Ngoài vốn điều lệ, một doanh nghiệp muốn tồn tại còn nhờ vào vốn lưu động. Mặc dù vốn lưu động không được quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Vậy, vốn lưu động là gì và các vấn đề khác có liên quan thể hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động (tiếng anh là Working capital) là một thước đo về tài chính biểu hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho những hoạt động diễn ra thường xuyên, hằng ngày của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lợi nhuận dù cao đến đâu nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động sẽ làm cho việc kinh doanh bị gián đoạn. Nghiêm trọng hơn doanh nghiệp đó có thể dẫn tới phá sản.
Các đặc điểm cơ bản của vốn lưu động
Các ước tính của vốn lưu động được lấy từ mảng tài sản và nợ phải trả tại bảng cân đối kế toán. Tài sản lưu động được kể ra bao gồm: các khoản phải thu, tiền mặt, hàng tồn kho và các tài sản khác nằm trong dự kiến sẽ được thanh lý hoặc chuyển đổi thành tiền mặt khi chưa đầy một năm. Nợ ngắn hạn bao gồm: tiền lương, các khoản nợ phải trả, thuế phải trả và số nợ dài hạn hiện tại sẽ tới hạn trong vòng một năm.
– Hầu hết những dự án mới lớn, chẳng hạn như mở rộng để sản xuất hoặc vào những thị trường mới đều yêu cầu đầu tư vào vốn lưu động. Điều đó sẽ làm giảm dòng tiền. Tuy nhiên, dòng tiền cũng sẽ giảm nếu như thu tiền quá chậm hoặc doanh số đem lại từ bán hàng ngày càng giảm, từ đó giảm các khoản phải thu. Các công ty đang sử dụng vốn lưu động không hiệu quả có thể đẩy mạnh dòng tiền bằng cách đó là siết chặt các nhà cung cấp và khách hàng.
Mặt khác, vốn lưu động cao không phải lúc nào cũng tốt. Nó có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp đó có quá nhiều hàng tồn kho hoặc không đầu tư số tiền mặt dư thừa của mình.
Ý nghĩa của vốn lưu động
Dựa vào kết quả của vốn lưu động nhà đầu tư có thể đánh giá được tài sản của công ty. Có hai trường hợp đó là:
- Vốn lưu động có giá trị dương cho thấy lượng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hiện lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động bình thường, doanh nghiệp đó có thể nhanh chóng đổi tài sản ngắn hạn thành tiền và thanh toán cả những khoản nợ khi đáo hạn.
- Vốn lưu động có giá trị âm ở chiều ngược lại nó thể hiện lượng tài sản ngắn hạn mà công ty đang sở hữu thấp hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nói cách khác, ngay cả khi đổi tất cả tài sản ngắn hạn công ty vẫn không có khả năng chi trả cho tất cả các khoản nợ ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu báo động về tình trạng công ty có thể dẫn đến phá sản.
Mặc dù, vốn lưu động đóng vai trò giúp các nhà đầu tư nhanh chóng đánh giá được năng lực hoạt động của công ty trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn luôn gặp phải một vấn đề nghiêm trọng đó là tính minh bạch, có nhiều khoản tiền mà các công ty có thể tận dụng để tạo ra sai lệch.
Ví dụ, một công ty có thể liệt kê rất nhiều các khoản thu vào tài sản ngắn hạn bao gồm cả khoản tiền chưa thu được (tiền nợ, tiền bán hàng,...). Các khoản tiền này có thể mất hơn 1 năm để thu lại nhưng không có báo cáo chi tiết. Vì thế, các nhà đầu tư cần tỉnh táo, nghiên cứu và phân tích nhiều chỉ số để có đánh giá chính xác nhất.
Công thức tính vốn lưu động
Công thức để tính vốn lưu động
Vốn lưu động là một hình thức tài sản ngắn hạn và có công thức tính cụ thể như sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Số nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn ngắn, các tài sản có tính chất thanh khoản cao. Ví dụ như: tiền gửi, trái phiếu có thời hạn dưới 1 năm, ngoại tệ, hàng hóa, những khoản bán chịu,...
- Số nợ phải trả ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Gồm có những khoản nợ ngân hàng và cả những khoản mua chịu.
Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với việc duy trì và sự tồn tại của một doanh nghiệp. Dựa vào việc xác định vốn lưu động chúng ta sẽ xác định được tình trạng hiện tại của doanh nghiệp.
Thông thường, một công ty có thể sẽ xảy ra 1 trong 2 tình trạng sau:
- Vốn lưu động ròng dương: Điều này có nghĩa tài sản ngắn hạn đang lớn hơn những khoản nợ ngắn hạn. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ khi tới hạn. Giúp cho các hoạt động sản xuất diễn ra một cách bình thường.
- Vốn lưu động ròng âm: Điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn những khoản nợ ngắn hạn. Cũng có nghĩa rằng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và rất dễ rơi vào tình huống phá sản.
>> Tham khảo: Vốn kinh doanh là gì? Đặc điểm và phân loại vốn kinh doanh
Cách để phân loại vốn lưu động
Cách để phân loại vốn lưu động
- Theo vai trò bao gồm:
Trong khâu dự trữ sản xuất: vốn lưu động bao gồm giá trị những khoản nguyên vật liệu (chính, phụ), nhiên liệu, động lực, dụng cụ, công cụ và phụ tùng thay thế.
Trong khâu sản xuất: vốn lưu động bao gồm giá trị sản phẩm còn dở dang, bán thành phẩm hay các khoản phí đang chờ kết quả chuyển.
Trong khâu lưu thông: vốn lưu động bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn, khoản thế chấp,…
- Theo hình thái biểu hiện bao gồm:
Vốn vật tư, hàng hóa: vốn lưu động chứa hình thái biểu hiện đó là những hiện vật cụ thể như: nguyên hay nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang,…
Vốn bằng tiền: vốn lưu động ở đây là các khoản vốn tiền tệ như: tiền mặt tồn quỹ, khoản đầu tư chứng khoán,tiền gửi ngân hàng,…
- Theo quan hệ sở hữu bao gồm:
Vốn của chủ sở hữu: vốn lưu động lúc này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp có mọi quyền hành đối với loại vốn này như: quyền sử dụng, chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Có nhiều vốn chủ sở hữu khác nhau tùy vào loại hình doanh nghiệp như: vốn do doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra, vốn từ ngân sách nhà nước, vốn góp cổ phần trong công ty các cổ phần,…
Các khoản nợ: vốn lưu động được hình thành từ vốn vay của các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại, vốn vay thông qua việc phát hành trái phiếu, khoản nợ mà khách hàng chưa thanh toán.
- Theo nguồn hình thành bao gồm:
Vốn điều lệ: nguồn vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu hoặc vốn điều lệ được bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn tự bổ sung: vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất và kinh doanh như tái đầu tư lợi nhuận doanh nghiệp.
Vốn liên doanh, liên kết: vốn lưu động được hình thành từ sự góp vốn liên doanh của các bên khi tham gia doanh nghiệp liên doanh.
Vốn đi vay: vốn lưu động vay từ ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng,…
Vốn huy động từ thị trường thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
- Theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn bao gồm:
Vốn lưu động tạm thời: là loại vốn có tính chất đáp ứng nhu cầu tạm thời, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như những khoản vay ngắn hạn ngân hàng.
Vốn lưu động thường xuyên: là loại vốn có tính chất ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên.
Chu kỳ vốn lưu động và các vấn đề khác có liên quan
Chu kỳ vốn lưu động và các vấn đề khác có liên quan
Chu kỳ vốn lưu động còn được gọi là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, được xác định là khoảng thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản lưu động ròng và nợ ngắn hạn thành tiền mặt. Chu kỳ vốn lưu động càng dài thì doanh nghiệp càng bị thắt chặt vốn trong vốn lưu động của mình mà sẽ không thu được lợi nhuận từ nó. Các công ty cố gắng làm giảm chu kỳ vốn lưu động bằng cách thu những khoản phải thu nhanh hơn hoặc là đôi khi kéo dài các khoản phải trả. Trong những trường hợp nhất định, việc giảm thiểu vốn lưu động có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến khả năng thu lợi nhuận của công ty.
Vòng quay của vốn lưu động dương cân bằng giữa những khoản thanh toán đến và trả giúp giảm thiểu vốn lưu động ròng và tối đa hóa dòng tiền tự do. Ví dụ, một doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp của mình trong 30 ngày nhưng doanh nghiệp đó phải mất 60 ngày để thu các khoản sẽ phải thu có chu kỳ vốn lưu động là 30 ngày. Chu kỳ trong 30 ngày này thường sẽ cần sự tài trợ thông qua hoạt động của ngân hàng và lãi suất trên khoản tài trợ này sẽ là chi phí làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển đòi hỏi phải có tiền mặt và có thể giải phóng tiền mặt bằng việc rút ngắn chu kỳ vốn lưu động được xem là cách ít tốn kém nhất để có thể phát triển.
Theo nguyên tắc tuyệt đối của những nhà tài trợ, mỗi nhà tài trợ đều muốn thấy vốn lưu động dương bởi vì vốn lưu động dương đồng nghĩa có đủ tài sản lưu động để có thể đáp ứng các nghĩa vụ hiện tại. Ngược lại, các công ty không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ hiện tại với tài sản lưu động khi vốn lưu động đang bị âm. Mặc dù về lý thuyết, một công ty có thể hiển thị không thời hạn vốn lưu động âm ở trên bảng cân đối kế toán được báo cáo thường xuyên ( bởi vì vốn lưu động thực tế có thể dương trong các kỳ báo cáo), vốn lưu động cần phải dương để hoạt động kinh doanh bền vững.
- Những lý do tại sao một doanh nghiệp có thể âm hoặc vốn lưu động thấp trong dài hạn trong khi không thể hiện có nguy cơ tài chính bao gồm: tài sản cao hơn hoặc là số nợ phải trả thấp hơn giá trị kinh tế thực của chúng.
Ví dụ: một phần mềm với danh nghĩa là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hoặc là một tờ báo nhận tiền mặt bởi khách hàng từ rất sớm nhưng phải có khoản tiền mặt này như là một khoản doanh thu hoãn lại phải chi trả cho đến khi dịch vụ được giao. Chi phí cung cấp cho dịch vụ hoặc báo chí thường sẽ thấp hơn doanh thu. Do đó, khi doanh thu được ghi nhận thì doanh nghiệp sẽ tạo ra thu nhập gộp.
- Quản lý nguồn vốn lưu động: Những quyết định liên quan đến nguồn vốn lưu động và tài trợ ngắn hạn được xem là quản lý nguồn vốn lưu động. Những điều này có liên quan đến vấn đề quản lý mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Mục tiêu của quản lý nguồn vốn lưu động là đảm bảo việc công ty có thể tiếp tục hoạt động và có đủ dòng tiền để có thể đáp ứng cả nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán và chi phí hoạt động sắp tới.
- Theo định nghĩa, quản lý nguồn vốn lưu động đòi hỏi những quyết định ngắn hạn — nói chung, liên quan đến chu kỳ một năm tiếp theo — là những quyết định “có thể thay đổi ngược lại”. Do đó, những quyết định này không được diễn ra trên cơ sở giống như các quyết định đầu tư vốn thay vào đó, chúng sẽ dựa vào dòng tiền, khả năng sinh lời, hoặc cả hai.
- Chính sách tín dụng của doanh nghiệp kinh doanh: Yếu tố này ảnh hưởng đến quản lý vốn lưu động . Nó bao gồm việc mua nguyên vật liệu thô và bán thành phẩm bằng tiền mặt hoặc tín dụng. Điều này có ảnh hưởng đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
- Quản lý nguồn vốn lưu động: Được hướng dẫn bởi các tiêu chí trước đó, ban lãnh đạo sẽ vận dụng kết hợp các chính sách và kỹ thuật để quản lý nguồn vốn lưu động. Các chính sách này nhằm vào mục đích quản lý tài sản lưu động (đại khái là tiền và các khoản tương đương, hàng tồn kho và các khoản nợ) và nguồn tài chính ngắn hạn để dòng tiền và lợi nhuận có thể chấp nhận được.
Kết luận
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin cơ bản về vốn lưu động và những vấn đề liên quan. Có thể nói, vốn lưu động là một công cụ đem lại lợi nhuận có hiệu quả nếu như nhà đầu tư biết cách tận dụng. Chính vì vậy, để không bỏ lỡ cơ hội bạn nên xây dựng kế hoạch và có sự nhìn nhận, đánh giá kỹ lưỡng ngay từ hôm nay.
FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay
Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo có liên quan để từ đó đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.
Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về vốn lưu động là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ ngay đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: