Chúng ta vẫn thường nghe tới thuật ngữ “Bear Market” (còn gọi là thị trường con gấu) ở những bài phân tích về chứng khoán và tiền điện tử. Hầu hết, các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đều có biểu tượng con gấu. Vậy Bear Market là gì? Loại thị trường này có những điểm gì đáng chú ý? Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Bear Market là gì?
Bear Market là gì?
Thuật ngữ bear market - thị trường con gấu (còn gọi là thị trường giá xuống) tương đối mới lạ với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư F0. Những năm gần đây, thị trường chứng khoán tại Việt Nam tăng khá suôn sẻ nhờ có dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước đổ vào làm tăng cao đột biến.
Đặc tính của thị trường con gấu là các ngưỡng hỗ trợ bị xuyên thủng và kéo dài nhiều tháng. Những cột mốc, điểm hỗ trợ sẽ bị phá vỡ. Thị trường liên tiếp sẽ thiết lập một mặt bằng đáy mới, có nghĩa là mức đáy sau thấp hơn mức đáy trước.
Giá cổ phiếu giảm liên tục. Số lượng mã cổ phiếu tăng giá chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ khoảng từ 20-30% toàn thị trường. Ngược lại, số lượng mã cổ phiếu giảm giá chiếm tỉ lệ cao từ 70-80%, thậm chí hơn. Điều đó có nghĩa là xác suất để chọn được một cổ phiếu tăng giá hay cổ phiếu đầu tư có lời là rất thấp. Nhiều nhà đầu tư bị giảm tới 50% lợi nhuận, hoặc âm tài khoản do lỡ mua cổ phiếu ở vùng có giá cao.
Thông thường, tại thị trường giá xuống, vòng quay T bắt đầu lỗ, có nghĩa là khi cổ phiếu về (T3+) tài khoản chứng khoán nhà đầu tư lướt sóng sẽ khó có cơ hội kiếm được lợi nhuận và lỗ. Vì vậy, họ sẽ hạn chế giao dịch trong thị trường con gấu, khiến thanh khoản của thị trường giảm.
Nguyên nhân hình thành Bear Market
Có nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung, một nền kinh tế yếu thế hoặc tăng trưởng chậm sẽ dẫn đến thị trường con gấu. Dấu hiệu của một nền kinh tế yếu hoặc chậm lại đó là việc làm ít, thu nhập thấp, năng suất lao động thấp và lợi nhuận kinh doanh giảm.
Ngoài ra, sự can thiệp nào của chính phủ vào nền kinh tế cũng có thể gây nên thị trường con gấu. Ví dụ, những thay đổi về thuế có thể dẫn đến một thị trường con gấu.
Tương tự, sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư cũng có thể báo hiệu sự khởi đầu của một thị trường con gấu. Khi các nhà đầu tư thấy rằng một sự kiện bất lợi sắp xảy ra, thông thường họ sẽ giải quyết bằng cách bán bớt cổ phiếu để tránh thua lỗ.
Đặc điểm nhận diện Bear Market
Đặc điểm nhận diện Bear Market
Một thị trường được xem là Bear market khi có sự giảm giá ít nhất 20% xuất hiện ở các chỉ số chứng khoán chính từ mốc giá cao nhất, trong thời gian ít nhất là 2 tháng.
Bear market nghiêm trọng nhất chính là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kéo dài tới tận 17 tháng. Tại Việt Nam, giai đoạn Bear market xảy ra gần nhất là vào năm 2020, khi đó VN-Index đã giảm hơn 30% chỉ trong 3 tháng vì ảnh hưởng dịch bệnh.
Trong giai đoạn Bear market, Nhà đầu tư cần chuẩn bị chiến thuật hợp lý cũng như giữ tâm lý vững vàng, trước khi rút các khoản đầu tư để có thể tránh được nguy cơ thua lỗ khi Bull Market trở lại.
Các giai đoạn trong Bear Market
Thị trường con gấu thường có 4 giai đoạn khác nhau. Đó là:
- Giai đoạn đầu tiên được đặc trưng vì giá cao và tâm lí của nhà đầu tư lạc quan. Vào cuối giai đoạn này, nhà đầu tư bắt đầu rút khỏi thị trường và thu lợi nhuận.
- Trong giai đoạn thứ hai, cổ phiếu bắt đầu giảm giá mạnh, các giao dịch và lợi nhuận của công ty cũng bắt đầu giảm và các chỉ số kinh tế có thể đã từng có dấu hiệu tích cực bắt đầu giảm dưới mức trung bình. Lúc này một số nhà đầu tư bắt đầu hoảng loạn.
- Giai đoạn thứ ba cho thấy nhà đầu cơ bắt đầu tham gia vào thị trường, điều này dẫn đến giá và khối lượng giao dịch tăng ít.
- Trong giai đoạn cuối cùng, giá cổ phiếu tiếp tục giảm nhưng chậm dần. Khi giá chứng khoán thấp và những tin tốt bắt đầu thu hút các nhà đầu tư quay trở lại thị trường, thị trường giá xuống dần dần chuyển thành thị trường giá lên.
Ảnh hưởng của Bear Market đến các nhà đầu tư
Thị trường con gấu làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư, dẫn đến bán tháo cổ phiếu, bất chấp mục đích đầu tư là dài hạn ban đầu. Tuy nhiên, thị trường con gấu không tồn tại quá lâu. Theo Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Schwab tại Mỹ, thị trường con gấu chỉ kéo dài trung bình khoảng 15 tháng. Trong khi đó, thị trường con gấu ngắn nhất trong lịch sử chỉ kéo dài một tháng, diễn ra vào đầu năm 2020 khi bắt đầu đại dịch Covid-19.
Mặc dù việc bán tháo, thoát hàng trong một thị trường con gấu là dễ dàng thực hiện nhưng việc xác định thời điểm cho thị trường lại khó khăn, ngay cả đối với chuyên gia. Hơn nữa, chiến lược cắt lỗ để thu về tiền mặt không phải là động thái tốt nhất có thể bảo vệ được tài sản của nhà đầu tư, nhất là trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao, lãi suất thấp. Trừ khi có nhu cầu về tiền mặt ngay lập tức, nếu không, khi thị trường phục hồi trở lại, nhà đầu tư có thể sẽ hối tiếc vì bán cổ phiếu lúc giá rẻ.
Vì vậy, quan trọng nhất nhà đầu tư có thể làm là lựa chọn các khoản đầu tư chất lượng cao với ý định nắm giữ lâu dài. Ngoài ra, trong thị trường con gấu, nhà đầu tư cũng có thể tận dụng cơ hội mua rẻ những cổ phiếu cơ bản thuộc nhóm vốn hóa lớn để tạo lợi nhuận lâu dài. Thị trường con gấu nhìn chung không hấp dẫn nhưng lại là cơ hội tốt đối với nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn, sự kỷ luật và kiên trì.
Cách phân biệt Bear Market và các đợt điều chỉnh
Cách phân biệt Bear Market và các đợt điều chỉnh
Thị trường điều chỉnh là quá trình giảm giá thị trường của một cổ phiếu hoặc chỉ số lớn hơn 10%, nhưng phải thấp hơn 20% so với mức đỉnh gần nhất. Thông thường, thị trường điều chỉnh khi đó thị trường con gấu có những điểm khác biệt sau đây:
- Phần trăm giảm
Khác biệt chính giữa thị trường điều chỉnh và thị trường con gấu là phần trăm giảm giá tính từ đỉnh gần trước đó. Thông thường, với mức giảm từ 10% đến dưới 20% thì có thể được gọi là thị trường điều chỉnh. Mặt khác, gọi là thị trường con gấu khi thị trường sụt giảm ít nhất là 20% kể từ đỉnh trước đó.
- Khung thời gian
Sự điều chỉnh về giá là không thể đoán trước, rất ít khi kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Ngược lại, thị trường con gấu thường diễn ra trong khoảng thời gian ít nhất là hai tháng và có thể kéo dài đến hàng năm.
- Tính thường xuyên
Thị trường điều chỉnh có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn so với thị trường con gấu. Bạn có thể thấy một số điều chỉnh của thị trường trong một thị trường tăng giá trước khi thị trường đó có một đợt suy thoái đặc biệt là thành một thị trường con gấu kéo dài với mức giảm mạnh hơn.
- Thời gian phục hồi
Đối với thị trường con gấu, do sự sụt giảm nghiêm trọng và thời gian kéo dài hơn, thị trường con gấu thường sẽ mất nhiều thời gian hơn một đợt điều chỉnh thị trường để phục hồi trở về mức cao trước đó.
Hướng dẫn đầu tư hiệu quả trong Bear Market
Hướng dẫn đầu tư hiệu quả trong Bear Market
Dưới đây là một số gợi ý mà nhà đầu tư cần làm trong Bear Market:
- Trung bình giá
Nếu giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn giảm 25%, giảm từ 100 đô la một cổ phiếu xuống còn 75 đô la một cổ phiếu. Nếu bạn có tiền để tiếp tục đầu tư và muốn mua thêm cổ phiếu này bạn có thể cố để mua khi cho rằng giá cổ phiếu đã giảm. Vấn đề quan trọng ở đây là nhiều khả năng bạn có thể sẽ sai. Cổ phiếu đó có thể không chạm đáy mức 75 đô la một cổ phiếu. Đúng hơn, nó có thể giảm xuống tới 50% hoặc hơn so với mức cao của nó. Đây là lý do vì sao timing the market hay bắt đáy là nỗ lực đầy rủi ro.
Một cách tiếp cận có độ thận trọng hơn là định kỳ sẽ bổ sung tiền vào thị trường dựa vào một chiến lược được gọi là trung bình giá. Trung bình giá là khi bạn tiếp tục đầu tư với số tiền gần bằng nhau theo thời gian. Điều này sẽ giúp cân bằng giá mua của bạn theo thời gian và đảm bảo rằng bạn không dồn hết tiền vào cổ phiếu có giá cao (trong khi đó vẫn tận dụng được sự sụt giảm của thị trường).
- Đa dạng hóa các danh mục đầu tư
Đa dạng hóa các danh mục đầu tư là đầu tư vào nhiều chứng khoán khác nhau và thiết lập cơ cấu tài sản hợp lý nhằm đa dạng hóa rủi ro. Đa dạng hóa các danh mục đầu tư chứng khoán sẽ không loại bỏ hoàn toàn mọi rủi ro nhưng nó có thể giảm thiểu rủi ro theo nguyên tắc "Không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ".
Vì thị trường con gấu thường xảy ra trước hoặc trùng hợp với sự suy thoái kinh tế, nhà đầu tư thường ưu tiên các tài sản trong những thời điểm này để mang lại lợi nhuận ổn định hơn. Các tài sản đó có thể là:
Cổ phiếu trả bằng cổ tức: Ngay cả khi giá cổ phiếu không tăng thì nhiều nhà đầu tư vẫn muốn được trả cổ tức. Đó là lý do mà các công ty trả cổ tức cao hơn mức trung bình sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư trong thị trường con gấu.
Trái phiếu: Trái phiếu là một khoản đầu tư có độ hấp dẫn trong thời kỳ thị trường chứng khoán không ổn định vì giá của trái phiếu thường di chuyển ngược hướng với giá cổ phiếu. Trái phiếu là thành phần thiết yếu của bất kỳ danh mục đầu tư nào, nhưng việc bổ sung thêm trái phiếu ngắn hạn vào danh mục đầu tư có thể giúp giảm bớt nỗi đau của thị trường con gấu.
- Đầu tư vào những nhóm ngành hoạt động ổn định trong thời kỳ suy thoái
Nếu bạn muốn bổ sung thêm một số tài sản ổn định vào danh mục đầu tư của mình, bạn nên tìm đến những nhóm ngành có xu hướng hoạt động tốt trong thời kỳ thị trường suy thoái. Những mặt hàng chủ lực và tiện ích tiêu dùng thường sẽ chống chịu với thị trường tốt hơn những thứ khác.
- Tập trung vào đầu tư dài hạn
Thị trường con gấu kiểm tra mức độ quyết tâm của tất cả các nhà đầu tư. Mặc dù những giai đoạn này rất khó để có thể tồn tại, nhưng lịch sử cho thấy bạn sẽ không phải đợi quá lâu để thị trường phục hồi trở lại. Nếu bạn đang đầu tư cho một mục tiêu dài hạn – ví dụ như nghỉ hưu - thị trường con gấu mà bạn phải chịu sẽ bị lu mờ bởi thị trường tăng giá. Không nên lựa chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Giải pháp trong giai đoạn thị trường đang ở Bear Market
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong đầu tư nhưng xu hướng của thị trường không phải lúc nào cũng thuận lợi để tài sản của bạn tăng trưởng tốt, nhất là giai đoạn thị trường đi xuống rất nhiều rủi ro.
Sau đây là một số giải pháp an toàn trong giai đoạn thị trường suy giảm:
- Gửi tiết kiệm
Trong giai đoạn thị trường suy giảm, cộng với tính thanh khoản cao, đây sẽ là kênh trú ẩn tài sản rất phù hợp.
- Mua vàng
Với tính thanh khoản cao chỉ đứng sau tiền gửi tiết kiệm, mua vàng là lựa chọn khá an toàn cùng giá trị bền vững. Trong các cuộc khủng hoảng, lạm phát hay dịch bệnh, mua vàng còn được xem là kênh trú ẩn tài sản ít rủi ro nhất, vàng rất thích hợp để bảo vệ tài sản của bạn.
- Đầu tư trái phiếu
Với những biến động mạnh trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Khác với cổ phiếu, trái phiếu không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, lãi suất của trái phiếu có độ hấp dẫn hơn so với tiền gửi tiết kiệm.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Bear Market là gì và những vấn đề khác có liên quan. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nó. Dù là thị trường tăng giá hay thị trường xuống giá sẽ đều ảnh hưởng đến các danh mục đầu tư của bạn và cũng đều mang đến cho bạn những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận tuyệt vời. Điều quan trọng là bạn phải xác định được thị trường đang tăng giá hay giảm giá để có những điều chỉnh hay ra các quyết định đầu tư à giao dịch hợp lý. Để làm được điều này, bạn cần thời gian tìm hiểu, học tập và tích lũy kinh nghiệm từ công việc đầu tư thực tế của mình.
FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay.
Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ nhận được hỗ trợ từ những chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo để từ đó đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.
Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về Bear Market hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: