VNINDEX1239.28 (-12.43 -0.99%)608,012,444 CP 13,485.25 Tỷ 92 58 319HNXINDEX231.04 (-1.38 -0.59%)48,997,775 CP 870.83 Tỷ 44 42 75VN301281.38 (-12.92 -1%)247,445,248 CP 6,756.88 Tỷ 3 1 26HNX30499.52 (-4.61 -0.91%)21,626,600 CP 554.12 Tỷ 5 2 22

Chi phí chìm là gì? Cách phòng tránh bẫy chi phí chìm

Chi phí chìm chính là chi phí quen thuộc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là phần chi phí đã xảy ra và dù bạn có lựa chọn hay thực hiện quyết định hướng đi như thế nào thì ở hiện tại hay tương lai đều sẽ không thay đổi được. Vậy chi phí chìm có đặc điểm như thế nào và như làm sao để có thể giảm bớt phần chi phí chìm hiệu quả nhất. Mời bạn đọc cùng FTV tham khảo qua bài viết dưới đây.

Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm là gì?Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm (Sunk cost) là loại chi phí khó có thể tránh khỏi ở trong quá trình hoạt động kinh doanh và trong dự án đầu tư. Có thể hiểu đơn giản thì chi phí chìm chính là những khoản đầu tư tiền bạc và thời gian không thể nào thu hồi lại bởi quyết định sai lầm của doanh nghiệp hay chủ đầu tư ở trong quá khứ. 

Loại chi phí này sẽ không được đưa vào phần tính toán của dự án, mặc dù chi phí chìm đã thể hiện quá khứ. Nhưng đôi khi nhiều doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư vẫn bị những chi phí chìm gây tác động đến quyết định tương lai trong quá trình hoạt động và lập kế hoạch cho những dự án đầu tư mới.

Đặc điểm của chi phí chìm

Nếu như bạn là chủ doanh nghiệp hay chủ đầu tư thì cần phải hiểu rõ về các đặc điểm của chi phí chìm để có thể đưa ra được những quyết định tránh mắc sai lầm. Về cơ bản thì những đặc điểm của chi phí chìm sẽ được thể hiện như sau:

Trong kinh doanh, chi phí chìm thường sẽ không được xem là phần thông tin thích hợp để xem trước khi đưa ra quyết định, bởi phần chi phí này là:

  • Chi phí đã chi ra và hạch toán thành chi phí phát sinh.
  • Chi phí không thể tránh khỏi và mọi khoản rủi ro đều có thể biến thành phần chi phí chìm.
  • Chi phí chìm luôn tồn tại ở dưới mọi phương án, bất kể việc quyết định lựa chọn phương án nào thì phần chi phí chìm vẫn luôn luôn tồn tại.

Chi phí chìm là phần chi phí không thể kiểm soát được, đối với loại chi phí này thì các nhà đầu tư, nhà quản trị sẽ không thể đưa ra những dự đoán chính xác về mức độ phát sinh của nó ở trong kỳ hay không đủ thẩm quyền để đưa ra các phương án, chiến lược, xử lý và quyết định về loại chi phí này. 

Thách thức của chi phí chìm

Một điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù tất cả những chi phí chìm đều là phần chi phí cố định, nhưng không phải tất cả những chi phí cố định đều là phần chi phí chìm.

Theo một số định nghĩa cho rằng thì chi phí trượt giá là những phần chi phí không thể thu hồi được bằng bất kỳ một phương tiện nào. Một số chi phí phát sinh trước đó sẽ có thể được bán với mức giá mua của chúng và do đó không được xem là chi phí chìm.

Hãy tưởng tượng doanh nghiệp của bạn đang phải cân nhắc việc ngừng hoạt động, giám đốc doanh nghiệp phải so sánh doanh thu mà họ sẽ phải mất đi chi phí nếu như họ loại bỏ và ngừng hoạt động. Trong trường hợp này thì những chi phí cố định như: Thuê mặt bằng, thuê nhân viên, máy móc cũng phải được xem là phần chi phí loại trừ bởi hợp đồng thuê có ngày kết thúc và máy móc cũng có thể được bán đi. Những chi phí này bỗng nhiên sẽ trở thành phù hợp và không còn được xem là chi phí chìm nữa. Bất kỳ một chi phí biến đổi nào cũng có thể sẽ được giảm theo một quyết định khác nếu như nó quan trọng.

Bẫy chi phí chìm là gì?

Bẫy chi phí chìm là gì?Bẫy chi phí chìm là gì?

Mặc dù chi phí chìm không phải là một yếu tố yêu cầu bắt buộc cần phải xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư vẫn cần phải xem xét đến. Vì vậy họ chần chừ, e ngại khi tham khảo, lập kế hoạch và đưa ra quyết định cho các dự án mới. 

Có thể hiểu rằng những nhà đầu tư đang theo đuổi các phương án đầu tư dù biết rằng phương án đó sẽ đến cùng một cách phi lý, bất chấp kết quả không được như mong đợi, mục tiêu đề ra thì được xem là bẫy chi phí chìm.

Nguyên nhân hình thành bẫy chi phí chìm?

Gánh nặng về hậu quả của phần chi phí chìm xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân. Cụ thể:

  • Nhà đầu tư, doanh nghiệp đưa ra các quyết định theo cảm tính, dựa vào hành vi đã lập ở trong quá khứ mà bỏ ra các phản hồi tiêu cực. Hiện tượng này được xem là ngụy biện chi phí chìm.
  • Khi đầu tư thì mọi nhà đầu tư, doanh nghiệp đều sẽ kỳ vọng về lợi ích mà dự án đó mang lại. Tuy vậy nhưng đôi khi kết quả sẽ không được như mong đợi, để hợp lý hóa hành động thì họ vẫn quyết định theo các nhận định ban đầu là đúng, nên sẽ tiếp tục theo kế hoạch dự án, dẫn đến xuất hiện phần chi phí chìm.
  • Nhà đầu tư luôn có một tâm lý không bao giờ bỏ cuộc, làm cho dự án đầu tư được tiếp tục với sự tin tưởng, sự kiên trì của bản thân và niềm tin chắc chắn rằng sẽ gặt hái được quả ngọt. Dù rằng kết quả sẽ không được như mong đợi.

Biện pháp phòng tránh bẫy chi phí chìm

Biện pháp phòng tránh bẫy chi phí chìmBiện pháp phòng tránh bẫy chi phí chìm

Để tránh dính bẫy chi phí chìm thì các chủ đầu tư, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số những nguyên tắc sau:

Xác định được chính xác điểm cắt lỗ của dự án

Với mỗi dự án thì nhà đầu tư cần phải lập một kế hoạch bài bản, rõ ràng và cụ thể. Xác định được phần tỷ suất sinh lợi mục tiêu, cũng như khoản lỗ tối đa có thể gánh được để có thể tránh được việc chìm sâu ở bẫy chi phí chìm mà không thể rút ra được ở sau này.

Việc xác định cụ thể phần số liệu này, sẽ giúp cho các nhà đầu tư an toàn hơn khi thực hiện các dự án. Bằng cách cắt lỗ an toàn và tối thiểu hóa được thiệt hại khi phát sinh những rủi ro thì đây được xem là một yếu tố rất cần thiết ở trong mỗi dự án. 

Tính toán được phần chi phí cơ hội

Bên cạnh việc xem xét, lập kế hoạch cụ thể về các con số, nhà đầu tư cũng cần phải tính toán đến chi phí cơ hội. Để có thể có được phương án đầu tư thành công.

Cần phải hiểu được chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội sẽ được hiểu đơn giản là phần lợi ích mà có khả năng chủ đầu tư, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ khi mà bạn lựa chọn một phương án khác, bỏ đi phương án còn lại. Ở mỗi quyết định đầu tư thì chắc chắn sẽ có những chi phí cơ hội khác nhau. Vì thế việc đánh giá chi phí cơ hội cho những phương án đầu tư sẽ tạo nên cảm giác dễ buông bỏ hơn cho các quyết định của nhà đầu tư, mà họ cũng cho rằng không còn phù hợp đối với thời điểm hiện tại của dự án.

Vậy nên, khi lập kế hoạch và đưa ra được quyết định đầu tư thì không nên chỉ nhìn vào các viễn cảnh tốt đáng mong đợi. Mà còn cần phải nhìn vào các con số thực tế và hoàn cảnh đang diễn ra để có được phương án đổi hướng mới giúp giảm thiểu tối đa được những thiệt hại.

Tạo ra được các phương án thay thế mới cho phương án hiện tại

Thay vì việc phải đau đầu suy nghĩ trả lời câu hỏi có hay không? hoặc giữ lại hay tiếp tục? Thì các nhà đầu tư nên tham khảo, lập kế hoạch với nhiều Kế hoạch A, kế hoạch A1 hay kế hoạch B để phòng trường hợp mà kế hoạch ban đầu bị “phá sản”.

Việc tạo ra những phương án thay thế mới, sẽ giúp cho việc phân bổ xác suất, tránh gây ra sự thiên vị về một bên khi đưa ra quyết định đầu tư ban đầu, kế hoạch phải thể hiện kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp trong suốt quá trình đầu tư của doanh nghiệp, chủ đầu tư. Bạn cũng nên thường xuyên đánh giá về chi phí chìm thông qua các biểu mẫu thể hiện được số liệu thực tế, qua đó đánh giá được chính xác khả năng xảy ra của phần chi phí chìm và tìm hướng giải quyết.

Thừa nhận sai lầm 

Những doanh nghiệp lớn hay các huyền thoại đầu tư trên thế giới còn có thể mắc sai lầm. Vì vậy nếu như chúng ta mắc sai lầm trong đầu tư cũng là một điều hết sức bình thường. Vì thế hãy xem mỗi sai lầm mắc phải, chính là một bài học cho các nhà đầu tư có thêm nhiều kinh nghiệm, sự trưởng thành, bài học cho các chiến lược đầu tư khác ở trong tương lai.

Điều quan trọng là sau mỗi sai lầm thì các nhà đầu tư học được cách chấp nhận, rút ra được thêm kinh nghiệm, bài học để có động lực cho các dự án tiếp theo, không phải để nhà đầu tư có thể gục ngã hay chững lại ở những thất bại bởi những quyết định sai lầm đã xảy ra trong quá khứ. 

Ngoài những điều trên thì các nhà đầu tư, doanh nghiệp còn có thể hạn chế hoặc cắt giảm được chi phí chìm bằng cách:

  • Hoạch định kỹ lưỡng phần chi phí hiện có của bản thân, doanh nghiệp trước khi tiến hành chi.
  • Thường xuyên theo dõi, xem xét và đánh giá tiến trình của dự án khi tiến hành đầu tư. 
  • Đánh giá thực tế bằng những biểu mẫu, không làm theo cảm tính mà cần phải phân tích bằng số liệu và hoàn cảnh thực tế.
  • Luôn tự khích lệ, tạo động lực cho bản thân hoặc nhân viên trong doanh nghiệp.

So sánh về chi phí chìm và chi phí cơ hội

So sánh về chi phí chìm và chi phí cơ hộiSo sánh về chi phí chìm và chi phí cơ hội

  • Phân loại

Chi phí chìm là phần chi phí kế toán, có thể được ghi nhận ở trên sổ sách như chi phí khấu hao của máy móc thiết bị, chi phí thuê thiết bị sản xuất,.. Còn chi phí cơ hội không phải là chi phí kế toán

  • Cách thức ghi nhận

Bất kỳ một khoản mục nào của chi phí chìm phát sinh đều sẽ được phản ánh và theo dõi trên những sổ sách kế toán nên có thể tiến hành kiểm chứng được. Còn chi phí cơ hội bị che dấu, không được thể hiện trong những khoản chi phí kế toán, sổ sách của một doanh nghiệp.

  • Mức độ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định đầu tư

Trong quá trình xem xét những quyết định đầu tư thì chi phí chìm sẽ dễ dàng bị loại bỏ bởi nó là chi phí trong quá khứ và không thể được thu hồi lại. Còn chi phí cơ hội được xem xét mỗi khi mà doanh nghiệp lựa chọn những phương án kinh doanh, đầu tư.

  • Cách thức đo lường

Chi phí chìm đo lường phần chi phí trong lịch sử hoặc chi phí đã trả trong thực tế. Còn chi phí cơ hội đo lường dưới dạng khả năng tốt nhất đã bị bỏ qua.

  • Ứng dụng thực tiễn

Mặc dù chi phí chìm là phần chi phí có thật nhưng sẽ không được tính đến mà cần phải được loại bỏ ra khi tính toán hiệu quả của một doanh nghiệp. Nhưng chi phí cơ hội lại được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi ở trong đời sống kinh tế.

Kết luận 

Nếu như bạn không biết Chi phí chìm là gì, vậy thì kiến thức trên FTV chia sẻ là những điều bạn cần nằm lòng để tránh được những sai lầm khi đầu tư. Bẫy chi phí chìm có thể sẽ xảy ra đối với mọi nhà đầu tư và thậm chí là tất cả lĩnh vực ở trong cuộc sống. Để hạn chế được ảnh hưởng từ chiếc bẫy phổ biến này thì bạn cần phải xác định mục tiêu đầu tư rõ ràng và dựa theo tình hình thực tế để đưa ra được quyết định đúng đắn và kịp thời.

FTV - đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại thị trường Việt Nam

Những nhà đầu tư khi đến FTV sẽ luôn nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia uy tín với nhiều năm kinh nghiệm ở trong ngành. Đồng thời, quý nhà đầu tư còn được FTV cung cấp rất nhiều loại tài liệu tham khảo miễn phí như: cách thức giao dịch biểu đồ, bảng thống kê thị trường và các biến động trên thị trường …. để có thể xây dựng được chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về chi phí chìm hoặc cần hỗ trợ đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh hãy liên hệ ngay đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận