VNINDEX1190.22 (15.25 1.3%)708,578,793 CP 15,965.52 Tỷ 273 217 74HNXINDEX225.31 (3.98 1.8%)78,659,898 CP 1,511.07 Tỷ 141 137 47VN301206.64 (12.79 1.07%)244,143,276 CP 6,920.30 Tỷ 23 4 3HNX30481.21 (12.42 2.66%)56,505,700 CP 1,220.36 Tỷ 28 2

Private equity là gì? Những điều cần biết về quỹ Private Equity

Nhắc đến Private Equity thì sẽ có rất nhiều điều cần tìm hiểu. Đây là một trong các loại quỹ đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng giúp cho các doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Vậy Private Equity là gì và quỹ đầu tư này có đặc điểm như thế nào? cũng như quy trình vận hành ra sao? Câu trả lời chi tiết sẽ được FTV tổng hợp trong bài viết này.

Private Equity là gì?

Private Equity là gì?Private Equity là gì?

Private Equity (PE Fund hoặc PE) là quỹ đầu tư tư nhân. Đối tượng mục tiêu mà những quỹ PE hướng đến tại thị trường Việt Nam là những doanh nghiệp sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hoặc những doanh nghiệp đang gặp phải các khó khăn về tài chính cần đến sự hỗ trợ về quản trị.

Thời gian đầu tư sẽ thường trong vòng khoảng từ 3 đến 7 năm. Sau thời gian này thì quỹ Private Equity sẽ bắt đầu thoái vốn và mang về lợi nhuận. Số đông những quỹ PE tại Việt Nam đều sẽ đầu tư nắm giữ mức cổ phần thiểu số và với mức đầu tư phổ biến dao động từ 5 – 50 triệu USD.

Thành phần của Private Equity

Một quỹ đầu tư tư nhân thì sẽ bao gồm:

  • Những thành viên góp vốn nhằm mục tiêu thu lời và chỉ có trách nhiệm hữu hạn ở trong phạm vi vốn góp vào hợp danh mà không có quyền hạn tham gia trong quá trình quản lý hoặc điều hành (Limited partner – LP).
  • Những thành viên có trách nhiệm vô hạn đối với quyền quản lý cũng như hoạt động điều hành quỹ (General Partner – GP).

Private Equity sẽ chủ yếu đến từ các nhà đầu tư, tổ chức có khả năng dành ra một khoản tiền đáng kể ở trong thời gian dài. Nguồn vốn có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau như hoạt động tài trợ cho công nghệ mới, mua lại hay tăng vốn lưu động cũng như việc góp phần củng cố bảng cân đối kế toán.

Trong phần lớn những trường hợp thì các khoản đầu tư xuất phát từ quỹ, thường sẽ yêu cầu về thời gian nắm giữ đủ dài nhằm mục đích đảm bảo được nguồn vốn cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn hoặc tạo được tính thanh khoản như việc bán cổ phần cho công ty đại chúng hay chào bán công khai ban đầu.

Đặc điểm của quỹ Private Equity

Đội ngũ nhân sự có chất lượng cao

Đối với những người làm nghề tài chính thì PE chính là một công việc đáng mơ ước đối với họ. Nó không chỉ hấp dẫn bởi những khoản lương thưởng mà sự thú vị trong công việc chính là điều thu hút họ. PE đòi hỏi người trong nghề phải có kiến thức cũng như những kinh nghiệm sâu rộng đa lĩnh vực như tài chính, chiến lược, Marketing, nhân sự, vận hành,….

Tỷ suất sinh lời mà những khoản đầu tư từ những quỹ Private Equity trên thực tế đều sẽ cao hơn rất nhiều đối với các hình thức đầu tư thông thường khác. Với tính chất công việc cùng với khả năng sinh lời cao thì nhân lực cần phải tương xứng với nó.

Quỹ Private Equity luôn gắn liền với “bí mật thông tin”

Tất cả những quỹ Private Equity đều sẽ đi liền với sự bảo mật, kiệm lời bao gồm cả bên mua và bên bán. Như vậy thì với đầu tư PE sự bí mật là một điều “mặc định” và trong đó bao gồm cả lĩnh vực thông tin.

Đối tượng mà quỹ hướng đến là các doanh nghiệp tư nhân, công ty chưa niêm yết, có thể góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua trái phiếu chuyển đổi của chúng.

Lợi nhuận cao và rủi ro cao – “High risk, high return”

Với tỷ suất sinh lời cao ngất ngưỡng của quỹ Private Equity thì rủi ro là một điều không thể tránh khỏi. Tại một số quốc gia đã đề ra các quy định rõ ràng rằng những nhà đầu tư nào có đủ khả năng chấp nhận rủi ro thì mới được rót vốn vào các quỹ Private Equity.

Từ đó thì một lợi thế lớn dành cho những quỹ Private Equity cũng xuất hiện. Chính vì họ có thể thất bại từ vài cho đến hàng chục các thương vụ đầu tư nhưng chỉ cần có một doanh nghiệp được đầu tư có sự tăng trưởng và phát triển vượt trội, sinh lời lớn thì nghiễm nhiên là đã thành công.

Quy trình đầu tư của Private Equity

Quy trình đầu tư của Private EquityQuy trình đầu tư của Private Equity

Một chu trình đầu tư thông thường của quỹ đầu tư tư nhân thì sẽ bắt đầu từ: Tìm kiếm thương vụ (deal sourcing), cấu trúc lại thương vụ (deal structuring),… và khâu cuối cùng chính là Thoái Vốn, hiện thực hóa phần lợi nhuận.

Tìm kiếm các doanh nghiệp tiềm năng và cấu trúc thương vụ

Thị trường Việt Nam hiện nay sẽ có không ít doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Tuy nhiên ở trong con số hàng trăm nghìn doanh nghiệp thì số lượng các doanh nghiệp thật sự “chất lượng” lại không nhiều.

Khi đã tìm ra được doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và đáng để đầu tư thì những tổ chức đầu tư PE thường gặp phải một vài vấn đề như:

  • Vấn đề về quyền sở hữu và quản lý điều hành của doanh nghiệp: bởi không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ quyền làm chủ, đặc biệt với tư duy “ông chủ là số 1” làm nhiều người ghét bị người bên ngoài theo dõi sát sao. PE sẽ thường đánh giá rất cao về khả năng điều hành và tính trung thực của một người lãnh đạo chính. Bởi vậy khi chủ doanh nghiệp sẽ làm cho các nhà đầu tư không tin tưởng thì thương vụ sẽ khó mà thành công.
  • Vấn đề về kỹ thuật và báo cáo tài chính là một trở ngại khá lớn làm cho hai bên khó có thể tiến đến được hợp tác. Những công ty nhỏ thường sẽ có báo cáo tài chính không được rõ ràng hoặc theo những nguyên tắc kế toán, kiểm toán làm cho nhà đầu tư hơi e dè, thậm chí họ phải đánh giá lại toàn bộ những số liệu thực tế về tài chính.

Chiến lược thoái vốn

Việc tìm kiếm được cơ hội đầu tư và xác định mức giá đầu tư có thể sẽ gặp muôn vàn khó khăn nhưng đó chỉ là một phần ở trong chu trình đầu tư Private Equity.

Trong mỗi một thương vụ đầu tư thì chiến lược thoái vốn hay Exit strategy sẽ luôn là một nội dung quan trọng. Điều này lại càng đặc biệt tại những thị trường mới nổi như Việt Nam, thị trường mà có tính thanh khoản của các khoản đầu tư chưa đảm bảo được sự ổn định.

Qua đó có thể thấy rằng Private Equity có lẽ là hướng đi mang đến tiềm năng sinh lợi cao hoặc thậm chí là rất cao. Tuy nhiên sẽ đi cùng với đó là các rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Nó đòi ở những tổ chức quỹ đầu tư cần phải có sự nghiên cứu môi trường đầu tư và lĩnh vực kinh doanh cũng như nội tại của một doanh nghiệp thật kỹ càng.

Lợi ích và hạn chế của Private Equity

Lợi ích 

  • Quỹ đầu tư tư nhân sẽ mang lại một số lợi ích nhất định cho những doanh nghiệp và những công ty khởi nghiệp. Bởi họ không chỉ nhận được sự hỗ trợ về tài chính thông thường mà còn nhận được tư vấn về chiến lược, quản trị kinh doanh, hệ sinh thái của nhà đầu tư…
  • Một số hình thức của Private Equity, như loại quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital) đã tài trợ cho những ý tưởng cùng những doanh nghiệp ở trong giai đoạn đầu.
  • Trong trường hợp các doanh nghiệp bị hủy niêm yết thì những quỹ đầu tư tư nhân tài trợ vốn có thể giúp cho doanh nghiệp này thử nghiệm và thực hiện được nhiều chiếc lược tăng trưởng mà không cần phải chịu sự theo dõi từ thị trường công khai.

Hạn chế

  • Không giống như thị trường công khai, bởi cổ phần quỹ sẽ tương đối khó khăn khi bán ra bởi nó không có sẵn người mua thích hợp ngay ở thời điểm mà nhà đầu tư muốn bán.
  • Định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp bằng vốn tư nhân sẽ được xác định qua những cuộc đàm phán giữa người bán và người mua mà không dựa trên cung cầu của thị trường như những doanh nghiệp được niêm yết công khai.
  • Quyền lợi của những cổ đông sẽ được quyết định trong từng trường hợp thông qua các cuộc đàm phán riêng biệt thay vì phải họp nội bộ hội đồng quản trị như những doanh nghiệp niêm yết công khai.

Kinh nghiệm khi gọi vốn từ những quỹ Private Equity

Kinh nghiệm khi gọi vốn từ những quỹ Private EquityKinh nghiệm khi gọi vốn từ những quỹ Private Equity

Mỗi một quỹ Private Equity thường sẽ có “khẩu vị” đầu tư khác nhau nhưng khi đánh giá doanh nghiệp trước khi cổ đông đổ tiền vào thì đều theo những quy định để bảo vệ quyền lợi của mình. Chính vì thế khi bạn đang có ý định kêu gọi đầu tư từ những quỹ này thì không nên bỏ lỡ kinh nghiệm sau đây:

Cơ cấu của doanh nghiệp

Đặc thù của doanh nghiệp Việt chính là sở hữu cấu trúc hết sức phức tạp, chồng chéo nhiều mảng kinh doanh khác nhau. Chưa kể việc một nhân sự đảm đương nhiều vị trí và đóng góp vai trò mỗi việc một ít cũng khó cho các nhà đầu tư đánh giá được chất lượng của nhân sự hiện có. Chính vì thế mà việc sắp xếp, tái cấu trúc những bộ phận trở nên rõ ràng, phân rõ vị trí và vai trò giúp là điều cần thiết trước khi tiến hành gọi vốn đầu tư.

Năng lực lãnh đạo

Năng lực quản trị kinh doanh, tâm huyết, chính trực và trung thực về tài chính là những yếu tố hàng đầu để các nhà đầu nhìn nhận về khả năng dẫn dắt của một bộ máy đứng đầu và tầm nhìn vận hàng ở trong tương lai.

Giá cả và rủi ro khi tiến hành đầu tư

PE luôn sẽ có thói quen đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng lớn, đồng nghĩa với việc họ chấp nhận rủi ro cao nên để bù đắp cho việc đó thì những nhà đầu tư thường yêu cầu mức lợi nhuận cao.

Cơ sở để định giá doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp có dòng tiền dương hay tương đối ổn định thì cơ sở để định giá sẽ dựa trên số lần của EBITDA của những công ty có mô hình kinh doanh tương đồng.

Đối với những công ty khởi nghiệp, đặc biệt là những công ty công nghệ trong các năm đầu sẽ rất khó để có được lợi nhuận nên cách định giá sẽ dựa trên số lần doanh thu hay những đại lượng định giá gắn liền đối với hoạt động như: giá trên số lần/số lượng đơn hàng hay số lần/số lượng người dùng…

Cấu trúc thương vụ

Để đảm bảo được giá trị đầu tư trong dài hạn thì nhiều quỹ PE sử dụng các hình thức đầu tư khác nhau như đầu tư cổ phiếu, kèm quyền bán với mức tỷ suất lợi nhất định, đầu tư trái phiếu kèm theo quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hay cũng có thể cả 2.

Bạn cũng cần phải lưu ý đối với hình thức đầu tư này, PE sẽ đưa vào hợp đồng mua bán kèm các điều kiện hết sức chặt chẽ, bao gồm tất cả những điều kiện về tài sản thế chấp, tỷ lệ chuyển đổi hay giá chuyển đổi, chống pha loãng…nên bạn cần phải tìm người tham vấn trước khi nhận tiền đầu tư từ quỹ PE.

Một số vấn đề liên quan đến Private Equity

Một số vấn đề liên quan đến Private equityMột số vấn đề liên quan đến Private Equity

Private Equity sẽ kiếm tiền như thế nào?

Những quỹ đầu tư tư nhân này có nguồn doanh thu chính đến từ chi phí quản lý và phí hiệu quả hoạt động. Một vài doanh nghiệp sẽ tính chi phí quản lý là 2% hàng năm đối với tài sản được quản lý và 20% lợi nhuận thu được đến từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự ra đời của một dạng quỹ nhỏ Private Equity

Hiện nay, một dạng quỹ nhỏ của Quỹ đầu tư tư nhân đang có tên là Quỹ tìm kiếm (Search Fund) dần trở nên phổ biến ở trong thời gian gần đây. Thay vì phải góp vốn để đầu tư vào một doanh nghiệp thì những nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư vào một cá nhân có khả năng trở thành một doanh nhân tiên phong ở trong công cuộc tìm kiếm những doanh nghiệp tiềm năng để có thể mua lại cũng như vận hành. Nếu những CEO đã tìm ra được mục tiêu phù hợp thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu bỏ ra số vốn cần thiết để mua lại được doanh nghiệp.

Kết luận 

Private Equity sẽ có nhiều mối liên quan đến Leveraged Buyout (LBO). Theo đó, để có thêm tài sản được thế chấp thì doanh nghiệp sẽ mua lại những quỹ sử dụng tài sản. Từ đó, có thể vay thêm nguồn vốn để củng cố về việc mua và sở hữu của chính mình. Hy vọng những chia sẻ của FTV đã giúp bạn hiểu hơn về Private equity cũng như kinh nghiệm để gọi vốn từ quỹ đầu tư này. 

FTV - đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

FTV là một trong thành viên Top đầu của Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) về hoạt động tư vấn đầu tư hàng hoá. Tại FTV chúng tôi luôn có đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Giao dịch hàng hoá.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về Private equity là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận