường hợp bạn vi phạm một trong những điều khoản của khoản vay, chẳng hạn như trả chậm. Nó thường làm tăng mức lãi suất mua hàng của bạn và bạn sẽ trả cho đến khi có thể thực hiện đúng hạn, thanh toán tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Lãi suất giới thiệu là mức lãi suất khuyến mại được sử dụng để thu hút nhiều người vay mới. Bởi đây là mức lãi suất thường rất thấp hoặc thậm chí là 0%. Ở mức 0%, bạn sẽ không cần phải trả bất kỳ khoản lãi suất nào đối với những giao dịch mua của mình hoặc chuyển số dư, bất kể nếu vẫn còn một số tiền chưa thanh toán vào cuối chu kỳ thanh toán. Mức lãi suất giới thiệu chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Sau khi giai đoạn giới thiệu kết thúc thì bạn sẽ có lãi suất mới. Điều quan trọng cần biết là nếu như bạn vi phạm bất kỳ điều khoản nào (chẳng hạn như thanh toán muộn) thì thời gian áp dụng lãi suất giới thiệu của bạn có thể kết thúc sớm hơn. Ngoài ra, sẽ có một số công ty thẻ tín dụng sẽ tính cho bạn những khoản lãi suất khác nhau nếu như bạn có số dư trên thẻ khi thời gian giới thiệu kết thúc.
  • Lãi suất chuyển số dư được áp dụng khi mà bạn chuyển số dư từ thẻ tín dụng này sang thẻ tín dụng khác. Tương tự như ứng trước tiền mặt, chuyển khoản số dư sẽ được tính lãi suất ngay lập tức và cũng không có thời gian gia hạn.

Phí khởi tạo 

Người cho vay sẽ tính một khoản chi phí bắt đầu để xử lý khoản vay của bạn. Đây là khoản phí trả trước thường từ 0,5 - 1% giá trị khoản vay của bạn. Phí gốc là phổ biến đối với những khoản thế chấp, khoản vay cá nhân, khoản vay mua ô tô hay khoản vay sinh viên. Chúng sẽ thường không được áp dụng cho thẻ tín dụng nhưng lại có thể được áp dụng cho một số hạn mức tín dụng nhất định.

Phí trễ hạn

Lý do phí trễ hẹn được xếp vào chi phí tài chính bởi đúng như tên của nó, phí trả chậm là chính khoản phí bạn phải chịu khi bạn không thanh toán đúng hạn. Mặc dù bạn có thể sẽ bị tính phí trả chậm mỗi khi thanh toán trễ nhưng bạn chỉ có thể bị tính một khoản phí trả chậm trong mỗi chu kỳ thanh toán. Bạn có thể tránh được hoàn toàn khoản phí này bằng cách thực hiện thanh toán đúng hạn mọi lúc.

Tiền phạt trả trước

Phí phạt trả trước chính là một khoản phí mà một số người cho vay có thể tính cho người vay trả nợ sớm hơn so với lịch trình. Lưu ý rằng hình phạt trả trước sẽ phụ thuộc vào quyết định của người cho vay hơn là việc phụ thuộc vào loại khoản vay.

Chi phí tài chính gồm những gì?

Chi phí tài chính gồm những gì? Chi phí tài chính gồm những gì?

Chi phí tài chính phản ánh trong tài khoản 635 của bên nợ và bên có như sau:

Chi phí tài chính bên nợ

  • Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm và tiền lãi thuê tài sản thuê tài chính.
  • Những khoản lỗ bán ngoại tệ.
  • Chiết khấu thanh toán dành cho người mua.
  • Chi phí từ những khoản lỗ do thanh lý hay nhượng bán những khoản đầu tư.
  • Chi phí từ các khoản lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
  • Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
  • Chi phí từ số trích lập dự phòng giảm giá của chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào các đơn vị khác.
  • Những khoản chi phí từ hoạt động đầu tư tài chính khác.

Chi phí tài chính bên có

  • Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
  • Những khoản được ghi giảm chi phí tài chính.
  • Cuối kỳ kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Cuối kỳ khi tiến hành đánh giá thực tế số dự phòng về giảm giá đầu tư chứng khoán mà số dự phòng phải lập trong kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa dùng hết thì doanh nghiệp phải hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán vào bên có TK 635.

Lưu ý một số chi phí sẽ không được tính là chi phí tài chính như:

  • Chi phí bán hàng. 
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp 
  • Chi phí dành cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của chính doanh nghiệp. 
  • Chi phí xây dựng cơ bản của một doanh nghiệp. 
  • Chi phí trang trải bằng các nguồn kinh phí khác. 

Cách tính chi phí tài chính

Cách tính chi phí tài chínhCách tính chi phí tài chính

  • Đối với những khoản chi phí liên quan đến giao dịch mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ hoặc cho vay vốn thì kế toán ghi:
    Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
    Có TK 111, 112, 141,…
  • Đối với những khoản chi phí do lỗ khi đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết hay bán chứng khoán, thanh lý những khoản đầu tư thì kế toán ghi:
    Nợ TK 111, 112…
    Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
    Có TK121, TK221, TK222, TK228…
  • Khi doanh nghiệp nhận lại vốn góp vào các công ty con hoặc công ty liên doanh mà có giá trị vốn góp lớn hơn giá trị tài sản được chia thì kế toán ghi:
    Nợ TK 111, 112, TK 152, TK 211…
    Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
    Có TK 221, TK 222

Một vài vấn đề liên quan đến chi phí tài chính

Việc quản lý tài chính chính là trách nhiệm của những chuyên gia tài chính tại doanh nghiệp, mỗi một chuyên gia sẽ có những cách quản lý dựa trên các tiêu chí khác nhau. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động kinh doanh và điều mà các nhà quản lý quan tâm sẽ là những yếu tố sau đây:

Phân tích tài chính

Việc phân tích tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào. Từ đấy mà doanh nghiệp có thể đánh giá cũng như nhận biết được mức độ rủi ro và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán chính là tài liệu mô tả tình trạng thực tế về tài chính doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí tài chính.

Ngoài ra thì bảng cân đối kế toán còn có tác dụng phản ánh đến tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. 

Báo cáo kết quả kinh doanh

Đây là một tài liệu rất quan trọng đối với hoạt động quản lý tình hình tài chính doanh nghiệp. Khi nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh thì những nhà quản trị sẽ thấy được dòng tiền, tài chính của doanh nghiệp từ đó lên kế hoạch cho mục tiêu phát triển trong tương lai. Đồng thời nó còn giúp đánh giá chính xác được hiệu quả của việc sử dụng chi phí tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo chuyển lưu tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ phản ánh được tình hình của việc sử dụng tài chính, đồng thời đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp. 

Thuyết minh báo cáo tài chính

Cùng với bản báo cáo kết quả kinh doanh thì thuyết minh báo cáo tài chính cũng sẽ được hình thành nhằm mục đích mang lại nội dung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính một cách cụ thể. 

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên của FTV sẽ giúp ích cho bạn hiểu chi phí tài chính là gì và những vấn đề liên quan. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay đến HOTLINE FTV 0983 668 883 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

FTV – đơn vị tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

Hoạt động và phát triển được 6 năm trong nghề, FTV thuộc top những công ty giao dịch chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia tài chính nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình đầu tư. Chính vì vậy mà FTV luôn được quý khách hàng tin tưởng để lựa chọn, gửi gắm đầu tư và đạt được vị thế vững vàng trên thị trường như hiện nay.

Với phương châm “luôn song hành cùng khách hàng trên con đường bước đến thành công”, FTV không ngừng nỗ lực để hoàn thiện và cung cấp các dịch vụ hoàn hảo, ưu việt nhất đến quý khách hàng cùng các thông tin minh bạch và hỗ trợ kịp thời trong mọi giao dịch. 

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận