VNINDEX1228.05 (-0.28 -0.02%)533,795,655 CP 12,747.00 Tỷ 143 86 221HNXINDEX221.23 (-0.53 -0.24%)51,526,000 CP 813.01 Tỷ 43 56 62VN301286.08 (-0.59 -0.05%)194,193,260 CP 6,104.94 Tỷ 10 1 18HNX30468.1 (-1.71 -0.36%)22,729,900 CP 478.00 Tỷ 8 3 20

Spread là gì? Cách tính và chiến lược giao dịch với Spread

Đầu tư vào thị trường ngoại hối là quá trình giao dịch một loại tiền tệ này đổi lấy một loại tiền tệ khác theo một tỷ giá hối đoái được xác định trước. Do đó khi tham gia vào thị trường chứng khoán các nhà đầu tư phải làm quen với chênh lệch giá mua – giá bán (hay spread). Vậy Spread là gì? Cách xác định Spread như thế nào? Spread đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với nhà đầu tư? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Spread là gì?

Spread là gì?Spread là gì?

Trước khi đi tìm hiểu spread là gì chúng ta cần hiểu về bid và ask:

  • Bid được xem là giá khởi điểm mà nhà đầu tư có thể mua 1 cặp tiền tệ.
  • Ask chính là giá ở thời điểm mà nhà đầu tư có thể bán đi số tiền tệ đang nắm giữ.

Spread chính là sự chênh lệch giữa giá mua (hay bid) và giá bán (hay ask) của một cặp ngoại tệ và được xác định bằng pip.

Trên thực tế, ngoài chi phí hoa hồng và phí qua đêm swap thì mức độ chênh lệch spread là một trong những nguồn thu nhập chính của những sàn giao dịch chứng khoán. Đây cũng chính là tổn thất mà những nhà giao dịch phải trả khi mở lệnh mua hoặc lệnh bán, do đó các nhà đầu tư cần phải kiểm soát spread trong suốt quá trình giao dịch.

Vậy nên, khi những sàn giao dịch tuyên bố phí hoa hồng bằng 0, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không mất chi phí giao dịch mà bạn vẫn phải trả phí bao gồm spread và phí qua đêm…

Vai trò của Spread trong chứng khoán

Để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công, nhà giao dịch cần phải tìm ra chiến lược giao dịch phù hợp với mình nhất. Nhà đầu tư sẽ giao dịch ngắn hạn với chiến lược scalping, chỉ mở và giữ lệnh giao dịch trong khoảng vài phút hoặc vài giây? Hoặc giao dịch dài hạn với khung thời gian lớn hơn? 

Việc nhà đầu tư có thể chấp nhận phí spread tại mức nào thì điều này phụ thuộc vào phong cách và chiến lược giao dịch họ lựa chọn.  

Với nhà đầu tư giao dịch trong ngày như scalper, phí spread giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi những nhà đầu tư này buộc phải tham gia thị trường nhiều lần trong ngày. Nếu như chênh lệch spread quá cao thì lợi nhuận thu về có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Khung thời gian giao dịch càng dài thì độ ảnh hưởng của Spread lên lợi nhuận thu về sẽ càng thấp. Ví dụ, 1 swing nhà đầu tư kiếm lợi nhuận tích lũy trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng thì mức spread có tác động đến họ sẽ rất thấp khi so sánh với quy mô của những chuyển động trên thị trường mà họ đang chờ đợi. 

Nhà đầu tư vào và thoát lệnh giao dịch thường xuyên có thể thấy được phí spread cộng dồn lên khá nhiều. Vì vậy, nếu đây là phong cách giao dịch mà nhà đầu tư đang áp dụng, thì nhà đầu tư cần đặt lệnh giao dịch khi chênh lệch spread tối ưu nhất.  

Khi giao dịch với những chỉ báo kỹ thuật, nhà đầu tư nên xác định một chỉ báo chính. Sau đó sử dụng thêm những chỉ báo khác để xác nhận lại tín hiệu giao dịch từ chỉ báo chính. Với nhà đầu tư vào và thoát lệnh giao dịch thường xuyên thì spread indicator có thể được dùng làm "bộ lọc cuối cùng" trước khi nhà đầu tư tham gia thị trường, để đảm bảo rằng mình không phải chịu phí spread cao.

Cách tính Spread trong giao dịch chứng khoán

Cách tính Spread trong giao dịch chứng khoánCách tính Spread trong giao dịch chứng khoán

Cách tính spread trong chứng khoán rất đơn giản, các bạn chỉ cần áp dụng công thức như sau:

SPREAD = GIÁ ASK – GIÁ BID

Thông thường đơn vị được sử dụng để đo spread sẽ là “pip” hoặc “point”, nghĩa là spread tính bằng pip sẽ được phép dùng số thập phân thứ 4 của giá ask trừ số thập phân thứ 4 của giá bid. Hầu hết những cặp tiền tệ sẽ đều có 4 số thập phân nhưng đồng Yên Nhật thì chỉ có 2 số.  

Spread là một trong những chi phí luôn có khi giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, khi phí spread càng nhỏ thì chi phí giao dịch sẽ càng thấp, Spread càng rộng thì chi phí sẽ càng cao. Do đó, các nhà đầu tư cần phải tính toán Spread trước khi ra quyết định đầu tư.

Spread phụ thuộc vào khối lượng tài sản cơ sở, càng nhiều tài sản được dùng để giao dịch thì tính thanh khoản của thị trường sẽ càng cao. Điều này có nghĩa là khoảng cách giữa cung và cầu càng gần nhau thì mức spread sẽ thấp. Với những thị trường có tính thanh khoản thấp như khí thiên nhiên thì nhà đầu tư phải quan tâm nhiều hơn đến giá bid và ask cùng các phí môi giới khác.

Phụ thuộc vào dịch vụ do sàn chứng khoán cung cấp, phí spread có thể cố định hoặc cũng có thể biến đổi. Tuy nhiên, những sàn chứng khoán thường không cố định phí spread trong một thời điểm mà giá biến động lớn hoặc tin tức quan trọng được công bố.

Spreads trong chứng khoán có thể thay đổi theo điều kiện của thị trường: Chúng thường sẽ cao hơn khi một tin tức được công bố và phần lớn những sàn chứng khoán không thể đảm bảo phí spread cố định ở thời điểm này và thời điểm giá biến động mạnh.

Nếu nhà đầu tư giao dịch trong khoảng thời gian mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu họp bàn chính sách hoặc khi FED công bố một thông tin nào đó thì những sàn chứng khoán không thể đảm bảo phí spread cũng như phí môi giới sẽ ổn định như bình thường.

Phân loại Spread

Hiện nay, trên thị trường tồn tại 2 loại spread phổ biến đó là: spread cố định và spread thả nổi. Trong đó:

  • Spread cố định thường sẽ được cung cấp bởi những sàn Dealing Desk (hay sàn nhà cái, sàn ôm lệnh)
  • Spread cố định thường sẽ được cung cấp bởi sàn ECN hoặc No Dealing Desk.

Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong phần tiếp theo nhé.

Spread cố định

Spread cố định (tên tiếng anh là Stable Spread) là loại Spread có giá trị gần như là không đổi trong mọi điều kiện thị trường. Loại Spread này được xác định dựa trên giá trị bình quân gia quyền của độ chênh lệch và mức thay đổi giá tại một khung thời gian nhất định.

Ưu điểm:

  • Các nhà đầu tư không cần lo lắng khi thị trường có biến động, hạn chế rủi ro từ quá trình giãn spread.
  • Dễ dàng tính toán chi phí trước khi vừa vào lệnh.
  • Spread cố định yêu cầu số vốn nhỏ cho nên phù hợp với nhà giao dịch có tài chính hạn hẹp.
  • Phù hợp với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.

Nhược điểm: 

  • Spread cố định thường sẽ cao hơn so với Spread thả nổi.
  • Nhà đầu tư sẽ gặp khó khi giá biến đổi và phải chịu một mức giá “không ưng ý” do bên môi giới yêu cầu. 
  • Bất lợi cho nhà đầu tư chuyên nghiệp bởi spread cố định sẽ không phản ứng kịp thời với hiện tượng trượt giá và sẽ làm bạn bị thua lỗ.

Spread thả nổi (hay co giãn)

Trái với spread cố định thì spread thả nổi là giá trị thay đổi tùy thuộc vào mức độ chênh lệch giá của thị trường. Chúng có thể rơi tại mức giá đỉnh điểm hoặc thấp tùy thuộc vào từng thời điểm.

Ưu điểm:

  • Spread thả nổi thường sẽ thấp hơn Spread cố định khá nhiều.
  • Khi tiến hành giao dịch với Spread thả nổi, lệnh giao dịch của bạn sẽ không bị requote. Do đó, bạn có thể tiến hành vào lệnh ngay lập tức mà không phải lo lắng việc lệnh không được khớp hoặc xảy ra tình trạng báo giá lại.
  • Giao dịch rất minh bạch, bởi vì bạn sẽ được cung cấp tỷ giá đúng với tỷ giá thị trường.
  • Phù hợp với các nhà đầu tư thích giao dịch lướt ván, tìm kiếm cơ hội mua và bán có lợi cho bản thân

 Nhược điểm:

  • Khi thị trường có sự biến động mạnh thì Spread sẽ bị giãn. Do đó các nhà đầu tư cần tránh giao dịch khi có tin tức làm biến động thị trường.
  • Sẽ khó cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường
  • Khiến bạn dễ mất vốn và tiền đầu tư khi chọn sai thời điểm mua và bán

Thông thường thì những broker với spread trôi thường nói đến spread thấp hơn so với loại spread cố định. Trên thuyết lý thì đúng như vậy, nhưng khi đến giao dịch thật thì sẽ không hiếm có những lúc mà giá spread bị giãn ra rất nhiều có thể đến 8-10 điểm cho các cặp ngoại tệ chính. Những lệnh chờ thì không thể khớp với đúng giá mà nhà đầu tư đặt. Các nhà đầu tư  giao dịch bài bản phải đặt lệnh stop loss và không thể nào đánh giá được chi phí thật của mình. Như vậy, spread cố định chính là điều kiện giao dịch tốt hơn so với spread trôi.

Yếu tố ảnh hưởng đến Spread

Yếu tố ảnh hưởng đến SpreadYếu tố ảnh hưởng đến Spread

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến spread, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ để chủ động trong các giao dịch như là:

  •  Giá mua hoặc bán của tiền tệ ở từng thời điểm: khoảng cách giá bid-ask càng xa thì spread càng lớn.
  • Tính thanh khoản: Những cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao hơn (tức là dễ dàng mua hoặc bán) thì khoảng cách giữa giá mua và giá bán sẽ thấp hơn.
  •  Khối lượng giao dịch: Những tài sản có khối lượng giao dịch cao hơn thường có sự chênh lệch hẹp hơn.

Ngoài những yếu tố trên thì spread còn phụ thuộc vào sự rủi ro kinh tế, chính trị cũng như điều kiện của thị trường. Khi thị trường bị dao động bởi những tin tức bất lợi hay có lợi về chính trị, kinh tế thì lập tức giá tiền tệ thay đổi làm spread cũng đổi theo.  Cụ thể:

  • Rủi ro kinh tế hoặc chính trị

Những quốc gia có thể chế chính trị hỗn loạn hay nền kinh tế không ổn định thường có tỷ lệ lạm phát khá cao và chính sách tiền tệ cũng không hiệu quả. Điều này khiến cho người bán coi tiền tệ là một khoản đầu tư mang lại rủi ro và bán với giá cao hơn. Trong khi đó, người mua luôn tìm cách mua với giá chiết khấu để bù đắp lại. Điều này làm cho Spread bị giãn cách.

  • Biến động về tiền tệ

Nếu tiền tệ không được đảm bảo bởi một chính sách tiền tệ chặt chẽ cùng với một ngân hàng trung ương ổn định thì thường sẽ dễ bị biến động lớn. Do đó, người bán sẽ tiến hành đẩy giá chào bán lên cao hơn và kết quả là spread bị giãn cách.

Tuy nhiên, mỗi sàn giao dịch sẽ có một mức spread khác nhau. Do đó, khi tham gia thị trường chứng khoán các nhà đầu tư nên lựa chọn những sàn giao dịch uy tín và có spread thấp để làm giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận.

Một số sàn chứng khoán spread thấp nhất có thể kế đến đó là: sàn giao dịch Exness với spread thả nổi chỉ từ 0,0 pip hay sàn IC Markets chỉ từ 0.0 pip đến 1.1 pip cho tất cả những giao dịch….

Chiến lược giao dịch của Spread

Chiến lược giao dịch của SpreadChiến lược giao dịch của Spread

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 chiến lược giao dịch dựa trên spreads và biến động thị trường để tìm ra được thời điểm và công cụ giao dịch hiệu quả nhất.

Chiến lược giao dịch với spread thấp - Scalping

Nếu muốn giao dịch khi spread thấp, nhà đầu tư nên sử dụng chiến lược đầu tư scalping. Đây là các dịch chuyển nhỏ thường diễn ra trong vài phút trên thị trường chứng khoán nhưng chính là điều mà những Scalper cần.

Nhưng làm thế nào để nhà đầu tư biết giá biến động hay không? Đó chính là bằng cách sử dụng chỉ báo ATR.

Chiến lược giao dịch Spread trong chứng khoán: Chỉ báo ATR

ATR là chỉ báo dùng để đo lường biến động giá của một công cụ tài chính. Nó xác định những vùng đỉnh và đáy giá dựa trên sự tính toán của nh đầu tư. ATR càng cao thì độ biến động giá càng lớn.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin chi tiết về khái niệm spread là gì? và những yếu tố ảnh hưởng đến spread.  Là một thuật ngữ căn bản nhưng để có thể hiểu được nó một cách sâu sắc không phải là điều dễ dàng, một khi đã nắm bắt rõ nó thì mọi thứ sẽ trở nên tuyệt vời hơn và đơn giản hơn. Nhìn chung, để có thể thu về những khoản lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần phải hết sức cẩn trọng và xem xét kỹ lưỡng chênh lệch spread để có thể tỉnh táo lựa chọn thời điểm vào lệch phù hợp.

FTV – tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín nhất hiện nay

Phương châm của FTV: “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì vậy, chúng tôi luôn luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để nâng cao sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức trên thị trường chứng khoán để tạo ra sự khác biệt về năng lực và công nghệ. Từ đó, mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về Spread là gì? hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua số HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận