VNINDEX1179.12 (-13.89 -1.16%)717,376,500 CP 15,788.94 Tỷ 57 209 298HNXINDEX221.79 (-4.41 -1.95%)90,990,700 CP 1,830.69 Tỷ 34 137 154VN301198.79 (-11.95 -0.99%)211,345,175 CP 6,503.73 Tỷ 6 1 23HNX30472.9 (-11.97 -2.47%)71,639,100 CP 1,570.98 Tỷ 4 26

Trái phiếu chuyển đổi là gì? Ưu nhược điểm và cách định giá

Trong thị trường chứng khoán, khi đầu tư thì không chỉ có trái phiếu và cổ phiếu mà còn xuất hiện những loại trái phiếu chuyển đổi giúp cho nhà đầu tư càng thêm đau đầu khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức đầu tư. Vậy trái phiếu chuyển đổi là gì? Ưu và nhược điểm thế nào? Cùng FTV tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau nhé!

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu được phân loại theo tính chất của trái phiếu (bao gồm trái phiếu có tính chuyển đổi, trái phiếu có thể mua lại hay trái phiếu có quyền mua cổ phiếu). Về bản chất, trái phiếu chuyển đổi chính là loại chứng khoán nợ có thể chuyển thành cổ phiếu ở một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Trái phiếu chuyển đổi thường được quy định mức lãi suất thanh toán cho các trái chủ khá thấp, tuy nhiên nó sẽ giúp nhà đầu tư nhận được khoản lợi nhuận lớn hơn khi được chuyển đổi thành những cổ phiếu thường của doanh nghiệp.

Đây là một loại chứng khoán kết hợp giữa trái phiếu và cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Khi bạn nắm giữ những trái phiếu chuyển đổi, bạn sẽ được trao cho quyền mua cổ phiếu nhưng lại không có trách nhiệm phải mua nó trong tương lai.

Khi thị trường của trái phiếu ở trạng thái suy thoái, để thu hút được các nhà đầu tư thì doanh nghiệp đã bổ sung và phát hành những trái phiếu có tính chuyển đổi với mức lãi suất thấp và nhà đầu tư có thể nắm giữ trái phiếu này đến khi đáo hạn để nhận lãi hay chuyển thành cổ phiếu theo như quy định của tổ chức phát hành. 

Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi chính là yếu tố quyết định để một trái phiếu có thể chuyển đổi. Tỷ lệ này sẽ cho biết mỗi trái phiếu có thể chuyển đổi được thành bao nhiêu cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi này được thể hiện dưới dạng tỉ số hay mức giá chuyển đổi. Điều này được xác định cụ thể trong những hợp đồng giao dịch trái phiếu và đi kèm cùng với một số điều kiện khác.

Ví dụ: một nhà đầu tư sở hữu các trái phiếu chuyển đổi với tỷ lệ chuyển đổi là 20:1 tức là là mỗi một trái phiếu có thể đổi được thành 20 cổ phiếu. Hoặc cũng có thể cổ phiếu đó được ấn định ở mức 20% nghĩa là nếu như nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường tại thời điểm phát hành với mức giá là 120%.

Lãi suất

Tương tự như loại trái phiếu thông thường, nhà đầu tư có thể được hưởng khoản lãi suất định kỳ khi sở hữu loại trái phiếu này. Tuy nhiên, mức lãi suất đối với loại trái phiếu này sẽ thấp hơn những loại trái phiếu khác

Chuyển đổi bắt buộc

Đối với trái phiếu chuyển đổi có một hạn chế lớn đó là doanh nghiệp sẽ được quyền thu hồi lại những trái phiếu đã phát hành. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trái phiếu đó có thể được yêu cầu chuyển đổi bởi doanh nghiệp. Bởi vì mang đặc điểm của cả cổ phiếu và trái phiếu nên loại cổ phiếu này đôi khi đã gây một vài nhầm lẫn với các nhà đầu tư. Vì thế, việc đầu tư vào loại trái phiếu này đòi hỏi các nhà đầu tư cần cân nhắc những tác động ảnh hưởng đến cả hai loại tài sản chứng khoán là cổ phiếu và trái phiếu. Đặc biệt, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể thu hồi được chúng với một mức giá nhất định nhằm hạn chế sự được tăng giá đột ngột của cổ phiếu. Những yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá chuyển đổi.

Định giá trái phiếu chuyển đổi

Nhiều người thắc mắc rằng không biết giá của trái phiếu chuyển đổi sẽ được tính theo cách tính giá của trái phiếu thông thường hay là tính theo giá của cổ phiếu sau khi đã được chuyển đổi.

Sau đây là công thức tính giá chính xác nhất:

Giá trái phiếu chuyển đổi = Giá trị của trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi

Giá trị của trái phiếu sẽ được tính bằng tổng dòng tiền thanh toán gốc cộng với mức lãi suất của trái phiếu đối với số tiền vốn ban đầu. Hiểu đơn giản chính là số tiền mà nhà đầu tư đã bỏ ra mua trái phiếu chuyển đổi cùng với khoản tiền lãi dựa trên mức lãi suất đã quy định.

Giá trị quyền chuyển đổi hay còn gọi là giá quyền mua cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào giá của cổ phiếu thường tại doanh nghiệp phát hành. Những nhà giao dịch trên thị trường thực hiện so sánh phần chênh lệch giữa giá trị quyền chuyển đổi cùng với giá cổ phiếu để tìm ra được giá trị thực của quyền mua.

Nếu như khoản chênh lệch âm, tức quyền mua sẽ không có giá trị thì bạn không cần thiết phải chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. 

Ngược lại, nếu như khoản chênh lệch dương thì nhà đầu tư nên tiến hành đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi để có thể chuyển đổi sang thành cổ phiếu.

Tất nhiên, cách tính giá của trái phiếu chuyển đổi sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có:

  • Thời gian thực hiện quyền: Nếu như thời gian càng dài thì quyền càng có giá trị và trong dài hạn giá cổ phiếu sẽ có cơ hội tăng cao hơn, làm cho giá trị nội tại quyền mua tăng.
  • Mức độ biến động của giá cổ phiếu: Mức giá có những sự biến động mạnh sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị của quyền mua.
  • Lãi suất trên thị trường: Quyền mua tăng giá trị nếu như lãi suất giảm và giá trị nội tại sẽ tăng cùng tỷ lệ thuận với giá trị quyền mua.

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đối với nhà đầu tư

Một số ưu nhược điểm đối với các nhà đầu tư.

  • Ưu điểm

Trái phiếu chuyển đổi cũng sẽ có một số đặc điểm tương tự trái phiếu thường, tức là các nhà đầu tư nhận được thanh toán tiền lãi với mức lãi suất cố định. Thông thường thì thu nhập từ lãi suất của trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn so với thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. Ngoài ra, trái phiếu chuyển đổi này cũng có thể được mua lại với giá bằng với mệnh giá vào lúc đáo hạn.

Nhà đầu tư nắm giữ các trái phiếu này sẽ được hưởng những quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi doanh nghiệp bị thanh lý hay phá sản.

Trong những giai đoạn khi thị trường chứng khoán tụt dốc, giá thị trường của trái phiếu này thường sẽ có xu hướng ổn định hơn giá của các cổ phiếu. Ngoài ra, giá trị của loại trái phiếu này sẽ được hỗ trợ bởi những lãi suất hiện hành của các trái phiếu cạnh tranh khác trên thị trường.

Khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành trên thị trường có xu hướng tăng thì khả năng chuyển đổi của trái phiếu sẽ giúp cho nhà đầu tư có nhiều cơ hội sinh lợi nhuận hơn.

Nhà đầu tư cũng có quyền lựa chọn việc chuyển đổi trái phiếu hay không. Trong khi thị trường giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư có thể lựa chọn việc không thực hiện quyền chuyển đổi mà đợi đến khi giá của cổ phiếu tăng mạnh sau đó mới thực hiện chuyển đổi để sinh lợi.

  • Nhược điểm

So với những loại trái phiếu khác mà nhà đầu tư sở hữu thì loại trái phiếu này sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn.

Do khoảng thời gian để một trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu là khá dài nên có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

Trong những trường hợp doanh nghiệp phải ngừng những hoạt động do hợp nhất, sáp nhập hay giải thể thì những trái chủ sở hữu loại trái phiếu này sẽ bị mất đi đặc quyền được chuyển đổi này.

Đối với doanh nghiệp phát hành

Một số ưu và nhược điểm đối với doanh nghiệp phát hành.

  • Ưu điểm

Chi phí khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi thường sẽ thấp hơn chi phí và lãi suất khi phát hành các trái phiếu thông thường. Việc này giúp cho tổ chức phát hành loại trái phiếu này có thể giảm thiểu nhiều rủi ro hơn.

Phát hành loại trái phiếu này sẽ giúp hạn chế rủi ro cho những cổ đông, tăng vốn cổ phần và đồng thời góp phần làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Việc phát hành loại cổ phiếu này còn giúp giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ không bị sụt giảm bởi số lượng của cổ phiếu tăng một cách nhanh chóng trên thị trường

So với việc phát hành cổ phiếu thì trước khi trái phiếu được chuyển đổi những cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp sẽ không bị giảm thu nhập.

Trong trường hợp nếu như phát hành cổ phiếu hay trái phiếu thường của doanh nghiệp không được thuận lợi thì việc phát hành loại trái phiếu này sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo thêm khả năng huy động nguồn vốn một cách dễ dàng hơn.

  • Nhược điểm

Do những cổ đông thường có quyền tham gia vào việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp nên khi chuyển đổi có thể gây ra thay đổi trong việc kiểm soát và điều hành doanh nghiệp.

Khi trái phiếu được chuyển đổi do gia tăng số cổ phiếu lưu hành nên vốn chủ sở hữu sẽ bị “pha loãng” dẫn đến tình trạng mỗi cổ phần khi đó sẽ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong doanh nghiệp.

Vì lợi tức của trái phiếu được tính vào phần chi phí nên sẽ được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, còn phần cổ tức là lấy từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Kết quả của việc chuyển đổi sẽ làm giảm đi chi phí trả lãi, nghĩa là làm gia tăng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.

Những vấn đề liên quan khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Những vấn đề liên quan khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Những vấn đề liên quan khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Để có thể phát hành được trái phiếu chuyển đổi ra thị trường thì tổ chức phát hành phải là công ty cổ phần có thời gian hoạt động tối thiểu một năm kể từ thời điểm nhận được giấy xác nhận đăng ký kinh doanh.

Chỉ được trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư giao dịch đối với loại trái phiếu này tại thời điểm phát hành. Sau thời gian đó thì trái phiếu sẽ được phép giao dịch không giới hạn số lượng các nhà đầu tư hoặc theo như quy định của doanh nghiệp phát hành.

Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi cần phải cách nhau ít nhất 6 tháng. Nhà đầu tư sẽ không chỉ nhận được trái phiếu mà còn kèm theo chứng quyền xác nhận sẽ không được phép chuyển nhượng trong vòng tối thiểu một năm kể từ ngày phát hành hoàn thành, ngoại trừ những trường hợp cá biệt khác.

Một số ví dụ về doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi trên thị trường hiện nay

Sau đây là một số các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu chuyển đổi trên thị trường hiện nay để nhà đầu tư có thể tham khảo: 

  • Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh
  • Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex
  • Công ty cổ phần FECON

Trước khi nhà đầu tư đưa ra quyết định mua trái phiếu, hãy tìm hiểu và nghiên cứu về doanh nghiệp phát hành, bao gồm: tình hình kinh doanh, báo cáo trả lãi cho những đợt phát hành trái phiếu, các báo cáo tài chính.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin FTV chia sẻ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về trái phiếu chuyển đổi là gì. Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp cho các nhà đầu tư hiểu hơn về loại trái phiếu này và xây dựng cho mình những kế hoạch đầu tư phù hợp hiệu quả hơn.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

FTV được đánh giá là một trong những công ty cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán uy tín và chất lượng tại Hà Nội, có tốc độ phát triển nhanh nhất. Để được như vậy FTV đã và đang tập trung mang đến những giá trị cốt lõi hướng tới mục tiêu chung của cộng đồng nhà đầu tư trong nước thông qua các giao dịch đầu tư chất lượng. Dịch vụ đầu tư chứng khoán của FTV luôn hướng đến tương lai trên tinh thần hoạt động kinh doanh không ngừng đổi mới và phát triển.  

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về trái phiếu chuyển đổi hoặc muốn tham gia vào thị trường chứng khoán, hãy liên hệ ngay qua số HOTLINE 0983 668 883 của Công Ty Cổ phần Đầu tư & Công nghệ FTV để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận