VNINDEX1234.73 (6.63 0.54%)497,810,131 CP 11,953.77 Tỷ 211 81 155HNXINDEX221.68 (0.39 0.18%)41,462,637 CP 694.89 Tỷ 50 49 51VN301291.93 (5.86 0.46%)182,754,209 CP 5,749.40 Tỷ 14 3 13HNX30469.45 (1.48 0.32%)19,194,100 CP 427.57 Tỷ 16 4 10

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, phân loại, lợi ích

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là một trong những kênh được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian gần đây. Vậy cách để đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp là gì? và những rủi ro có thể gặp phải như thế nào? Hãy để FTV giải đáp giúp các bạn, để có thể hiểu đúng hơn và bắt đầu đầu tư sinh lời nhé!

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là 1 loại bảo đảm nợ được phát hành bởi một công ty nhằm mục đích huy động vốn vay từ các nhà đầu tư dưới dạng chứng chỉ hoặc dưới dạng bút toán ghi nợ. Qua loại trái phiếu này, công ty phát hành nhận được một số vốn cần thiết. Và ngược lại, các nhà đầu tư cũng được chi trả một số tiền lãi tương ứng theo thỏa thuận khi đến kỳ hạn cụ thể. Khi trái phiếu hết hạn thì số tiền gốc ban đầu sẽ được trả lại cho các nhà đầu tư.

Sự rủi ro của trái phiếu này nằm ở khả năng hoàn trả của công ty. Điều này phụ thuộc vào triển vọng doanh thu, lợi nhuận trong tương lai của công ty đó. Trong một số trường hợp, tài sản vật chất của công ty có thể được dùng để thế chấp khi phát hành trái phiếu. 

Phân loại các trái phiếu doanh nghiệp

Hiện nay có 02 loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến, cụ thể như:

  • Trái phiếu niêm yết: Là loại trái phiếu đã được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu loại này được giao dịch rộng rãi ở trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Quá trình giao dịch cần phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết. 

  • Trái phiếu OTC: Còn gọi là trái phiếu phi tập trung, và được giao dịch trên thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành giữa các nhà đầu tư dựa theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán, sẽ không bị ràng buộc bởi những chính sách pháp lý.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp 

Trong hệ thống phân cấp đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp được xem là một khoản đầu tư tương đối an toàn. Các nhà đầu tư sẽ xây dựng danh mục đầu tư cân bằng, thường thêm trái phiếu để bù đắp những khoản đầu tư rủi ro. Trong suốt quá trình đầu tư, họ sẽ có xu hướng mua thêm nhiều trái phiếu và những khoản đầu tư ít rủi ro hơn để bảo vệ vốn tích lũy. Mặt khác, rất nhiều người về hưu thường đầu tư 1 phần lớn tài sản vào trái phiếu nhằm tạo ra nguồn thu nhập đáng tin cậy.

Nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro cao hơn so với trái phiếu Chính phủ. Vì vậy, mức lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp sẽ cao hơn so với lãi suất của chính phủ. Ngoài ra, lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá cao hơn so với tín phiếu kho bạc.

Cách mua trái phiếu doanh nghiệp

Cách mua trái phiếu doanh nghiệp

Cách mua trái phiếu doanh nghiệp

Mua trái phiếu doanh nghiệp được xem là hình thức đầu tư khá an toàn và ổn định. Để mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần hiểu được sơ bộ về trái phiếu doanh nghiệp mà mình đang muốn đầu tư, những mặt lợi ích lẫn các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đầu tư.

Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà đầu tư chủ động nắm bắt được tình hình, những khả năng có thể xảy ra. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ có quyết định liên quan tới  việc mua, bán bất kỳ một loại trái phiếu nào.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghiên cứu về trái phiếu của các doanh nghiệp đang nổi bật trên thị trường hiện nay đang được nhiều người quan tâm và sở hữu. Trong nhiều trường hợp, việc làm theo số đông cũng giúp bạn đạt được lợi nhuận chắc chắn cũng như những hạn chế rủi ro trong đầu tư.

Sau khi lựa chọn được doanh nghiệp, xác định được khoản tiền có thể sẽ bỏ ra để đầu tư, bạn có thể theo dõi các thông tin về thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoặc các hình thức mua bán trái phiếu trên kênh thông tin của các doanh nghiệp đó, tại các ngân hàng hay các sở giao dịch chứng khoán,… Tại đây, bạn có thể dễ dàng mua, sở hữu trái phiếu với những thông tin về kỳ hạn, lãi suất và loại hình trả lãi của mỗi loại trái phiếu.

Cách mua trái phiếu doanh nghiệp không quá phức tạp, nó tương đối dễ hiểu với cả những người mới bắt đầu quan tâm tới đầu tư.

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ được bán như thế nào?

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát hành theo mệnh giá. Hầu hết tất cả đều có cấu trúc thanh toán bằng phiếu giảm giá tiêu chuẩn. Thông thường, 1 công ty phát hành sẽ cần có sự bảo lãnh của ngân hàng đầu tư. Sau đó, họ tiếp thị việc cung cấp trái phiếu cho các trader.

Nhà đầu tư nhận được những khoản thanh toán lãi suất thường xuyên tại tổ chức phát hành cho tới khi trái phiếu đáo hạn. Khi đó, nhà đầu tư nhận lại số tiền tương ứng với mệnh giá của trái phiếu. Trái phiếu sẽ có lãi suất cố định hoặc thả nổi theo chuyển động của 1 vài chỉ số kinh tế cụ thể.

Các nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn bán trái phiếu trước khi tới đáo hạn. Nếu 1 trái phiếu được bán, người sở hữu sẽ nhận được một khoản tiền ít hơn mệnh giá. Giá trị của nó chủ yếu được xác định theo thời gian và lãi suất được hưởng trước khi trái phiếu đáo hạn. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể tiếp cận gián tiếp với trái phiếu doanh nghiệp bằng cách đầu tư vào bất kỳ quỹ mở tập trung tới trái phiếu.

Lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp đã và đang được khá nhiều người chọn là nơi để gửi gắm tiền, vì những lợi ích mà nó mang lại cho các nhà đầu tư cũng không thua kém gì so với trái phiếu chính phủ hay ngân hàng. Sau đây là một số ích lợi phải để tới mà trái phiếu doanh nghiệp mang lại: 

  • Lãi suất nhận được hằng tháng cao hơn so với khi gửi tiết kiệm.

  • Mức độ rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu. Vì trong trường hợp không may công ty bị phá sản thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên thanh toán các khoản nợ cho nhà đầu tư trái phiếu trước, sau đó mới tới các cổ đông.

  • Có thể mua bán với mức lãi suất thực nhận trong khoảng thời gian đầu tư.

  • Có thể thanh toán lãi suất theo định kỳ để tái đầu tư.

  • Nếu giá trái phiếu tăng thì lãi suất sẽ có thể được thêm vào giá vốn. 

Vậy tại sao các công ty lại phát hành trái phiếu?

Trái phiếu doanh nghiệp là 1 hình thức tài trợ bằng nợ. Chúng là nguồn vốn chính của rất nhiều công ty, cùng với vốn vay ngân hàng, hạn mức tín dụng và vốn chủ sở hữu. Chúng thường được phát hành nhằm cung cấp tiền mặt sẵn sàng cho 1 dự án cụ thể mà công ty muốn thực hiện. 

Tài trợ bằng nợ đôi khi sẽ được ưu tiên hơn phát hành cổ phiếu (tài trợ vốn cổ phần) bởi vì chúng thường rẻ hơn. Bên cạnh đó, tài trợ bằng nợ không dẫn tới việc mất quyền kiểm soát hoặc vốn cổ phần nào trong công ty.

Nói chung, 1 công ty cần phải có tiềm năng về tài chính và thu nhập ổn định để chào bán chứng khoán nợ ra công chúng. Nếu chất lượng tín dụng của 1 công ty cao hơn, họ có thể phát hành trái phiếu nhiều hơn với tỷ lệ lãi thấp hơn.

Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Như đã phân tích ở trên, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thực chất là 1 hình thức cho doanh nghiệp vay tiền, thu lãi. So với các kênh đầu tư hiện nay phổ biến như cổ phiếu, gửi ngân hàng thì hình thức đầu tư trái phiếu mang đến những ưu điểm vượt trội như:

  • Khi đầu tư trái phiếu, bạn sẽ nhận được một mức lợi nhuận cao hơn khi so với  gửi tiết kiệm ngân hàng: Mặc dù gửi tiết kiệm ngân hàng cũng được xem  là một hình thức cho ngân hàng vay tiền, nhưng hiện nay hầu hết các ngân hàng đều nhận gửi với 1 khoản lãi suất khá thấp. 

  • Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp mang tới cho bạn mức độ an toàn cao hơn so với việc đầu tư cổ phiếu: Khi đầu tư cổ phiếu, bạn có thể lời, lỗ dựa theo giá trị của công ty. Tuy nhiên với trái phiếu, dù giá trị doanh nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán khoản tiền gốc và lãi theo như cam kết ban đầu cho bạn.

  • Đối với trái phiếu, bạn dễ dàng trao đổi, mua bán với lãi suất cam kết trong thời gian đầu tư: Nếu như sở hữu trái phiếu của 1 doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể bán trái phiếu đang nắm giữ cho một người, tổ chức khác trong khoảng thời gian đầu tư mà không cần đợi tới khi đáo hạn hợp đồng.

  • Ngoài ra, các nhà đầu tư trái phiếu có thể sử dụng mức lãi suất định kỳ để tái đầu tư trong những kỳ hạn tiếp theo: Trái phiếu doanh nghiệp cho phép nhà đầu tư gộp lãi mỗi kỳ vào khoản tiền vốn, từ đó tiền lãi của bạn sẽ tự động tái đầu tư cũng như tối ưu khoản lợi bạn nhận được.

  • Người sở hữu trái phiếu cũng có thể linh động chuyển đổi sản phẩm trái phiếu thành cổ phiếu: Khi sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, sẽ có khả năng lựa chọn chuyển đổi từ tiền trái phiếu sang cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Khi này, trái phiếu còn được gọi là trái phiếu chuyển đổi. 

Như vậy, với câu hỏi Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hay không thì câu trả lời là còn tùy vào nhu cầu, điều kiện và mức độ phù hợp của mỗi người. Tuy nhiên, trái phiếu là một hình thức đầu tư khá đơn giản, phù hợp với những người không có nhiều kinh nghiệm hoặc có khoản tiền rảnh rỗi trong thời gian tương đối dài. 

Những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

Những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp 

  • Rủi ro khi chưa tìm hiểu rõ về doanh nghiệp

Rủi ro lớn nhất của các nhà đầu tư trái phiếu là sở hữu trái phiếu của những doanh nghiệp khó khăn. Không ít doanh nghiệp sau khi phát hành trái phiếu nhằm mục tiêu gọi vốn đã phá sản sau 1 thời gian và không có khả năng hoàn trả vốn lẫn lãi cho các nhà đầu tư. Đây  chính là rủi ro lớn nhất đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu mà chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong các trường hợp rủi ro mà doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể, doanh nghiệp cần phải có nghĩa vụ ưu tiên giải quyết cho các trái chủ trước, sau đó mới tới người sở hữu cổ phiếu và hội đồng quản trị.

  • Rủi ro khi tái đầu tư

Rủi ro khi tái đầu tư mà các nhà đầu tư có thể gặp phải chính là tình trạng nhà đầu tư đã nhận được tiền mà không thể thực hiện tái đầu tư với lãi suất tương đương ban đầu. Đây là 1 hình thức khá phổ biến ở trong một số loại trái phiếu doanh nghiệp mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi mua.

  • Rủi ro về mức lãi suất

Thông thường, số lượng trái phiếu bán ra sẽ có tỷ lệ nghịch với mức lãi suất. Điều này có nghĩa là nhu cầu mua trái phiếu của 1 doanh nghiệp càng tăng thì lãi suất dành cho nhà đầu tư sẽ càng giảm. Các nhà đầu tư sẽ dựa theo quy tắc này để cố gắng giữ mức lãi suất cao nhất có thể. Ngược lại, khi mức lãi suất trái phiếu tăng, nhà đầu tư ban đầu sẽ phải bán đi những trái phiếu có lãi suất thấp, dẫn tới việc thua lỗ trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

  • Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản còn được gọi là trường hợp mức giá cả bị biến động khó lường, khiến cho các nhà đầu tư không thể bán được trái phiếu đang sở hữu. Khi đó, các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ có thể chờ đợi đến thời gian đáo hạn để lấy lại vốn đầu tư từ phía doanh nghiệp.

  • Rủi ro lạm phát

Lạm phát là một cách nói để chỉ sự mất giá của đồng tiền. Khi đầu tư vào  trái phiếu, chính là khi bạn cho doanh nghiệp vay tiền và thu lãi suất về. Vậy có thể xảy ra những  trường hợp như sau: Bạn cho vay một khoản là A đồng, sau một năm lãi được B đồng. Tuy nhiên trong một năm đó, tiền đã mất giá đi C đồng (với C> B). Vậy sau một năm, bạn đã không lời mà còn lỗ bởi rủi ro lạm phát xảy ra.

Kết luận: Trên đây là những gì mà FTV chia sẻ cho các bạn về Trái phiếu doanh nghiệp là gì? đây là những kiến thức mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần hiểu và nắm rõ nó. hy vọng rằng, qua bài viết các bạn có thể trả lời tốt câu hỏi về trái phiếu doanh nghiệp, cũng như cách để nhận biết chúng. Chúc các nhà đầu tư thành công và sẽ sớm chinh phục được mục tiêu tự do tài chính của mình trong tương lai.

ftv

Nếu còn gì thắc mắc hoặc biết thêm các thông tin chi tiết về Trái phiếu doanh nghiệp là gì?, vui lòng liên hệ ngay với công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV qua số điện thoại Hotline 0983 668 883 hoặc truy cập trang web ftv.com.vn để được các chuyên gia của công ty chúng tôi tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận