VNINDEX1248.55 (-1.91 -0.15%)421,601,096 CP 10,154.04 Tỷ 109 83 255HNXINDEX224.79 (0.15 0.07%)34,065,602 CP 604.26 Tỷ 45 71 95VN301305.07 (-6.19 -0.47%)119,005,181 CP 4,298.78 Tỷ 5 3 21HNX30480.7 (0.91 0.19%)16,643,900 CP 389.58 Tỷ 5 8 17

ROE là gì? Cách tính, ý nghĩa của chỉ số ROE trong tài chính

Trong giới tài chính, chỉ số ROE đã là cái tên vô cùng quen thuộc. Chỉ số này giúp các nhà đầu tư có thể đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng biết cách sử dụng chỉ số này sao cho hợp lý. Việc này có thể dẫn tới những sai lầm trong quá trình đầu tư. Vậy chỉ số ROE là gì? Làm thế nào để có thể đo lường với chỉ số này? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? ROE đem đến những hiệu quả cùng với hạn chế nào cho quá trình đo lường, đầu tư? Bài viết dưới đây của FTV sẽ chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích.

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là gì?

ROE được viết tắt từ Return of Equity hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Đây được coi là thước đo hiệu quả tài chính của công ty thông qua việc lấy thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu của cổ đông. 

ROE được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm, còn có thể tính được bằng cách lấy tỷ lệ tăng trưởng chia cho tỷ lệ duy trì thu nhập công ty. Dựa vào ROE, các nhà đầu tư dễ dàng đo lường được khả năng sinh lời của tổ chức và mức độ hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận.

Chỉ số ROE cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc biến những khoản đầu tư cổ phần thành lợi nhuận. Từ đó, giúp cho cổ đông biết được vốn của họ sẽ được sử dụng và sinh lời như thế nào và có hiệu quả không. ROE sẽ khác nhau tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Công thức để xác định chỉ số ROE

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%

Trong đó:

  • ROE (đơn vị tính: %): Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

  • Lợi nhuận sau thuế: Chi phí ròng, số thu nhập và thuế (lợi nhuận ròng).

  • Vốn chủ sở hữu bình quân: là trung bình cộng của vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ.

Ví dụ: Công ty P có vốn chủ sở hữu tại thời điểm đầu năm là 7 tỷ, cuối năm là 8 tỷ. Lợi nhuận sau thuế năm vừa rồi của công ty là 2 tỷ. Như vậy, vốn chủ sở hữu bình quân là 7,5 tỷ và ROE là 26,67%. Như vậy, mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty P tạo ra được 0,267 đồng lợi nhuận.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Ý nghĩa của chỉ số ROEÝ nghĩa của chỉ số ROE

  • Với ROE, cổ đông sẽ có thể biết được liệu họ nhận được lợi nhuận tốt từ số tiền vốn góp thông qua hình thức sở hữu cổ phiếu của công ty không.

  • Để làm hài lòng các cổ đông và nhà đầu tư, doanh nghiệp cần phải có khả năng tạo ra ROE cao hơn so với lợi tức từ những khoản đầu tư có tính rủi ro thấp hơn.

  • ROE sẽ được so sánh với giá trị lịch sử và chỉ số ROE trung bình ngành – điều này giúp cho người xem hình dung đầy đủ khả năng sinh lời cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư của tổ chức.

  • Chỉ số ROE chính là kết quả của phép chia giữa thu nhập ròng với vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông, nếu thu nhập càng lớn thì ROE càng cao và lợi nhuận trên mỗi cổ phần sẽ nhiều hơn.

  • Bằng việc so sánh chỉ số ROE của công ty với chỉ số ROE trung bình của ngành, nhà đầu tư có thể xác định được lợi thế cạnh tranh. Chỉ số này sẽ cung cấp các thông tin về cách thức ban lãnh đạo của công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để phát triển doanh nghiệp.

  • Chỉ số ROE tăng trưởng bền vững theo thời gian chứng tỏ rằng công ty phát  huy tốt việc tạo ra giá trị cho cổ đông, biết cách tái đầu tư thu nhập và tăng năng suất, lợi nhuận. Ngược lại, nếu chỉ số ROE giảm có nghĩa là ban lãnh đạo đưa ra các quyết định kém hiệu quả, không sinh lời tốt.

Chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán

Có thể nói, ROE là một trong những dấu hiệu mà các nhà đầu tư cần quan tâm trước khi quyết định sở hữu 1 mã cổ phiếu nào. Ai cũng kỳ vọng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sẽ ngày càng phát triển, giá trị cổ phiếu tăng cao thì lợi nhuận thu về cho các nhà đầu tư tăng theo tỷ lệ thuận. Vậy làm sao để biết được doanh nghiệp đó có đang phát triển hay đang suy thoái? Vai trò của chỉ số ROE là gì khi đầu tư chứng khoán?

Bằng cách lấy chỉ số ROE nhân với tỷ lệ duy trì của công ty thì bạn có thể dễ dàng tính được tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai tới của doanh nghiệp. Tỷ lệ duy trì chính là tỷ lệ phần trăm khoản thu nhập ròng công ty đã giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp mà không cần phải vay nợ.

  • Nếu 2 công ty có chỉ số ROE giống nhau mà tỷ lệ duy trì lại khác nhau thì SGR sẽ khác nhau.

  • Một cổ phiếu đang tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với SGR có khả năng mã cổ phiếu này đang bị định giá thấp hay thị trường đang quan tâm đến vấn đề rủi ro hơn lợi nhuận. 

Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường dựa vào chỉ số ROE để chọn ra mã cổ phiếu yêu thích. Các công ty có chỉ số ROE âm hoặc cao bất thường được xem là dấu hiệu cảnh báo và cần được nghiên cứu kỹ. Bên cạnh đó có một số trường hợp hiếm gặp chỉ số ROE âm vẫn tốt: do chương trình đã mua lại cổ phiếu từ dòng tiền của doanh nghiệp làm cho mẫu số giảm đi kéo theo ROE tăng.

Những lưu ý khi chỉ số ROE cao

Những lưu ý khi chỉ số ROE cao

Những lưu ý khi chỉ số ROE cao

Đôi khi, thu nhập ròng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu và chỉ số ROE cực cao cho thấy doanh nghiệp phát triển mạnh. Song, nếu do tài khoản vốn chủ sở hữu thấp hơn thu nhập ròng dẫn đến chỉ số ROE cực cao thì sẽ xuất hiện rủi ro. Một vài nguyên nhân có thể kể đến:

Lợi nhuận không nhất quán:

Rủi ro đầu tiên có thể xuất hiện được bắt nguồn từ lợi nhuận không nhất quán. Một công ty P nếu không nhận được lãi trong vài năm. Công ty P ghi nhận những khoản lỗ hằng năm này trên bảng cân đối kế toán trong phần vốn chủ sở hữu là lỗ giữ lãi. Sau vài năm, nếu công ty quay lại làm ăn trở nên thuận lợi và có lãi. Mẫu số trong tính toán chỉ số ROE có giá trị rất nhỏ và dẫn đến tỷ số ROE sẽ cực cao.

Dư nợ:

Dư nợ là một vấn đề tiềm ẩn thứ hai khiến cho mức ROE cao. Trường hợp công ty P vay nặng lãi thì ROE có thể tăng, bởi vì vốn chủ sở hữu bằng tổng tài sản trừ đi nợ. Đối với dư nợ, nếu số nợ của công ty càng lớn thì vốn chủ sở hữu sẽ càng giảm.

Thu nhập ròng âm:

Vấn đề cuối cùng chính là mức ROE cao giả tạo. Điều này có thể xảy ra do thu nhập ròng âm và vốn chủ sở hữu cũng âm. Do đó, không nên tính tỷ suất ROE đối với các công ty có lỗ ròng và âm vốn chủ sở hữu.

Hãy lưu ý mức ROE cực cao hay cực âm là dấu hiệu doanh nghiệp này cần phân tích đa chiều và thận trọng.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Để có thể trả lời cho câu hỏi này, cần đánh giá xem doanh nghiệp mà bạn đang phân tích thuộc lĩnh vực nào. Trên thị trường có rất nhiều ngành nghề kinh doanh và mỗi lĩnh vực sẽ có mức ROE trung bình tương ứng.

Bạn không thể sử dụng chỉ số ROE của công ty trong lĩnh vực lợi ích cộng đồng, so sánh với mức trung bình của những doanh nghiệp thuộc ngành xuất nhập khẩu.

  • Nguyên tắc chung: Nên tập trung vào tổ chức có  chỉ số ROE bằng hoặc cao hơn mức trung bình với lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.

  • Một số nhà đầu tư còn coi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt gần bằng mức trung bình dài hạn của S&P 500. Trong đó, 14% là tỷ lệ có thể chấp nhận được và nếu thấp hơn 10% là tỷ lệ kém. 

Ví dụ: Công ty P duy trì mức ROE ổn định 20% trong 5 năm qua so với mức trung bình của các công ty cùng ngành là 17% ⇒ Nhà đầu tư có thể kết luận rằng công ty P đã sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.

Lợi thế của việc tính ROE

Việc xác định chỉ số ROE sẽ đem đến một vài lợi thế:

  • Thứ nhất, chỉ số ROE phác thảo được tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận thu được từ vốn chủ sở hữu của các cổ đông 1 cách rõ ràng.

  • Thứ hai, chỉ số này so sánh tình trạng của doanh nghiệp. Từ đó, chỉ số này cho thấy hiệu suất của những khoản đầu tư cổ phiếu. Điều này mang tính quyết định tới chiến lược đầu tư trong tương lai.

Những hạn chế của chỉ số ROE 

Có thể thấy, chỉ số ROE quá cao đôi khi không phải là một dấu hiệu tốt. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu về chỉ số ROE là gì, bạn cần lưu ý đến các hạn chế của chỉ số này. ROE cũng có thể bị sai lệch và thay đổi do nhiều yếu tố như:mua lại cổ phiếu, lỗ trong dài hạn, nợ vay lớn, …

Một điểm hạn chế khác chính là chỉ số ROE có thể loại trừ những tài sản vô hình khỏi vốn chủ sở hữu của cổ đông. Tức là các khoản mục phi tiền tệ như nhãn hiệu, bằng sáng chế, bản quyền. Như vậy chỉ số ROE sẽ có sự sai lệch, khó có thể so sánh với các công ty mà họ tính luôn tài sản vô hình.

Mỗi một nhà đầu tư lại tính ra một chỉ số ROE khác nhau, do đó họ sử dụng các thành phần khác nhau trong công thức như: sử dụng vốn chủ sở hữu trung bình 2 kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ,…. Điều này dẫn đến sự không nhất quán và đưa ra quyết định đầu tư không giống nhau của mỗi nhà giao dịch.

Những kiến thức về chỉ số ROE là gì? Chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán, Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? mà FTV chia sẻ chắc chắn sẽ rất cần thiết không chỉ cho các nhà đầu tư mà còn với cả các doanh nghiệp. Từ những thông tin này, hy vọng rằng các bạn sẽ có được một quá trình đầu tư thuận lợi.

FTV– một đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

FTV

Hiện nay trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn đang được đánh giá là kênh đầu tư có nhiều hấp dẫn cùng với các yếu tố khác nhau. Nếu như các nhà đầu tư đang muốn thử sức với đầu tư chứng khoán mà chưa có kinh nghiệm thì có thể liên hệ ngay đến FTV. Tại đây, bạn sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro và cách đầu tư đem về lợi nhuận cao.

Đến với FTV, các bạn sẽ được chuyên gia cập nhật những thông tin mới nhất về biến động thị trường thông qua bảng số liệu và bảng phân tích thị trường. Đồng thời, các bạn sẽ được cung cấp miễn phí hoàn toàn các loại tài liệu tham khảo.

Nếu có câu hỏi thắc mắc về ROE là gì? hay muốn biết thêm các thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến Công Ty Cổ phần Đầu tư & Công nghệ FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia trợ giúp tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm:
GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận