VNINDEX1228.05 (-0.28 -0.02%)533,795,655 CP 12,747.00 Tỷ 143 86 221HNXINDEX221.23 (-0.53 -0.24%)51,526,000 CP 813.01 Tỷ 43 56 62VN301286.08 (-0.59 -0.05%)194,193,260 CP 6,104.94 Tỷ 10 1 18HNX30468.1 (-1.71 -0.36%)22,729,900 CP 478.00 Tỷ 8 3 20

Tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng trong chứng khoán

Tài sản ròng là khái niệm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong đầu tư cũng như trong cuộc sống hằng ngày của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Nó giúp chúng ta đánh giá tài sản và năng lực của cá nhân, tổ chức như thế nào. Thông qua loại tài sản này, chúng ta có thể thiết lập được các kế hoạch đầu tư, gia tăng tài sản hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ tài sản ròng là gì? Liệu có phải doanh thu cao thì tài sản ròng cũng sẽ cao? Cách xác định giá trị tài sản ròng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ góp phần làm rõ những câu hỏi trên.

Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là tài sản của một chủ thể (có thể là cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước hay quốc gia…). Trong đó, tài sản ròng bao gồm tất cả các loại tài sản hiện có của chủ thể trừ đi những khoản nợ của chủ thể đó. Tài sản ròng có thể là: Tiền mặt, nhà xưởng, máy móc, bất động sản, công nghệ, những khoản đầu tư… Những khoản nợ của chủ thể có thể là: Nợ ngân hàng, nợ trả góp, nợ mua xe hoặc nhà đất…

Tài sản ròng là một yếu tố quan trọng thể hiện chính xác nhất về vấn đề tài chính của chủ thể. Với một doanh nghiệp, doanh thu của nó có thể lớn, nhưng điều đó sẽ không phản ánh chính xác được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài sản ròng mới được xem là yếu tố cốt lõi, giúp cho việc đánh giá chính xác thực trạng kinh tế cũng như tiến độ kinh doanh của công ty.

Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Thuật ngữ tài sản ròng được ứng dụng ở trong nhiều lĩnh vực tài chính. Nhiều nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ về tài sản ròng trong chứng khoán là gì, ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư không chính xác.

Thực tế có thể hiểu rằng tài sản ròng trong chứng khoán chính là giá trị của tất cả những loại tài sản (tài chính hay phi tài chính) của một tổ chức, trừ đi tất cả các khoản nợ chưa được thanh toán. 

Tài sản ròng trong chứng khoán sẽ thể hiện được tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Thông tin tài sản ròng giúp cho các nhà đầu tư hình dung được về giá trị thực tế của mã cổ phiếu hoặc công ty trên thị trường.

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng còn gọi là giá trị tài sản thuần, NAV (tiếng Anh là Net Asset Value). Đây là một công cụ dùng để đánh giá giá trị tài sản của một doanh nghiệp bất kỳ xem có tương xứng với định giá hiện tại của nó hay không.

Giá trị tài sản ròng chính là kết quả khi ta lấy tất cả những giá trị tài sản chủ thể đang nắm giữ, trừ đi tất cả khoản nợ chưa được thanh toán. Net Worth chính là toàn bộ phần còn lại của chủ thể sau khi đã trừ đi những khoản nợ.

Ý nghĩa trong việc xác định giá trị tài sản ròng

Việc tính toán, phân tích và xác định được giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp chính là một trong những bước quan trọng giúp cho nhà đầu tư đánh giá được phần nào về mã cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Qua đó nhà đầu tư sẽ đưa ra được quyết định liệu có nên mua vào mã cổ phiếu của đơn vị đó hay không.

  • Trong trường hợp mà giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó thấp hơn so với phần giá trị tài sản ròng NAV thì chứng tỏ đơn vị đó đã có vốn tích lũy để có thể phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này sẽ chủ yếu được lấy từ phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy nên nhà đầu tư có thể an tâm lựa chọn mua cổ phiếu này bởi vì tiềm năng sinh lời là rất lớn.
  • Trong trường hợp mà chỉ số NAV của đơn vị đó không đổi, tuy nhiên doanh nghiệp lại có thể tạo ra được mức lợi nhuận cao thì nhà đầu tư cũng có thể an tâm khi lựa chọn mã cổ phiếu này vào trong danh mục đầu tư của mình. Sở dĩ như vậy bởi những mã cổ phiếu này sẽ có khả năng mang về cho nhà đầu tư nguồn lợi nhuận lớn chỉ trong vòng một thời gian ngắn.
  • Trong trường hợp mà chỉ số NAV không đổi nhưng doanh nghiệp đó lại làm ăn thua lỗ chứng tỏ rằng vốn vay ngân hàng của họ là rất nhiều, cao hơn so với phần giá trị NAV của doanh nghiệp đó. Khi này nhà đầu tư nên xem xét lại về việc quyết định đầu tư của mình bởi rủi ro mà họ gặp phải khi quyết định mua mã cổ phiếu của đơn vị này là rất lớn.

Như vậy để việc xác định được tài sản ròng hiện tại của một doanh nghiệp là điều rất quan trọng đối với một nhà đầu tư chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư sẽ có thể đưa ra được những quyết định chính xác nhất về việc có nên tiến hành đầu tư vào mã cổ phiếu của doanh nghiệp đó hay không. 

Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp 

Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp

Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp

Phân loại tài sản ròng doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tính toán chính xác và quản lý hiệu quả hơn. Dưới đây là những loại tài sản ròng trong doanh nghiệp bạn cần phải nắm rõ:

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn: đây là loại tài sản có thời gian sử dụng thấp, thường là dưới 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh. Giá trị của tài sản ngắn hạn thường khá thấp và thường xuyên thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng.

Tài sản ngắn hạn bao gồm những loại cụ thể như: Tiền và tài sản tương đương với tiền, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, những khoản phải thu ngắn hạn đang bị các đơn vị hoặc tổ chức khác chiếm dụng, những khoản ký quỹ…

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn: đây là có thời gian sử dụng dài trên 12 tháng, được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản dài hạn thường khá lớn, ít có sự thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng và vận hành. Tài sản dài hạn cụ thể có thể sẽ được xác định dưới các hình thái như sau:

  • Tài sản cố định: là loại tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu hơn 12 tháng. Tài sản cố định tham gia vào rất nhiều chu trình kinh doanh và sẽ bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. Luật kinh tế quy định rõ ràng về điều kiện đánh giá về tài sản cố định. Hiện nay, có 2 loại tài sản cố định chính đó là: Tài sản cố định hữu hình (gồm: nhà cửa, thiết bị, máy móc hay nhà xưởng…) và loại tài sản cố định vô hình (gồm: bản quyền, quyền sử dụng đất hay giấy phép khai thác…).
  • Đầu tư tài chính dài hạn: là khoản đầu tư bên ngoài với mục đích để kiếm lời trong dài hạn (gồm: đầu tư liên kết, liên doanh hay cho vay dài hạn…).
  • Bất động sản đầu tư: là khoản đầu tư nhà đất với mục đích để kiếm lời của doanh nghiệp.
  • Các khoản phải thu dài hạn: là tài sản đang bị đơn vị khác chiếm dụng và nắm giữ với thời gian trên 1 năm.
  • Tài sản dài hạn khác có thể kể đến những khoản ký cược dài hạn hoặc chi phí trả trước dài hạn…

Cách tính giá trị tài sản ròng 

Hướng dẫn tính giá trị tài sản ròng

Cách tính giá trị tài sản ròng

Hiện nay, tài sản ròng trong thị trường chứng khoán có thể được xác định theo 2 cách:

Cách 1: Tính tài sản ròng dựa vào giá trị thị trường

Lúc này, giá trị tài sản ròng được xác định bằng tổng giá trị tất cả những loại tài sản (như: Cổ phiếu, đất đai, bất động sản, hàng hóa, tài sản cố định…) trừ đi những khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng sẽ được xác định tại thời điểm định giá chứng khoán. Dựa vào cách tính dựa trên giá trị thị trường, cần phải xác định cho từng loại tài sản riêng biệt. Công thức để tính giá trị tài sản ròng dựa vào giá trị thị trường:

Trong đó:

  • NAV chính là tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp được xác định theo giá trị thị trường. 
  • i chính là loại tài sản mà doanh nghiệp hiện có
  • n chính là tổng số tài sản của doanh nghiệp
  • Pi là giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Mô hình Ponzi là gì? Cách nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi

Cách 2: Tính tài sản ròng dựa trên sổ sách

Nhà đầu tư cũng có thể tính được giá trị tài sản ròng dựa trên sổ sách tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Công thức tính giá trị tài sản ròng như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng số nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng tài sản sẽ gồm:

Tài sản lưu động: gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi hoặc những khoản tiền có giá trị tương đương khác.

Bất động sản gồm: nhà ở, những bất động sản bạn dành để đầu tư, mặt bằng,…

Tài sản cá nhân: gồm các loại đồ đạc, đồ trang sức, xe máy, ô tô, … Đây là những tài sản không có giá trị cao khi bán nên một số người sẽ không tính nó trong tổng tài sản của mình.

Tài sản hoặc là cổ phần kinh doanh.

Các khoản vay cá nhân: gồm tất cả các khoản vay mà bạn đã cho bạn bè hoặc đối tác kinh doanh vay mượn có khả năng thu hồi trở lại.

Các khoản đầu tư hưu trí sẽ gồm: bảo hiểm xã hội và khoản đầu tư hưu trí không bắt buộc.

Tài sản khác gồm: số tiền được hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ hay lãi suất từ việc cho vay, những khoản tiền bồi thường,…

Xác định tổng tài sản và tổng số nợ sẽ tính được giá trị tài sản ròng

  • Tổng số nợ phải trả gồm:

Vay trả góp: là những khoản vay thường dùng để mua nhà, mua xe hoặc vay để mua những sản phẩm đồ điện tử, đồ gia dụng.

Vay thế chấp: là những khoản vay mua xe, mua nhà hoặc thế chấp đầu tư,…

Vay kinh doanh: nếu vay với tư cách là cá nhân thì số nợ này vẫn được tính vào giá trị tài sản ròng của bạn.

Vay cá nhân: những khoản vay mượn từ người thân, bạn bè hoặc là đối tác kinh doanh.

Nợ thẻ tín dụng: cần phải thường xuyên tìm hiểu về các khoản nợ này bởi vì dư nợ sẽ thay đổi liên tục.

Như vậy, sau khi xác định được chính xác đâu là tổng giá trị tài sản, đâu là tổng nợ phải trả, bạn sẽ dễ dàng tính được giá trị tài sản ròng mà mình đang sở hữu.

So sánh chỉ số NAV cùng với giá cổ phiếu

So sánh chỉ số NAV cùng với giá cổ phiếuSo sánh chỉ số NAV cùng với giá cổ phiếu

Chắc hẳn có nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy băn khoăn rằng liệu có sự khác nhau giữa chỉ số tài sản ròng và giá cổ phiếu của một doanh nghiệp đó là gì. Để hiểu rõ hơn thì bạn hãy theo dõi bảng so sánh về sự khác biệt giữa chỉ số NAV và giá cổ phiếu sau đây:

Tiêu chí so sánh

Chỉ số NAV

Giá cổ phiếu

Khái niệm Giá trị tài sản thuần (còn gọi giá trị tài sản ròng) của doanh nghiệp. Chỉ số NAV này sẽ được tính toán dựa trên thực tế của một doanh nghiệp và không chịu sự thao túng từ thị trường. Mức chi phí mà các nhà đầu tư sẵn lòng bỏ vốn ra để mua hoặc bán cổ phiếu của đơn vị đó. Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp có thể chịu được sự thao túng từ thị trường.
Yếu tố ảnh hưởng Chỉ số NAV được chốt theo ngày và phụ thuộc vào phần tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp đó là gì.  Giá cổ phiếu sẽ biến động theo từng thời điểm, tùy thuộc vào đưa ra quyết định của người bán và người mua cũng như xu hướng thị trường và cung cầu.

Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp bất kỳ có thể sẽ thấp hoặc cao hơn so với chỉ số NAV. Sự chênh lệch của mức giá cổ phiếu so với chỉ số NAV của một doanh nghiệp sẽ phản ánh về mức độ ổn định về giá của đơn vị đó. Đồng thời thì sự chênh lệch này cũng cho thấy thị trường liệu có đang đánh giá chính xác về giá trị của doanh nghiệp đó hay không.

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin quan trọng về tài sản ròng. Giá trị tài sản ròng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, không những giúp cho doanh nghiệp, cá nhân mà ở tầm cao hơn là Chính phủ, quốc gia có những cái nhìn chính xác, cụ thể và trực tiếp về tình hình tài chính của mình. Những nhà đầu tư cũng có thể thông qua chỉ tiêu này để có thể đánh giá năng lực kinh doanh và đưa ra được quyết định đầu tư vốn cũng như có nên duyệt khoản vay cho đối tượng đó hay không.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những chuyên gia uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, còn được cung cấp thêm rất nhiều tài liệu tham khảo để từ đó đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về tài sản ròng là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Tải app Mytrade trải nghiệm nền tảng đầu tư mới tại

- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận