VNINDEX1290.99 (-0.5 -0.04%)949,595,102 CP 21,526.04 Tỷ 149 87 233HNXINDEX235.72 (-0.2 -0.08%)97,591,086 CP 1,735.70 Tỷ 43 49 65VN301352.56 (1.71 0.13%)419,804,704 CP 11,901.50 Tỷ 15 5 12HNX30516.04 (-2.49 -0.48%)42,189,400 CP 977.46 Tỷ 8 6 16

Sở giao dịch chứng khoán là gì? Chức năng và vai trò

Sở giao dịch chứng khoán là nơi giao dịch các tài sản tài chính và là một thị trường mở. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều sở giao dịch chứng khoán lớn và mỗi trụ sở đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tình hình tài chính và kinh tế của nền kinh tế. Vậy sở giao dịch chứng khoán là gì, chức năng, vai trò và cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán ra sao, các bạn hãy cùng FTV đi tìm đáp án qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Sở giao dịch chứng khoán là gì

Sở giao dịch chứng khoán là gì

Sở giao dịch chứng khoán là gì?

Sở giao dịch chứng khoán (Securities Exchange/ Bourse) là nơi để các nhà môi giới chứng khoán gặp gỡ, thoả thuận và mua bán chứng khoán.

Theo cách hiểu thông thường thì sở giao dịch chứng khoán là nơi tập trung các chứng khoán đã được niêm yết và được các thành viên tiến hành giao dịch theo những quy định nhất định. Như vậy, sở giao dịch chứng khoán không trực tiếp tham gia mua bán chứng khoán mà chỉ tạo ra địa điểm, phương tiện để các nhà đầu tư cùng nhau tập trung lại và tiến hành giao dịch chứng khoán.

Nguyên tắc hoạt động của sở giao dịch chứng khoán là gì?

Theo quy định tại Điều 5 của Luật chứng khoán năm 2019 thì những chủ thể có liên quan cần phải tuân thủ một số những nguyên tắc trong hoạt động chứng khoán cụ thể sau đây:

– Thứ nhất, cần phải tôn trọng quyền tự do mua và bán, kinh doanh và các dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân. Nói cách khác cần đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mọi chủ thể theo hướng mà các chủ thể được phép làm những gì pháp luật không cấm. 

– Thứ hai, mọi hoạt động diễn ra trên thị trường cần phải dựa trên sự công bằng, minh bạch và công khai. Đối với mọi hoạt động chứng khoán trên thị trường giao dịch, thì yếu tố thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo sự công bằng thì các nhà đầu tư có quyền tiếp cận mọi thông tin thị trường ở một mức độ là như nhau. Nguồn thông tin này phải là nguồn thông tin được công khai. Đối với những hành vi sử dụng thông tin nội bộ để thực hiện mua bán chứng khoán đều sẽ bị cơ quan chức năng xử lí.

- Thứ ba, bảo vệ mọi quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý có thẩm quyền và có trách nhiệm ban hành những quy định pháp luật liên quan và sẽ trực tiếp thực hiện những hành vi để bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong mọi trường hợp cần thiết. Có làm được như vậy thì mới duy trì và nâng cao được niềm tin của nhiều nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán.

- Thứ tư, tự chịu trách nhiệm về mọi rủi ro. Nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc thứ nhất. Khi Nhà nước đã thừa nhận và tôn trọng quyền tự do tất cả các hoạt động mua bán và kinh doanh chứng khoán của các chủ thể thì đồng nghĩa với việc các chủ thể này sẽ phải tự ý thức được và tự gánh chịu mọi rủi ro từ các hoạt động của thị trường. 

- Thứ năm, cần phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp cần thiết đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường giao dịch. Bên cạnh đó, mỗi một Sở giao dịch chứng khoán được phép ban hành những quy chế để áp dụng trong phạm vi của họ và mọi hoạt động diễn ra tại sở giao dịch chứng khoán đều cần phải tuân thủ các quy định mang tính chất cục bộ này.

Những quy định về hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán

Tại điều số 43 Luật chứng khoán năm 2019 đã quy định:

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của Luật chứng khoán và Luật doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Do vậy, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chính là một doanh nghiệp. Và doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, của Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán. 

– Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định thành lập hoặc giải thể mô hình hoạt động, các hình thức sở hữu, những chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và với việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con chịu mọi sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Chức năng của sở giao dịch chứng khoán là gì? 

1. Phân phối lại nguồn vốn giữa các nhà đầu tư chứng khoán 

Các nhà đầu tư luôn cố gắng đầu tư vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng rút khỏi những lĩnh vực có lợi nhuận thấp hoặc không có lợi. Sở giao dịch chứng khoán chính là nơi tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện mục đích này. Việc cung cấp các thông tin về sự thay đổi lên xuống của giá chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư có thể dự đoán được những danh mục đầu tư mang lại lợi ích cho họ.

2. Xác định giá thị trường chứng khoán trên thị trường 

Các giao dịch chứng khoản thường xuyên diễn ra trên thị trường chứng khoán và nó tuân theo tính liên tục của quan hệ cung cầu. Trên cơ sở quan hệ cung cầu liên tục, giá chứng khoán được xác định một cách chính xác nhất và ý nghĩa của việc xác định giá này là:

  • Xác định chỉ số chứng khoán (kim chi nam của nền kinh tế), giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình phát triển kinh tế và đưa ra những chính sách phù hợp.
  • Tác động đến quyết định phát phát hành chứng khoán bổ sung của tổ chức phát hành và giúp các những nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư kịp thời, đúng đắn.

3. Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán trên thị trường giao dịch

Các chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán có thể được mua hoặc bán lại một cách dễ dàng nên các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn nhanh chóng để phục vụ cho nhu cầu bản thân hoặc chuyển hướng đầu tư sang danh mục khác. Những chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết và giao sẽ có tính thanh khoản kém hơn.

Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán trên thị trường giao dịch

Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán trên thị trường giao dịch

4. Đem lại nguồn hình thành vốn cho các công ty được niêm yết

Doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán nào thì có thể phát hành và bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đó. Để tham gia vào các giao dịch chứng khoán, các công ty niêm yết cần phải tuân thủ những quy tắc, yêu cầu của thị trường như phải cung cấp các thông tin về hiệu quả kinh doanh, giá cổ phiếu, cổ tức của công ty,….

Các thành viên tham gia thị trường giao dịch được yêu cầu hoạt động trong giới hạn giao dịch cụ thể theo quy định của cơ quan quản lý. Và sở giao dịch chứng khoán sẽ đảm bảo chuyển giao tiền đúng lúc để vệ lợi ích của cả người mua và người bán.

Xem thêm: Niêm yết chứng khoán là gì

Vai trò của sở giao dịch chứng khoán

  • Huy động vốn cho doanh nghiệp và các dự án công của Chính phủ
  • Kiến tạo môi trường đầu tư an toàn, minh bạch và có tính thanh khoản tốt cho các nhà đầu tư.
  • Đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia
  • Ban hành các quy chế về giao dịch, niêm yết và công bố thông tin. Khi có bất ổn xảy ra, sở có quyền tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư nếu nguyên nhân do sở, trung tâm giao dịch chứng khoán gây ra.
  • Là môi trường đầu tư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Xem thêm: Giao dịch ký quỹ chứng khoán là gì? 

Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán

Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán

Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán

Tham khảo: Phiên giao dịch chứng khoán là gì?

- Đại hội cổ đông: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất và có toàn bộ quyền trong việc đưa ra những quyết định liên quan tới mọi hoạt động của Sở.

- Hội đồng quản trị: Những thành viên hội đồng quản trị bao gồm các đại diện của những công ty chứng khoán thành viên và một số những đại diện công ty không phải là thành viên như các tổ chức niêm yết, các nhà chuyên môn, các nhà kinh doanh, những chuyên gia luật và đại diện từ Chính phủ.

- Ban giám đốc điều hành: Ban giám đốc điều hành gồm có tổng giám đốc và những phó tổng giám đốc điều hành, phụ trách mọi lĩnh vực hoạt động của Sở.

Các vấn đề liên quan đến thành viên sở giao dịch chứng khoán

1. Khái niệm

Thành viên sở giao dịch chứng khoán là các tổ chức, cá nhân được chấp nhận là thành viên trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán.

Tại các nước phát triển như Mỹ, EU, thành viên sở giao dịch chứng khoán bao gồm cả tổ chức và cá nhân (các công ty môi giới chứng khoán, nhà môi giới độc lập, các nhà tạo thị trường…), còn ở một số quốc gia khác thì chỉ chấp nhận thành viên là tổ chức.

2. Điều kiện để trở thành thành viên sở giao dịch chứng khoán

Với các cá nhân:

  • Có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán, đồng thời được sở giao dịch chứng khoán chấp thuận và cấp phép hoạt động.
  • Có tư cách đạo đức, sức khoẻ, kiến thức kinh tế, pháp luật và phải trải qua một khoá đào tạo về chứng khoán, thị trường chứng khoán.
  • Có đủ năng lực tài chính: Ký quỹ hoặc được một ngân hàng hay công ty tài chính đứng ra bảo lãnh hoặc có tài sản thế chấp tại một tổ chức tín dụng được chỉ định.

Với tổ chức:

  • Có hồ sơ xin gia nhập vào sở giao dịch chứng khoán và được cấp phép hoạt động.
  • Có cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự cần thiết để hoạt động.
  • Có vốn điều lệ đạt mức nhất định theo quy định hiện hành.
  • Chấp hành đầy đủ các qui định và điều lệ của sở đưa ra.

3. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Sở giao dịch chứng khoán

  • Nếu sở giao dịch chứng khoán được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần thì các thành viên có quyền và trách nhiệm tham gia bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của sở giao dịch chứng khoán.
  • Thực hiện trực tiếp các giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng tại sàn giao dịch của sở.
  • Sử dụng các dịch vụ do sở cung cấp như các trang thiết bị, thông tin…
  • Bầu đại biểu đại diện tham gia HĐQT của sở giao dịch chứng khoán.
  • Đóng lệ phí thành viên và tuân thủ các quy định của sở.

Thực hiện trực tiếp các giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng tại sàn giao dịch của sở

Thực hiện trực tiếp các giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng tại sàn giao dịch của sở

Trên đây là một số thông tin quan trọng về sở giao dịch chứng khoán mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng nó đã giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc về sở giao dịch chứng khoán là gì, chức năng, vai trò và cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán. Nếu còn vấn đề cần băn khoăn về sở giao dịch chứng khoán, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số HOTLINE 0983 668 883 để các chuyên gia tài chính của FTV có thể hỗ trợ một cách cụ thể và chi tiết nhất. 

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận