VNINDEX1209.52 (4.03 0.33%)620,884,392 CP 15,488.39 Tỷ 146 245 173HNXINDEX226.82 (-0.24 -0.11%)69,623,740 CP 1,392.87 Tỷ 75 156 94VN301239.97 (6.25 0.51%)205,247,390 CP 6,720.67 Tỷ 13 3 14HNX30485.92 (-0.61 -0.13%)43,209,400 CP 1,056.25 Tỷ 6 4 20

BV trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số BV

Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu vào chiến lược kinh doanh của mình đều sẽ cần đến chỉ số BV. Vậy BV là gì? Để tính toán chỉ số BV một cách chính xác chúng ta cần lựa chọn phương pháp nào? Những thông tin và kiến thức phổ biến dưới đây sẽ hỗ trợ bạn đọc những câu hỏi này cùng rất nhiều những thông tin liên quan. 

BV là gì?

BV là gì?BV là gì?

BV (viết tắt của Book Value) hay còn gọi là BVPS, hiểu là giá trị toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp và trừ đi các khoản nợ phải trả. Ngoài ra, BV còn giữ vai trò cụ thể hóa số tiền mà cổ đông nhận được trong trường hợp tổ chức đó bị thanh lý tài sản hoặc là phá sản.

Mỗi doanh nghiệp sẽ chứa những số liệu về BV khác nhau, giá trị đó đại diện cho những giá trị hiện tại về tài sản của công ty trừ đi những khoản nợ mà công ty phải trả hoặc chưa thanh toán.

BV (Book Value ) cũng có thể hiểu là tổng số tiền mà một công ty có thể sẽ tạo ra được nếu công ty thực hiện thanh lý tài sản mà không bán bất kỳ một tài sản nào bị thua lỗ.

Đối với thị trường tài chính thì chỉ số BV được hiểu rất rộng, nó có thể là quỹ, tài sản hàng hóa, rất nhiều thứ khác mà công ty đang sở hữu và loại bỏ các khoản nợ hoặc chi phí mà công ty phải trả. Những tài sản vô hình chằng hạn như: bằng sáng chế hoặc sản phẩm trí tuệ của công ty cũng không được tính.

Chỉ số BV được xác định để khi gặp trường hợp nếu công ty bị phá sản hoặc bị bán, chỉ số BV sẽ được dùng để xác định được những gì mà người sở hữu cổ phiếu như những nhà đầu tư sẽ nhận được – giá trị tiền mặt mà họ nhận được khi đầu tư vào cổ phiếu công ty này.

Ví dụ: Công ty chứng khoán A có tổng tài sản là 200 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 170 tỷ đồng, thì giá trị (BV) của công ty là 30 tỷ đồng. Điều này nghĩa là nếu công ty bán hết tài sản của mình và trả hết nợ thì giá trị vốn chủ sở hữu hoặc giá trị ròng của doanh nghiệp là 30 tỷ đồng.

Đặc điểm chính của Book Value (BV)

Đặc điểm chính của Book Value (BV)Đặc điểm chính của Book Value (BV)

Trong lĩnh vực tài chính, chỉ số BV được dùng để xác định 3 đối tượng cơ bản sau:

  • Giá trị tài sản: là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp và không bao gồm giá trị của hoạt động dịch vụ cùng các khoản nợ phải trả khi vay. 
  • Giá trị cổ phiếu: là kết quả của phép chia giữa giá trị sổ sách và số lượng cổ phiếu hiện đang có trên thị trường. Khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi thì nhà đầu tư phải trừ đi giá trị của số lượng cổ phiếu đó để nhận được chỉ số BV chính xác nhất.
  • Giá trị doanh nghiệp: được nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau, dựa vào đặc điểm và cơ cấu hoạt động. Nếu xét ở góc độ của một kết quả báo cáo kinh doanh, giá trị của doanh nghiệp được tạo nên bởi lợi nhuận, doanh thu hoặc là một số chỉ số kinh tế khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, giá trị của doanh nghiệp lại bằng giá trị sổ sách (BV) cộng với lợi thế thương mại.

Cho nên, chỉ số BV thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả bên ngoài và bên trong của tổ chức. Đó là lý do vì sao, để tính toán một giá trị BV một cách chính xác, đòi hỏi nhà kinh doanh phải quan sát nhanh bén, tổng hợp phải linh hoạt và phân tích dữ liệu thật tốt.

Trong chứng khoán, chỉ số BV hay còn gọi là BVPS ( tiếng Anh là: Book Value per Share) nghĩa là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Đây là giá trị sổ sách của một cổ phiếu biểu hiện tổng số tiền thu được nếu thanh lý toàn bộ tài sản và sau khi đã trừ đi hết các khoản nợ mà công ty phải trả.

Khi giá trị sổ sách được chia cho lượng cổ phiếu đang lưu hành, ta sẽ nhận được giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS).

Ý nghĩa của ứng dụng BV trong chứng khoán

Bất kỳ hoạt động nào chuẩn bị cho phát hành sản phẩm của doanh nghiệp đều có mục đích nhất định. Vậy ứng dụng BV có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ quá trình đầu tư chứng khoán?

Đầu tiên, trong kinh doanh, BV là một yếu tố quan trọng để tạo nên chỉ số P/B, nhằm mục đích so sánh giá trị sổ sách với giá trị của một loại cổ phiếu nào đó cụ thể trên thị trường. Để đầu tư có hiệu quả, BV được sử dụng thường xuyên để tính toán hay định giá một loại cổ phiếu. 

Trên thực tế, BV sẽ được báo cáo thường xuyên theo năm hoặc theo tháng trên hồ sơ báo cáo tài chính của doanh nghiệp được tính từ khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây cũng là thời điểm mà tổng giá trị tài sản của tổ chức được công bố chính thức, kèm theo một số những thay đổi về chỉ số BV đã được ghi nhận trước đó. 

Bên cạnh đó, BV còn cho biết giá trị cổ phiếu của công ty có bị định giá thấp hay cao hơn mức giá chung của toàn bộ thị trường chứng khoán hay không. Trong khi đó, nếu một doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản hay thanh lý thì BV chính là phần giá trị mà cổ đông góp vốn được hoàn trả. Điều này sẽ giúp hạn chế thấp nhất rủi ro tranh chấp có thể xảy ra. 

Giá trị sổ sách (BV) thuộc vào hạng mục tài chính – kế toán nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự do điều chỉnh linh hoạt. Tuy nhiên, BV thường không xét đến các tác động của quá trình thế chấp trang thiết bị để vay tiền.Vì vậy, trong một số trường hợp nhất định, BV không phản ánh đầy đủ các tiêu chí đánh giá.  

Công thức tính toán chỉ số BV trên thị trường chứng khoán

Công thức tính toán chỉ số BV trên thị trường chứng khoánCông thức tính toán chỉ số BV trên thị trường chứng khoán

Khi tham khảo nhiều tài liệu khác nhau về kinh tế học, nhà đầu tư sẽ nhận thấy có rất nhiều công thức tính toán liên quan đến giá trị sổ sách (BV). Dưới đây là một công thức phổ biến:

Công thức 1:

Giá trị sổ sách (BV) = Lượng vốn sở hữu – Tài sản vô hình : Tổng khối lượng cổ phiếu

Trong đó: 

  • Tài sản vô hình: thường sẽ không thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể và rất khó để có thể định nghĩa. Do đó, khi ứng dụng trong tính chỉ số BV, người ta thường sẽ quan tâm đến các hình thức như bằng sáng chế, lợi thế thương mại, nhượng quyền thương mại, tên thương hiệu hoặc là nhãn hàng của công ty đó. Ở trường hợp này, tài sản vô hình sẽ bằng giá trị nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.
  • Lượng vốn sở hữu chính là tổng những nguồn vốn được làm chủ hợp pháp bởi chủ của các doanh nghiệp và của các thành viên trực thuộc công ty liên doanh hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra, vốn sở hữu còn là lượng chứng khoán hoặc cổ phần đại diện cho mức độ sở hữu của từng cổ đông. 
  • Tổng khối lượng cổ phiếu: là tài sản cổ phiếu đã phát hành trên thị trường để sẵn sàng cho các hoạt động mua bán và trao đổi.

Công thức 2:

Giá trị sổ sách (BV) = Tổng tài sản hiện có – Tài sản vô hình – Nợ : Tổng số cổ phiếu đã ban hành

Trong đó: 

  • Nợ bao gồm những khoản tiền cần phải trả hoặc phải thu cho một tổ chức hoặc đơn vị được tính toán theo từng thời điểm. Nó thường bao gồm tiền bán sản phẩm, tiền nhân công, giá trị của trang thiết bị và hàng hóa phát sinh trong lúc điều hành doanh nghiệp nhưng chưa thu tiền hoặc chưa được thanh toán. Ngoài ra, khoản tạm ứng của công ty cũng được coi là chi phí nợ.  

Từ hai công thức xác định giá trị BV, nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện được quá trình tính toán hệ số giá P/BV trong bước tiếp theo, dựa vào: Hệ số giá (P/BV) = Giá thị trường cổ phiếu/ BV 

Chỉ số BV trên cổ phiếu

Khi tìm hiểu về chỉ số BV để tiến hành thực hiện đầu tư tại bất cứ một công ty chứng khoán nào thì các nhà đầu tư cũng nên biết được những thông tin về chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu.

Chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu cho bạn biết được mỗi cổ phiếu đó sẽ nhận được bao nhiêu nếu một công ty được thanh lý và thanh toán hết những khoản nợ.

Chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu được biểu hiện bằng tiền, BV trên mỗi cổ phiếu chia nhỏ các BV chung của công ty bằng cách chia nó cho tất cả cổ phiếu mà công ty đang được lưu hành để xác định số tiền trên mỗi cổ phiếu. Số tiền này có thể sẽ được so sánh với giá giao dịch hiện tại của cổ phiếu.

Hướng dẫn nhà đầu tư sử dụng chỉ số BV

Hướng dẫn nhà đầu tư sử dụng chỉ số BVHướng dẫn nhà đầu tư sử dụng chỉ số BV

Giá trị sổ sách (BV) được nhiều nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán đánh giá rất cao. Họ thường dùng để lựa chọn những cổ phiếu có lợi nhuận cao thay vì nhà đầu tư sẽ nhắm vào những cổ phiếu đang hoạt động tốt, họ tìm các cổ phiếu đang bị bỏ quên và có giá thấp ở thời điểm hiện tại, nếu giá cổ phiếu thấp thì họ có hy vọng nhiều hơn so với giá của chúng trong tương lai.

Để xác định được những khoản lợi nhuận này, nhà đầu tư tính BV của một công ty và cũng có thể xem xét thêm BV trên mỗi cổ phiếu. Nếu một cổ phiếu đang tính có số liệu dưới chỉ số BV được tính thì đây có thể sẽ là một giao dịch tốt.

Nếu BV trên mỗi cổ phiếu có giá trị cao hơn giá trị thực của cổ phiếu trên thị tường thì nó có thể cho ta thấy một cổ phiếu đang bị định giá thấp. Nếu BV của mỗi cổ phiếu có giá trị thấp hơn giá thị thị trường trên mỗi cổ phiếu thì có thể thấy được giá trị của cổ phiếu được định giá cao.

Chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu của một công ty sẽ đại diện cho một sức mạnh về tài chính của công ty hay doanh nghiệp đó dựa trên các tài sản hiện tại của công ty. Những giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu thể hiện mức độ hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường đối với các nhà đầu tư. Đây được xem là con số chủ quan.

Tuy nhiên, chỉ số BV được sử dụng có hiệu quả nhất với những công ty có tài sản về vật chất hơn là những công ty thực hiện kinh doanh trên những ý tưởng hoặc dịch vụ.

Với những công ty kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ hay dịch vụ thì việc tính toán quá cao hoặc quá thấp khi so sánh sẽ rất khó vì những tài sản họ tạo ra chỉ là tài sản vô hình.

Tóm lại, chỉ số BV được nhà đầu tư sử dụng để tính toán khách quan về giá trị của một doanh nghiệp. BV tính được giá trị thực tế của mọi tài sản công ty sở hữu, trừ đi những thứ mà công ty đang nợ. Nó bao gồm tổng tài sản của công ty sau khi bạn trừ đi những khoản nợ phải trả của công ty đó.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng giá trị sổ sách BV 

Hầu hết, các tổ chức doanh nghiệp có thể chấp nhận giá trị BV của một tài sản hoàn toàn có thể được giữa nguyên trong suốt quá trình hoạt động vì đây được xem là hình thức của chi phí cố định. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan cũng như yếu tố chủ quan, BV cũng có khả năng tăng lên từ quá trình tích lũy thu nhập dựa vào quá trình sử dụng tài sản hợp lý của công ty đó. 

Các nhà đầu tư có thể tiến hành so sánh BV với giá trị thị trường của cổ phiếu để tạo ra một cách thức định giá hiệu quả hơn, cũng như quyết định xem đây có phải là sự lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài ra, cần lập bảng cân đối kế toán để có thể theo dõi một cách chính xác lượng cổ phiếu đang được lưu hành hoặc đã bán trên sàn chứng khoán.  

Kết luận

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về BV, giúp bạn hiểu BV là gì? Chỉ số BV đóng vai trò quan trọng với nhà đầu tư. Tuy nhiên, cần phải sử dụng trong bối cảnh phù hợp và đúng cổ phiếu thì mới thu được lợi nhuận cao.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hàng đầu hiện nay.

Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để từ đó đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về chỉ số BV hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận