VNINDEX1290.99 (-0.5 -0.04%)949,595,102 CP 21,526.04 Tỷ 149 87 233HNXINDEX235.72 (-0.2 -0.08%)97,591,086 CP 1,735.70 Tỷ 43 49 65VN301352.56 (1.71 0.13%)419,804,704 CP 11,901.50 Tỷ 15 5 12HNX30516.04 (-2.49 -0.48%)42,189,400 CP 977.46 Tỷ 8 6 16

Cán cân thanh goán quốc tế là gì? Nội dung, ý nghĩa, vai trò

Cán cân thanh toán quốc tế (hay còn gọi là BOP) là một khái niệm thường xuất hiện trong những bài giảng về kinh tế học. BOP được dùng để xác định sự thay đổi trong các dòng vốn của nước ngoài. Đồng thời, nó có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một yếu tố làm tăng rủi ro trong những khoản đầu tư quốc tế. Vậy cụ thể, cán cân thanh toán quốc tế là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng hợp nhất về định nghĩa này. 

Cán cân thanh toán quốc tế là gì?

Cán cân thanh toán quốc tế là gì?Cán cân thanh toán quốc tế là gì?

Cán cân thanh toán (Balance of Payment) chính là tổng hợp tất cả những giao dịch ở dưới hình thức tiền tệ của quốc gia này đối với quốc gia khác. Trong đó:

  • Những giao dịch thương mại thì sẽ được thực hiện bởi các cá nhân, doanh nghiệp cư trú ở trong nước hay Chính phủ của quốc gia đó. 
  • Đối tượng giao dịch thương mại sẽ bao gồm những loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản, vốn,…

Tổng hợp của những giao dịch này có ở trong bản báo cáo của mỗi quốc gia và trong một khoảng thời gian nhất định.

Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế

  • Ở tầm vi mô: Cán cân thanh toán thể hiện được cung cầu ngoại tệ và dự đoán về sự biến động tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cùng với kinh doanh ngoại tệ. 
  • Ở tầm vĩ mô: Cán cân thanh toán thể hiện được chính sách đối ngoại nói chung cùng với chính sách thương mại quốc tế nói riêng. Nó kiểm soát được sự di chuyển của những dòng vốn như đầu tư nước ngoài (FDI và ODA), hoạt động xuất khẩu vốn. Ngoài ra, cán cân thanh toán sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiền tệ quốc gia và hoạt động điều hành chính sách tỷ giá. 

Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế

Ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tếÝ nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là một chỉ số mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi vì:

  • Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia biểu thị tình trạng tài chính và kinh tế của quốc gia đó.
  •  Báo cáo cán cân thanh toán có thể sẽ được sử dụng như một tài liệu thống kê để xác định xem giá trị tiền tệ của quốc gia đó đang ở mức tăng hay giảm.
  • Dựa vào cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ của mỗi quốc gia có thể đưa ra những quyết định chính sách tài khóa hoặc thương mại tối ưu nhất.
  • Cán cân thanh toán cung cấp những thông tin quan trọng để phân tích và hiểu những giao dịch kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác.
  •  Báo cáo cán cân thanh toán quốc tế sẽ cho chúng ta thấy được một bản đối chiếu giữa các khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với các khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra đối với nước ngoài trong một thời kỳ nhất định cho phép chính phủ đưa ra những quyết sách về điều hành kinh tế vĩ mô cụ thể như chính sách xuất nhập khẩu hay chính sách tỷ giá...
  • Bằng việc nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế và những thành phần của nó, ta có thể xác định các xu hướng có thể có lợi hoặc hại cho nền kinh tế của một quốc gia. Từ đó, đưa ra những giải pháp, chiến lược thích hợp.

Phân loại cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế được chia thành 4 loại chính: 

  • Cán cân thời điểm: Phản ánh những khoản thu  và chi ngoại tệ của người cư trú và không cư trú trong một thời điểm nhất định. 
  • Cán cân thời kỳ: Phản ánh những khoản thu và chi ngoại tệ của người cư trú và không cư trú tại một thời kỳ nhất định. 
  • Cán cân song phương: Phản ánh những khoản thu và chi ngoại tệ giữa hai quốc gia.
  • Cán cân đa phương: Phản ánh những khoản thu và chi ngoại tệ giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới.

Nội dụng của cán cân thanh toán quốc tế

Nội dụng của cán cân thanh toán quốc tếNội dụng của cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế gồm 4 thành tố sau: 

  • Cán cân vãng lãi (tiếng Anh là Current Account)
  • Cán cân vốn (tiếng Anh là Capital Account)
  • Nhầm lẫn và sai sót (tiếng Anh là Errors and Omissions)
  • Cán cân bù đắp chính thức (tiếng Anh là Official Reserve)

Cán cân vãng lai

Cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản mục ghi chép những giao dịch về hàng hóa cũng như dịch vụ giữa người cư trú trong nước đối với người cư trú ngoài nước. Cán cân vãng lai sẽ ghi chép những giao dịch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, nó cũng ghi nhận những khoản thu nhập như: tiền lương, lãi suất cũng như  lợi nhuận chuyển về nước. Cùng với đó là những khoản chuyển giao như: quà biếu, viện trợ đóng góp,…

Cán cân vãng lai bao gồm 4 khoản mục sau:

  •  Cán cân thương mại (tiếng Anh là Trade Balance)

Đây là một thành phần trọng yếu đối với tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Nó ghi lại những thay đổi trong quá trình xuất – nhập khẩu của một quốc gia trong một thời gian nhất định. Đồng thời, cán cân thương mại cũng biểu thị mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.  Cán cân thương mại sẽ thặng dư nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Nếu như xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt. Khi xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại chịu sự tác động của những yếu tố như lạm phát, tỷ giá, giá thế giới, chính sách thương mại quốc tế và khoản thu nhập của người tiêu dùng. Ngược lại, cán cân thương mại có ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời, nó cũng tác động trực tiếp đến cung và cầu giá cả hàng hóa, biến động tỷ giá cũng như lạm phát.

  •  Cán cân dịch vụ (tiếng Anh là Service Balance)

Cán cân dịch vụ phản ánh toàn bộ những khoản thu chi từ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giữa người cư trú và không cư trú tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nó bao gồm những khoản thu và chi từ các hoạt động dịch vụ vận tải, xây dựng, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông,…

Cách tính và ghi nhận cán cân dịch vụ tương tự cán cân thương mại. Cụ thể:

Những hoạt động xuất khẩu dịch vụ làm phát sinh khoản cung ngoại tệ sẽ được ghi nhận là CÓ với dấu dương (+). Những trường hợp nhập khẩu dịch vụ làm phát sinh khoản cầu ngoại tệ, được ghi nhận là NỢ với dấu âm (-).

Cán cân dịch vụ chịu sự ảnh hưởng bởi những yếu tố như thu nhập, tỷ giá, giá cả dịch vụ hay chính trị – xã hội. Những quốc gia có chất lượng dịch vụ thấp sẽ phải nhập khẩu dịch vụ từ nước ngoài. Chính vì thế, cán cân dịch vụ luôn thâm hụt tại những quốc gia này.

  • Cán cân thu nhập (tiếng Anh là Income Balance)

Cán cân thu nhập gồm những khoản thu nhập của người lao động (đó là tiền lương, thưởng), thu nhập từ đầu tư cùng tiền lãi của người cư trú và không cư trú. Cán cân thu nhập chịu tác động của các yếu tố như môi trường kinh tế, quy mô thu nhập, chính trị xã hội.

  • Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (tieesng Anh là Unilateral Transfer)

Cán cân vãng lai một chiều là danh mục ghi nhận những khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng. Ngoài ra nó cũng bao gồm những chuyển giao bằng tiền hoặc hiện vật cho mục đích tiêu dùng. Tất cả những hành động trên đều xảy ra giữa người cư trú và không cư trú tại một vùng lãnh thổ hoặc một quốc gia. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều bị tác động bởi những yếu tố như: kinh tế, chính trị, xã hội,…

>> Tham khảo: Vốn cổ phần là gì?

Cán cân vốn

Cán cân vốn chính là một bộ phận của cán cân thanh toán. Nó ghi lại tất cả các giao dịch về tài sản bao gồm tài sản thực hoặc tài sản tài chính giữa người cư trú trong nước đối với người cư trú nước ngoài. Trong đó, tài sản thực bao gồm những loại hàng hóa, dịch vụ, thiết bị,… Còn tài sản tài chính sẽ bao gồm tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu,…

Cán cân vốn phản ánh những giao dịch kinh tế giữa người cư trú đối với người không cư trú về chu chuyển vốn trong đầu tư danh mục, đầu tư trực tiếp, vay hoặc trả nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều cùng nhiều hình thức khác.

Cán cân vốn bao gồm: 

  • Cán cân vốn dài hạn: Là những dòng vốn dài hạn chảy vào và ra khỏi một quốc gia. Bao gồm những khoản đầu tư trực tiếp, gián tiếp và những loại vốn dài hạn khác. Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến cán cân vốn dài hạn. Chúng bao gồm: hiệu quả biên của vốn đầu tư,  tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, môi trường đầu tư cùng môi trường kinh tế, chính trị – xã hội.  
  • Cán cân vốn ngắn hạn: Là những dòng vốn ngắn hạn chảy vào và ra khỏi một quốc gia. Bao gồm: tiền gửi, tín dụng thương mại ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối, mua bán có giá trị ngắn hạn,… Các nhân tố có ảnh hưởng đến cán cân vốn ngắn hạn bao gồm: tỷ suất lợi tức kỳ vọng ngắn hạn, chênh lệch tỷ giá, môi trường đầu tư, chính sách tín dụng, môi trường kinh tế, chính trị – xã hội,…
  • Cán cân vốn chuyển giao một chiều: Bao gồm những khoản chuyển giao vốn một chiều như là: viện trợ không hoàn lại với mục đích đầu tư hoặc các khoản nợ được xóa. Các nhân tố có ảnh hưởng đến nó là quan hệ chính trị ngoại giao và hợp tác kinh tế – chính trị – xã hội. 

Nhầm lẫn và sai sót

Sự tồn tại của những khoản mục nhầm lẫn và sai sót có thể đến từ các nguyên nhân sau: 

  • Giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú phong phú đa dạng. Do đó, trong quá trình thống kê và sao chép những danh mục thương mại có thể sẽ xảy ra sai sót. 
  • Những ghi nhận trong cán cân thanh toán quốc tế có thể được ghi nhận vào những thời gian khác nhau. Do đó, sẽ có sự chênh lệch do tác động kinh tế của các thời điểm khác nhau. 
  • Nhằm mục đích trốn thuế nên một số khai báo với giá trị thực có sự khác biệt. 
  • Không thể thống kê được những giao dịch kinh tế ngầm và không chính thức. 

Cán cân bù đắp chính thức

Cán cân bù đắp chính thức là một loại hình cân đối tài khoản kế toán nhằm mục đích đưa những khoản mục ở các bên CÓ và Nợ có tổng bằng 0. 

Cán cân bù đắp chính thức gồm 3 khoản mục là:

  • Dự trữ ngoại hối quốc gia: Gồm nững dự trữ bằng vàng, ngoại tệ mạnh và những giấy tờ mang giá trị bằng ngoại tệ. Quy mô dự trữ ngoại hối lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chế độ tỷ giá mà quốc gia đó lựa chọn áp dụng. Chúng bao gồm chế độ tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định. 
  • Vay nợ từ quỹ tiền tệ quốc tế IMF và những ngân hàng Trung ương khác
  • Thay đổi dự trữ của những ngân hàng Trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia độc lập thanh toán. 

Mối quan hệ trong cán cân thanh toán quốc tế

Mối quan hệ giữa những thành tố trong cán cân thanh toán được thể hiện như sau:

Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Nhầm lẫn và sai sót

Cán cân bù đắp chính thức = – Cán cân tổng thể

Cán cân thanh toán quốc tế = Cán cân tổng thể + Cán cân bù đắp chính thức = 0

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tếCác yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là yếu tố quan trọng để đánh giá cho nền kinh tế. Chính vì vậy, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có một số yếu tố quan trọng đó là:

Cán cân mậu dịch

Cán cân mậu dịch là một trong những yếu tố khá quan trọng có ảnh hưởng đến vị trí của cán cân thanh toán. Còn đối với cán cân thương mại lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động trực tiếp đến nó. Ví dụ:

  • Thương mại hữu hình: là những hạng mục thường xuyên của cán cân thanh toán quốc tế. Tùy thuộc vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và độ phong phú của lượng tài nguyên thiên nhiên mà một vài quốc gia khác lại ở vào vị trí nhập siêu.
  • Thương mại vô hình: Chủ yếu tồn tại ở lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Theo đó, một số quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về mặt địa lý, khí hậu và cảnh quan khiến cho quốc gia đó trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch.

Yếu tố lạm phát

Lạm phát gần như đã quá quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người, nhất là đối với những ai đã và đang có ý định tìm hiểu về cán cân thanh toán quốc tế là gì? Với điều kiện tất cả những yếu tố khác không có sự thay đổi thì nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với những nước khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế thì nó sẽ làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. 

Tỷ giá hối đoái

Với sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thì cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam sẽ có những tác động đáng kể. Nếu tài chính của một nước bắt đầu từ sự tăng giá cao hơn nước khác, tài khoản vãng lai hay cán cân thương mại của nước đó cũng sẽ giảm trong trường hợp những yếu tố khác bằng nhau. Theo đó hàng hóa xuất khẩu của những quốc gia này cũng từ đó mà tăng thêm với những quốc gia nhập khẩu, trong trường hợp đồng tiền của đất nước đó mạnh thì lúc này nó sẽ giảm nhu cầu về hàng hóa, giá bán đắt sẽ hạn chế được người mua.

Ví dụ: Việt Nam là nước xuất khẩu mặt hàng cà phê nổi tiếng trên thế giới. Trước kia, một doanh nghiệp ở Mỹ nhập khẩu cà phê ở Việt Nam với mức giá 100 nghìn/1kg. Nhưng hiện nay, tỷ giá VND/USD tăng, doanh nghiệp đã Mỹ mất tới 120.000 đồng để nhập khẩu được 1kg. Điều này khiến cho cà phê Việt Nam giảm năng lực cạnh tranh về giá tại thị trường Mỹ. 

Thu nhập quốc dân

Về bản chất thì thu nhập của một quốc gia tăng hay giảm sẽ theo tỷ lệ cao hoặc thấp hơn tỷ lệ giảm/tăng của một nước khác. Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ tăng của quốc gia khác. Tài khoản vãng lai của quốc gia đó giảm theo khi các yếu tố khác bằng nhau vì mức thu nhập thực tế tăng và mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. 

Sự ổn định chính trị, chính sách đối ngoại

Sự ổn định chính trị của một quốc gia chính là nền tảng và cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế. Đồng thời đây cũng được xem là điều kiện tiên quyết để các quốc gia có lý do tăng cường quan hệ kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại đã trở thành một điều kiện đủ cho mọi mối quan hệ kinh tế trực tiếp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập thì chính sách đối ngoại phù hợp là một yếu tố mở đường cho các yếu tố khác.

Khả năng và trình độ quản lý nền kinh tế của chính phủ

Tùy thuộc vào từng quốc gia khác nhau sẽ có các chính sách xuất nhập khẩu khác nhau, có  sự phát triển cũng như sự tăng trưởng khác nhau. Nên chắc chắn khi đó thì cán cân thương mại cũng phần nào chịu tác động từ đó. Với các quốc gia được chính phủ điều hành và quản lý hiệu quả thì sẽ có nền kinh tế vững mạnh cùng khả năng đối ngoại của quốc gia cũng được tăng lên. Do đó, cán cân thanh toán quốc tế cũng được cải thiện khá nhiều.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế. Có thể nói, các thành tố trong cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất lớn đến tỷ giá, lạm phát,… Chính vì vậy, những kiến thức nói về chủ đề này rất hữu ích đối với nhà đầu tư. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về cán cân thanh toán. Đồng thời, có thể áp dụng nó thật hiệu quả vào công việc đầu tư của mình. 

FTV – Tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín trên thị trường hiện nay

Với phương châm hoạt động: “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp cùng đạo đức tại thị trường chứng khoán nhằm tạo ra sự khác biệt về năng lực và công nghệ. Từ đó, mang đến cho khách hàng những dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về cán cân thanh toán quốc tế hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 hoặc truy cập Website https://ftv.com.vn/ để được giải đáp nhanh nhất.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận