VNINDEX1227.83 ( ) CP  Tỷ HNXINDEX221.37 ( ) CP  Tỷ VN301285.33 ( ) CP  Tỷ HNX30468.89 ( ) CP  Tỷ

Tapering là gì? Taper có ảnh hưởng gì đến thị trường tài chính

Trong thời gian qua, thuật ngữ Tapering luôn là chủ đề nóng của thị trường đầu tư tài chính. Đây là một động thái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các kênh tài sản. Vậy Tapering là gì, khái niệm này nó có tác động như thế nào đến thị trường tài chính. Cùng FTV tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây !

Tapering là gì?

tapering-la-giKhái niệm Tapering

Trong tiếng Anh, Taper có nghĩa là nhỏ dần, giảm dần, cho nên trong tài chính thì thuật ngữ Tapering có thể hiểu nghĩa đơn giản là thu hẹp, siết chặt lại. Khi nhắc đến thuật ngữ Tapering ở thời điểm này thì đây là một chính sách được sử dụng để nới lỏng định lượng, thắt chặt lại các chính sách tiền tệ.

Việc cắt giảm các chính sách nới lỏng định lượng cùng một lúc sẽ gây ra biến động lớn trên thị trường, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì vậy, các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục sử dụng Tapering để hạn chế những biến động này. 

FED sẽ dùng Taper khi nào?

Có dư thừa thì mới cần giảm bớt. Theo đó, FED cục dự trữ Liên Bang thường sử dụng Taper sau QE nới lỏng định lượng. Bây giờ chúng ta lại có một câu hỏi mới về QE là gì?

QE hay Quantitative Easing bao gồm hai kiểu cách là cắt giảm lãi suất để kích thích cho vay hay còn gọi là nới lỏng và bơm tiền vào thị trường định lượng. FED sẽ đẩy mạnh việc tăng cường mua trái phiếu, chứng khoán của các ngân hàng thương mại. Việc này nhằm đẩy khoản lợi tức trái phiếu xuống thấp hơn nữa, nhờ đó mà các bạn có thể vay tiền tại các ngân hàng với lãi suất thấp. Đồng thời Quantitative Easing cũng thường cung cấp cho các ngân hàng thương mại một lượng tiền dồi dào. 

Bằng cách này, các ngân hàng và thị trường đều sẽ có tiền. Nguồn vốn lớn kết hợp với lãi suất thấp sẽ kích thích việc cho vay cá nhân, công ty và doanh nghiệp. Do đó QE được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ khi kinh tế suy thoái hoặc bị khủng hoảng.

Quantitative Easing là việc FED mua với một lượng lớn các loại trái phiếu và chứng khoán có thế chấp của các ngân hàng thương mại để có thể tăng cung tiền, giảm lãi suất nhằm khuyến khích cho vay. QE được sử dụng với mục đích kích thích nền kinh tế đang tụt hậu.

Khi nền kinh tế dần dần phục hồi, FED sẽ dần thu hẹp QE - Quantitative Easing lại bằng Taper. Tapering của FED là thời điểm giảm quy mô mua trái phiếu và các tài sản khác. Ví dụ như mỗi tháng FED bơm vào 100 tỷ USD cho chính sách QE và bây giờ chỉ còn 85 tỷ USD thì đó là FED đang Tapering.

Tapering không có nghĩa là bán tài sản đã mua mà là thu hẹp quy mô mua chúng. Tapering được coi là dấu hiệu của chính sách tiền tệ thắt chặt và là chỉ báo cho lãi suất cao hơn.

Những đợt “Tapering” nổi bật trong quá khứ

tapering-la-giLịch sử của Tapering

Vào năm 2001

Vào tháng 3/2001, ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) thực hiện quá trình Tapering. BOJ cũng đã xem xét việc tăng lượng trái phiếu chính phủ dài hạn. Đồng thời, cũng cam kết là sẽ duy trì mức lãi suất mục tiêu theo thời gian mở. Điều này một phần nhằm tác động đến niềm tin của công chúng, của các nhà đầu tư. Qua đó nhằm đảm bảo nền kinh tế cũng không bị sốc trước những thay đổi chính sách.

Vào năm 2013

Cuộc đại suy thoái vào 2008 khiến FED bắt đầu thực hiện quá trình QE nhằm vực dậy nền kinh tế. Chiến dịch QE lên đến hàng nghìn tỷ USD kéo dài từ tháng 11/2008 đến tận đầu năm 2014. 

Tháng 5/2013, chủ tịch FED Ben S.Bernanke đề cập đến Tapering, tuy nhiên không đưa ra thời điểm và nội trình cụ thể. Thực tế thì khi FED bắt đầu giảm quy mô mua tài sản từ tháng 7/2014 nhưng chỉ chính thức công bố khoảng 3 tháng sau đó. Điều này đã gây ra một làn sóng hoảng loạn (hay còn gọi là Taper Tantrums) trên khắp các thị trường tài chính, lúc này giá cổ phiếu sụt giảm, thị trường chìm trong màu sắc đỏ. Các loại tài sản cũng đồng loạt bị xáo trộn nghiêm trọng.

Tapering có nh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính?

tapering-la-giẢnh hưởng của Tapering

Tapering là một dấu hiệu của chính sách tiền tệ bị thắt chặt. Khi chính phủ bị giảm mua tài sản, lượng tiền đang lưu hành trên thị trường cũng bị thu hẹp dần. Giá trị của dòng tiền, lãi suất sẽ tăng lên tương ứng, ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận của thị trường tài chính.

Thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Tapering. Lợi tức trái phiếu dài hạn Mỹ tăng từ 2% đến 3% chỉ trong 6 tháng cuối năm 2013.

Thị trường chứng khoán

Tapering ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn trên thị trường chứng khoán. Lợi tức trái phiếu tăng, còn dòng vốn thì có xu hướng chuyển từ thị trường chứng khoán sang đầu tư trái phiếu. Mặt khác, việc FED mua ít tài sản hơn kéo theo những rủi ro về việc thiếu thanh khoản và gây ra áp lực giảm giá cổ phiếu. 

Giá của các loại cổ phiếu thường sẽ giảm theo lộ trình như sau:

+ Bắt đầu Tapering

+ Tăng phần trăm lãi suất và lợi tức trái phiếu

+ Chiết khấu giá trị hiện tại của giá cả cổ phiếu sẽ giảm

+ Giá cổ phiếu ở hiện tại thường được cho là quá đắt

+ Các nhà đầu tư sẽ bán ra các loại cổ phiếu

+ Giá cổ phiếu sụt giảm

Tuy nhiên, có một vài ngành nghề đặc thù thường được hưởng lợi khi lãi suất tăng như các ngân hàng, các tổ chức tài chính, tín dụng, nên không phải giá cổ phiếu của tất cả các công ty đều giảm khi Tapering xảy ra. Về mặt dài hạn thì quá trình Tapering không tác động quá nhiều đối với các công ty có nội tại tốt.

Chỉ số VIX đo lường sự biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng đột biến vào tháng 6/2013. Thị trường chứng kiến sự bán tháo, nhưng đã phục hồi và tăng trưởng lại vào cuối năm.

Tác động của Tapering thắt chặt là tương đối đáng kể với thị trường đầu tư chứng khoán của các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index đã từng đạt đỉnh 526 điểm vào tháng 5/2013. Sau đó sụt giảm dân 12% trong 03 tháng tiếp theo vào trước ảnh hưởng từ Tapering.

Taper thị trường tiền tệ thường tác động tích cực đến giá trị của đồng tiền. Năm 2014 sau khi tuyên bố Tapering, đồng đô la Mỹ đã tăng gần 13% so với rổ tiền tệ chính. Ngược lại, các nhóm nền kinh tế mới nổi gặp nhiều rủi ro giảm giá đồng nội tệ như Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi,... chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng khoảng 18% của các đồng nội tệ so với đồng USD.

Thị trường hàng hóa

tapering-la-giTapering ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa

Tapering thường ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường hàng hóa. Giá trị đồng tiền tăng dẫn đến sự chênh lệch giữa đô la Mỹ và đồng tiền của các nước mới nổi. Do đó, các loại hàng hóa và dịch vụ của đất nước Mỹ sẽ trở nên đắt đỏ hơn gấp nhiều lần. Ngoài ra, các loại hàng hoá nói chung cũng tăng giá do việc thực hiện Tapering làm giảm thiểu tình trạng lạm phát.

>> Tham khảo: Lãi suất OMO là gì? Cách bơm tiền qua thị trường mở OMO

Kết luận

Tapering vẫn luôn là vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi vì nó tác động đến hầu hết các loại tài sản, dịch vụ và có phạm vi ảnh hưởng xuyên quốc gia. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn để có thể bám sát những diễn biến của thị trường. Đừng quên ghé thăm chuyên mục kiến thức FTV để có thêm những thông tin tài chính chứng khoán thú vị hơn nhé !

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV - Đơn vị uy tín tại Việt Nam chuyên giải đáp những kiến thức đầu tư về chứng khoán và hàng hoá phái sinh

Chứng khoán là một trong những lĩnh vực có thể đem đến cho các nhà đầu tư khoản lợi nhuận trong một thời gian ngắn. Tuy vậy, kèm theo đó cũng có rất nhiều rủi ro tương ứng với khoản lợi nhuận đó.

Bởi vì không một ai khi mới tham gia một việc gì đó mà có thể làm tốt và thành công ngay được. Nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán nhưng lại chưa có kinh nghiệm hay không có ai hỗ trợ giải đáp về lĩnh vực này thì các bạn có thể liên hệ với công ty FTV. Tại đây, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn với đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, đem đến nhiều kiến thức bổ ích về đầu tư.

Truy cập ngay vào website ftv.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0983 668 883 để được tư vấn và giải đáp về Tapering là gì một cách chính xác nhé!

tapering-la-gi

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận