VNINDEX1205.61 (28.19 2.39%)820,079,823 CP 19,846.93 Tỷ 295 215 54HNXINDEX227.87 (4.81 2.16%)84,396,600 CP 1,604.92 Tỷ 147 132 46VN301232.15 (31.78 2.65%)280,577,090 CP 8,840.67 Tỷ 30 HNX30489.22 (16.32 3.46%)59,598,900 CP 1,320.99 Tỷ 29 1

Chỉ số S&P 500 là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số S&P 500

Khi tham gia thị trường chứng khoán, chắc hẳn các bạn đều đã từng nghe nhắc tới thuật ngữ “SP 500” hay chỉ số S&P 500. Vậy bạn có biết chỉ số S&P 500 là gì không. Nếu đáp án là không thì hãy cùng chúng tôi – các chuyên gia của FTV đi tìm lời giải đáp nhé!

Chỉ số SP 500 là gì?

Chỉ số SP 500 là gì?

Chỉ số S&P 500 là gì?

SP 500 hay chỉ số S&P 500 là viết tắt của cụm từ Standard & Poor’s 500 Stock Index. Đây là một chỉ số chứng khoán được đưa ra dựa trên mức vốn hoá thị trường của 500 công ty có giao dịch trên sàn chứng khoán tại Hoa Kỳ. Thông qua chỉ số S&P 500, các nhà đầu tư có thể nắm bắt thêm những thông tin quan trọng về chuyển động chung của thị trường chứng khoán.

Chỉ số SP 500 là chỉ số ra đời sớm nhất (năm 1884) và cũng là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. S&P 500 được lập ra bởi hai nhà kinh tế Mỹ là Charles Henry Dow và Edward David Jones và hiện nay, nó do Standard & Poor’s thuộc McGraw-Hill quản lý.

Chỉ số S&P 500 do Standard & Poor’s thuộc McGraw-Hill quản lý

Chỉ số S&P 500 do Standard & Poor’s thuộc McGraw-Hill quản lý

Trước đây, SP 500 luôn xếp sau chỉ số công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Index - chỉ số bình quân thể hiện sự diễn biến của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York được xác lập hàng ngày) về mức độ quan tâm của các nhà đầu tư và tính đại diện thị trường nhưng trong những năm gần đây, chỉ số này đã có nhiều sự thay đổi thiết thực. Nhờ khả năng giải quyết được những hạn chế của chỉ số Dow Jones mà SP 500 đã được các Trader đánh giá cao hơn.

Các yếu tố lựa chọn cổ phiếu thành phần để tính toán chỉ số S&P 500

Thành phần những cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 không được cố định mà sẽ được đánh giá định kỳ để loại bỏ hoặc thêm những cổ phiếu mới để phù hợp với các tiêu chí đánh giá. Thông thường, thì hoạt động đánh giá sẽ được tổ chức hàng quý, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm.

Một hội đồng đánh giá sẽ tiến hành thực hiện đánh giá công ty để xếp vào nhóm chỉ số S&P 500 dựa trên những yếu tố sau: 

  • Vốn hóa thị trường đạt mức quy định.
  • Tính thanh khoản.
  • Trụ sở công ty phải được đặt ở Hoa Kỳ.
  • Số lượng cổ phiếu phát hành cho công chúng (50% cổ phiếu của công ty là phải do công chúng nắm giữ).
  • Cần đạt số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày theo quy định.
  • Mức độ hiệu quả tài chính trong thời gian gần đây của công ty.
  • Những công ty phải thuộc các nhóm ngành trọng yếu như: Công nghệ thông tin, công nghiệp, y tế hay như hàng tiêu dùng, bất động sản, tài chính, năng lượng, …
  • Thời gian niêm yết các giao dịch.

Biểu đồ chỉ số S&P 500 năm 2023

Để nắm bắt được các thông tin về biểu đồ chỉ số S&P 500, nhà đầu tư có thể truy cập các website, ứng dụng cập nhật tin tức về chứng khoán.

Trong năm 2022 thì đã chứng kiến khá nhiều sự biến động mạnh của chỉ số S&P 500 Index. Giai đoạn đầu năm, chỉ số S&P 500 đạt đỉnh với mức gần 4800 điểm. Tuy nhiên sau đó đã có các phiên lao dốc mạnh xuống còn hơn 4200 điểm, sau đó tiếp tục xuống còn hơn 4100 điểm.

Đặc biệt trong thời gian gần đây biểu đồ chỉ số S&P 500 đã tiếp tục cho thấy sự giảm điểm trong nhiều phiên liên tục cụ thể từ mức hơn 4400 điểm xuống còn hơn 4200 điểm. Điều này cũng đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VNIndex chìm trong sắc đỏ, khiến không ít các nhà đầu tư phải lo ngại. 

Xem thêm: GAP là gì? Phân loại, giao dịch và lấp GAP trong chứng khoán

Phương pháp tính toán trọng số S&P 500 từng công ty

Trọng số của mỗi một công ty trong chỉ số S&P 500 Index sẽ được tính toán bằng cách lấy vốn hóa thị trường của các công ty đó chia cho tổng số vốn hóa thị trường của những công ty thuộc chỉ số.

Công thức tính: 

Trọng số = (Vốn hóa thị trường của công ty thành phần) / (Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong nhóm S&P 500)

Ví dụ: nếu công ty A có vốn hóa thị trường là 802 tỷ USD, trong khi đó B có vốn hóa thị trường chỉ là 110 tỷ USD. Tổng số vốn hóa thị trường của tất cả những công ty trong S&P 500 là 23,3 nghìn tỷ USD. Theo công thức ở trên thì ta có thể tính được trọng số của công ty A sẽ là 3,4% còn B chỉ có 0,5%. 

Qua đó ta có thể dễ dàng thấy rằng những công ty có vốn hóa thị trường lớn sẽ có tác động mạnh đến chỉ số S&P 500 Index. 

Ý nghĩa của chỉ số S&P 500

Ý nghĩa của chỉ số S&P 500

Ý nghĩa của chỉ số S&P 500

  • Giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá dễ dàng được tình hình chứng khoán tại Mỹ.
  • S&P 500 được cấu thành từ 500 công ty khác nhau, trong đó có cả những công ty đi đầu trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ. Những công ty này chiếm tới trên 70% giá trị của thị trường chứng khoán Mỹ nên các nhà đầu tư chỉ cần tìm hiểu 30 công ty trong top đầu Standard & Poor’s là có thể biết được tình hình thị trường chứng khoán.
  • Chỉ số S&P 500 cũng phản ứng với các sự kiện chính trị quan trọng bởi những điều chỉnh về chính sách kinh tế liên quan đến lạm phát, lãi suất cũng tác động trực tiếp đến giá trị SP 500.
  • S&P 500 được cấu thành từ giá trị vốn hoá của 500 công ty khác nhau nên những thay đổi về giá trị vốn hoá của các công ty này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của chỉ số và thực tế là giá trị của SP 500 cũng thay đổi không ngừng theo thời gian. Nó được cập nhật 15 giây một lần trong suốt phiên giao dịch và được hãng Reuters America, Inc công bố rộng rãi. Căn cứ vào chỉ số này, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán Mỹ và đưa ra được những chiến lược phù hợp với thị trường chung.

Xem thêm: Phương pháp Wyckoff là gì?

Cách tính chỉ số S&P 500

Cách tính chỉ số S&P 500

Cách tính chỉ số S&P 500

Giá trị của chỉ số SP 500 được xác định bằng cách lấy tổng giá trị vốn hóa thị trường (Market Cap) của 500 cổ phiếu chia cho một thừa số, còn gọi là Ước số Divisor. Cụ thể là:

Giá trị chỉ số S&P 500 = Tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu / Ước số (Divisor)

Ví dụ, nếu tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu thành phần là 13.000 tỷ đô la Mỹ và ước số là 8.933 tỷ đô thì giá trị của S&P 500 sẽ là 1,455.28.

Giá trị vốn hóa thị trường chính là tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của một công ty được niêm yết trên thị trường và nó được xác định theo công thức như sau:

Tổng giá trị vốn hóa thị trường = Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành * Giá thị trường của một cổ phiếu

Mặc dù, tổng giá trị vốn hóa của chỉ số SP 500 được công khai trên trang web của Standard & Poor's nhưng giá trị của ước số lại được giữ bí mật và nó thường xấp xỉ khoảng 8.9 tỷ. Trong một số trường hợp như chia tách công ty, thay đổi tương đương về cơ cấu công ty, phát hành cổ phiếu,… ước số sẽ được điều chỉnh để đảm bảo rằng những sự kiện này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chỉ số cuối cùng.

Tiêu chí để trở thành các công ty thành phần của S&P 500 là gì?

Theo các nhà kinh tế, nhà phân tích của Standard & Poor’s thì để trở thành thành phần của SP 500, một công ty cần đảm bảo các tiêu chí như sau:

  • Đảm bảo giá trị vốn hoá trên thị trường đạt mức tối thiểu là 4 tỷ USD.
  • Có trụ sở tại Mỹ (hiện nay tiêu chí này không còn quan trọng nữa).
  • Có trên 50% tổng số cổ phiếu công ty đang lưu hành trên thị trường và các nhà đầu tư là người nắm giữ.
  • Tỷ lệ đồng đô la được giao dịch trên vốn hóa thị trường khi điều chỉnh thả nổi phải lớn hơn 1.
  • Kết quả báo cáo tài chính trong quý gần nhất hoặc 4 quý gần nhất phải có xu hướng tăng trưởng tốt.
  • Theo tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GICS, để trở thành thành phần của SP 500, công ty đó phải thuộc những nhóm ngành như: Bất động sản, công nghệ thông tin, y tế, hàng tiêu dùng, công nghiệp, năng lượng, tài chính, truyền thông dịch vụ…
  • Một số tiêu chí khác như cổ phiếu niêm yết, thời gian niêm yết,…

Danh sách top 11 công ty đứng đầu trong S&P 500

STT

Tên công ty

Tổng số vốn hóa thị trường (triệu USD)

1

Apple Inc.

2.800

2

Microsoft Corp.

2.200

3

Aramco

2.000

4

Alphabet Inc

1.800

5

Amazon.com, Inc.

1.600

6

Tesla, Inc.

905.7

7

Berkshire Hathaway Inc.

700

8

Nvidia

613

9

TSMC

600.3

10

Tencent

589.8

11

Meta 

565.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500

Dưới đây là một số yếu tố chính tác động trực tiếp đến chỉ số S&P 500:

  • Chính sách của Ngân hàng Trung ương: Những chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ làm ảnh hưởng đến việc chi phí vốn, điều này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng đầu tư của các doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người tiêu dùng. 
  • Giá cả hàng hóa: Hàng hóa là những yếu tố cơ bản quan trọng nhất tạo nên nền kinh tế toàn cầu, mức chi phí của hàng hóa tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ được phản ánh thông qua giá cổ phiếu và giá trị của công ty.
  • Định giá tiền tệ: Sự biến động của tỷ giá đồng USD sẽ tác động tới giá cả các loại hàng hóa nội địa và xuất khẩu, qua đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của những doanh nghiệp nội địa. 
  • Các yếu tố khác như khủng hoảng về tài chính, do thiên tai, các chiến dịch bầu cử và những chính sách vĩ mô khác của chính phủ Hoa Kỳ. 

Định giá tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến SP 500

Định giá tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến SP 500

Có nên đầu tư vào chỉ số S&P 500 không?

Có nên đầu tư S&P 500 không?

Có nên đầu tư S&P 500 không?

Để trả lời được câu hỏi là có nên đầu tư S&P 500 không, chúng ta hãy cùng phân tích các ưu, nhược điểm của SP 500, cụ thể là:

Ưu điểm

  • Ủy quyền cho nền kinh tế Mỹ: S&P 500 bao gồm các công ty thuộc hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và đầu tư vào SP 500 thường được coi là một ủy quyền để giao dịch sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
  • Biến động: Giá S&P500 có thể thay đổi nhanh chóng để phù hợp với lãi suất và tình hình kinh tế vĩ mô, trong đó có cả số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Sự biến động này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư kiếm lời bằng cách đi dài nếu họ nghĩ rằng giá chỉ số này sẽ tăng, hoặc đi ngắn nếu họ nghĩ giá sẽ giảm.
  • Tính thanh khoản: S&P 500 là một thị trường có tính thanh khoản cao, tức là nó có khối lượng giao dịch lớn nên người mua và người bán để có thể vào và thoát vị thế với mức giá họ muốn.

Nhược điểm

Nhược điểm của chỉ số S&P 500 là giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty không đồng đều nên giá trị của nó chủ yếu bị chi phối bởi các công ty có vốn hóa lớn. Chính vì vậy mà nhiều khi chỉ số S&P 500 chỉ phản ánh được sự biến động của một bộ phận nhỏ các công ty lớn mà không phản ánh được sự biến động của tất cả các công ty có giá trị niêm yết trên thị trường, điển hình là các công ty có giá trị vốn hoá nhỏ.

Cách đầu tư vào chỉ số S&P 500

Giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá dễ dàng được tình hình chứng khoán tại Mỹ

SP 500 giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá dễ dàng được tình hình chứng khoán tại Mỹ

Để đầu tư vào chỉ số S&P 500 cũng như các chỉ số khác trên thị trường chứng khoán Mỹ, nhà đầu tư cần phải thông qua các hợp đồng hoặc các quỹ.  Tại Việt Nam, bạn có thể lựa chọn giao dịch trên các sàn môi giới chứng khoán ngoại hối như FXTM, FBS, eToro… và các nhà đầu tư Việt Nam thường lựa chọn các quỹ tương hỗ hoặc quỹ ETFs.

Trên đây là một số thông tin về chỉ số S&P 500 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi S&P 500 là gì? Và nếu bạn nào muốn đầu tư vào chỉ số này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0863 668 883 để các chuyên gia tài chính của FTV giúp bạn làm điều đó.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận