Nhiều nhà đầu tư khi mới bước vào thị trường chứng khoán thường có những mối quan tâm về OTC là gì? Việc mua cổ phiếu OTC như thế nào? Và đặc biệt là thị trường OTC tại Việt Nam có hợp pháp hay không? Sau đây, tất cả những kiến thức về OTC từ cơ bản đến nâng cao sẽ được FTV giải đáp trong bài viết dưới đây.
OTC là gì?
OTC là gì?
Thị trường OTC (viết tắt của từ Over the Country Market trong tiếng Anh) là thị trường mua bán chứng khoán mà không dựa trên các sàn giao dịch tập trung như: HNX hay HOSE. Dựa trên sự thỏa thuận về giá cả, số lượng của bên mua và bên bán là cách mà thị trường OTC hoạt động. Bên mua và bên bán gặp được nhau nhờ vào các thiết bị có kết nối internet và thiết bị đầu cuối gắn kết với nhau thông qua những nền tảng trung gian do các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì như diễn đàn hay website. Thị trường OTC ngày nay hoạt động khá nhộn nhịp mặc dù chưa có không gian để giao dịch hay văn phòng riêng của những sàn giao dịch. Người tham gia vào thị trường chứng khoán OTC do nó có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng nghĩa với đó chính là sự rủi ro cho các nhà đầu tư.
Thị trường OTC là thị trường giao dịch bên ngoài Sở giao dịch chứng khoán, không có một địa điểm tập trung cố định, được quản lý trực tiếp bởi một tổ chức tự quản (gọi là Hiệp hội kinh doanh chứng khoán) hoặc Sở giao dịch chứng khoán, cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán cùng thị trường chứng khoán. Thành viên tham gia vào thị trường là những nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán và giao dịch được tiến hành theo phương thức thương lượng, thoả thuận.
Vậy có thể hiểu thị trường OTC đó là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, nó là một mạng lưới những nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau cùng với các nhà đầu tư, các hoạt động của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (hay sàn giao dịch) của những ngân hàng và công ty chứng khoán.
Đặc điểm đáng chú ý nhất của thị trường OTC để có thể phân biệt với thị trường chứng khoán tập trung là cơ chế xác lập giá dưới hình thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa hai bên người mua và người bán là chủ yếu, còn hình thức xác lập giá là đấu lệnh chỉ được áp dụng rất hạn chế và phần lớn là các lệnh nhỏ.
Đối tượng tham gia thị trường OTC
OTC là địa điểm dành riêng cho những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận độ rủi ro cực cao. Đặc biệt, họ cần phải có kinh nghiệm thực chiến. Với những người mới tập tành bước vào đầu tư thì không nên quá mạo hiểm tham gia vào thị trường OTC. Lý do là bởi vì ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần phải có thêm khả năng phân tích và định giá để xác định giá trị thực tế của mỗi mã cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây chính là nơi có mức độ rủi ro rất lớn.
Đặc điểm nổi bật của thị trường OTC
Đặc điểm nổi bật của thị trường OTC
Chứng khoán giao dịch tại thị trường OTC bao gồm 2 loại:
- Thứ nhất chiếm phần lớn đó là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch song đáp ứng những điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu về tài chính tối thiểu của thị trường OTC, trong đó chủ yếu là những chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, các công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển.
- Thứ hai là những loại chứng khoán đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. Như vậy, chứng khoán niêm yết và giao dịch tại thị trường OTC rất đa dạng và có mức độ rủi ro cao hơn so với những chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.
Đối với hình thức tổ chức thị trường thì thị trường OTC được tổ chức theo hình thức phi tập trung, nó không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bán. Thị trường giao dịch sẽ diễn ra tại những địa điểm giao dịch của các ngân hàng, các công ty chứng khoán và các địa điểm thuận lợi cho người mua và người bán
Thị trường OTC ở mỗi nước sẽ có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế và đặc thù của mỗi nước. Tuy nhiên, hệ thống thị trường OTC trên thế giới ngày nay chủ yếu được xây dựng theo mô hình NASDAQ của Mỹ. Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm nổi bật của thị trường OTC ở các nước như sau:
- Thị trường OTC có sự tham gia và vận hành của những nhà tạo lập thị trường, đó là các công ty giao dịch hay môi giới. Các công ty này có thể thực hiện giao dịch dưới hai hình thức đó là: mua bán chứng khoán cho chính mình và mua bằng nguồn vốn của công ty - đó gọi là hoạt động giao dịch. Thứ hai là thực hiện môi giới đại lý chứng khoán cho khách hàng để được hưởng hoa hồng – đó gọi là hoạt động môi giới. Khác với Sở giao dịch chứng khoán chỉ gồm có một người tạo ra thị trường cho mỗi loại chứng khoán đó là những chuyên gia chứng khoán, thị trường OTC lại có sự tham gia và vận hành của những nhà tạo lập thị trường (tên tiếng Anh là Market Makers) cho một loại chứng khoán bên cạnh những nhà môi giới, tự doanh. Nhiệm vụ giữ vai trò quan trọng nhất và chủ yếu của những nhà tạo lập thị trường là tạo ra tính thanh khoản cho thị trường thông qua việc nắm một lượng chứng khoán để sẵn sàng trao đổi mua bán, giao dịch với khách hàng. Để tạo ra được thị trường cho một loại chứng khoán, các công ty giao dịch, môi giới sẽ xướng mức giá cao nhất để sẵn sàng mua (giá đặt mua) và giá thấp nhất để sẵn sàng bán (giá chào bán), những mức giá này là giá niêm yết của các nhà tạo thị trường và chính họ sẽ được hưởng các chênh lệch giá thông qua việc trao đổi mua bán chứng khoán.
- Hệ thống những nhà tạo lập thị trường được xem là động lực cho thị trường OTC phát triển. Muốn tham gia vào thị trường OTC, các công ty môi giới cần phải đăng ký hoạt động với các cơ quan quản lý (còn gọi là Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch hay Hiệp hội những nhà kinh doanh chứng khoán) và phải tuân thủ các chuẩn mực về tài chính, chuyên môn, kỹ thuật và đạo đức hàng nghề. Là thị trường dùng hệ thống mạng máy tính điện tử trên diện rộng liên kết tất cả những đối tượng tham gia thị trường. Vì thế, thị trường OTC còn được gọi đó là thị trường mạng hoặc thị trường báo giá điện tử. Chức năng của mạng được sử dụng trên diện rộng trong giao dịch mua bán và quản lý tại thị trường OTC.
- Cơ chế lập giá tại thị trường OTC chủ yếu được thực hiện qua phương thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa 2 bên mua và bán, khác biệt với cơ chế đấu giá tập trung tại Sở giao dịch chứng khoán. Hình thức khớp lệnh tại thị trường OTC rất ít sự phổ biến và chỉ được áp dụng đối với những lệnh nhỏ. Giá của chứng khoán được hình thành qua sự thương lượng và thỏa thuận riêng biệt nên sẽ có sự phụ thuộc vào mỗi nhà kinh doanh đối tác trong giao dịch và như vậy cũng sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với một mã chứng khoán tại một thời điểm. Tuy nhiên, với sự tham gia của những nhà tạo thị trường cùng cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như hiện nay dẫn đến sự cạnh tranh về giá mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh chứng khoán và vì vậy, khoảng cách chênh lệch giữa những mức giá sẽ thu hẹp do diễn ra hiện tượng "đấu giá" giữa những nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư lúc này chỉ việc lựa chọn giá tốt nhất trong số những báo giá của các nhà tạo lập thị trường.
>> Tham khảo thêm: Sàn UPCOM là gì? Quy định giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM
Mặt tích cực và hạn chế của sàn giao dịch OTC
Mặt tích cực
Nếu như ở thị trường chứng khoán thì sàn giao dịch chỉ tập trung giao dịch vào thứ 2 đến thứ 6 (nghĩa là hoạt động tập trung vào các ngày trong tuần còn vào ngày cuối tuần thì thị trường nghỉ). Tuy nhiên, sàn giao dịch OTC thì khác, cuối tuần lại chính là thời gian hoạt động sôi nổi nhất. Bên cạnh đó, trong khi những sàn chứng khoán tập trung chỉ cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu của các công ty đã được niêm yết trên sàn chứng khoán thì thị trường OTC làm được cả hai.
Việc mua bán tại sàn OTC được diễn ra nhanh chóng bởi quy trình mua bán đơn giản, tự do thỏa thuận giá giữa người mua và người bán thông qua vài thao tác và ngay lập tức tiền được chuyển vào tài khoản của người bán.
Hạn chế
Mặc dù không cần phải đến sàn giao dịch chứng khoán hay đến trung tâm lưu ký chứng khoán tuy nhiên thị trường OTC vẫn cần phải có bên trung gian để tiến hành giao dịch. Bên trung gian thường là người tạo ra “sân chơi” OTC cho nhà đầu tư, họ sẽ thu phí dựa vào mỗi giao dịch thực hiện thành công. Mức phí bên trung gian sẽ cao hơn so với thị trường chứng khoán trên những sàn chứng khoán tập trung.
Giá của thị trường OTC dựa vào sức mua và bán nội bộ của sàn OTC và không bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường thực tế. Do đó, luôn có sự biến động liên tục do lượng người mua và người bán có lúc đột biến, có lúc không có ai.
Các loại cổ phiếu OTC phổ biến thường gặp
Các loại cổ phiếu OTC phổ biến thường gặp
Đối với cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn OTC thông thường nó sẽ được chia thành 3 loại chính đó là: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu trực tiếp và cổ phiếu ủy thác. Và mỗi loại cổ phiếu đều có những đặc điểm riêng khác nhau.
Về cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi hay còn gọi là cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng. Đây là một dạng cổ phiếu được phát hành do một công ty bán cho cán bộ, công nhân viên ở chính công ty mình. Công nhân sẽ mua được cổ phiếu ưu đãi với giá chỉ bằng 60% so với giá bình quân khi được đem đấu giá. Tuy nhiên loại cổ phiếu này phải sau 3 năm mới có thể giao dịch chuyển nhượng sang tên.
So với những loại cổ phiếu thông thường khác, giá của cổ phiếu ưu đãi cũng sẽ thấp hơn khoảng từ 10 đến 15% so, nếu mong muốn mua cổ phiếu thì phải đợi cho đến khi công ty cho phép thì mới có thể làm thủ tục để sang tên. Tuy có một chút bất tiện nhưng đây là dạng cổ phiếu đem lại cho phía nhà đầu tư lợi nhuận cao, rất thích hợp với việc tích trữ vào danh mục đầu tư trong thời gian dài.
Về cổ phiếu trực tiếp
Đây là cổ phiếu được mua trực tiếp khi đấu giá và nó không phải phụ thuộc vào bất cứ một tổ chức hoặc công ty chứng khoán nào. Cổ phiếu trực tiếp được chuyển nhượng tự do và giao dịch cũng tương đối dễ dàng, tiện lợi. Nếu mua loại cổ phiếu này thì bạn chỉ cần đợi khoảng 3 đến 4 tháng sau khi công ty đấu giá lúc đó sẽ được cấp sổ đỏ, như vậy là bạn có thể thực hiện giao dịch và được sang tên chuyển nhượng.
Tuy nhiên, trường hợp đang trong thời gian chờ lấy sổ đỏ mà giá cổ phiếu muốn mua tăng lên thì bạn có thể thương lượng với người bán. Để thuận lợi nhất bạn có thể cọc phí thêm từ 10%, hoặc 40% hay thậm chí là 50% để đảm bảo người bán sẽ không hủy hợp đồng.
Về cổ phiếu ủy thác
Cổ phiếu ủy thác thuộc một công ty được phát hành, tuy nhiên nó lại qua trung gian một công ty chứng khoán bất kỳ tư vấn cũng như đăng ký phát hành hộ. Công ty chứng khoán sẽ đứng ra đấu giá và làm mọi thủ tục.
Bởi qua trung gian nên nếu bạn mua cổ phiếu ủy thác bạn sẽ phải chịu một khoản phí cho công ty chứng khoán đó là: phí ủy thác đầu tư, phí chuyển nhượng sang tên, phí quản lý cổ phiếu hằng năm, … Và khi giao dịch mua bán loại cổ phiếu này, nhà đầu tư cũng cần phải tới công ty chứng khoán ủy thác để làm thủ tục và chuyển nhượng sang tên.
Lý do nhà đầu tư ưa thích giao dịch trên sàn giao dịch OTC
Lý do nhà đầu tư ưa thích giao dịch trên sàn giao dịch OTC
Sàn giao dịch OTC dù còn tồn tại một số hạn chế tuy nhiên nó vẫn hoạt động liên tục và ngày càng phát triển. Ví dụ có thể kể đến SanOTC.com, đây là một sàn giao dịch OTC rất phổ biến tại thị trường OTC Việt Nam. Tại đây với hơn 250.000 nhà đầu tư giao dịch OTC hoạt động tích cực mỗi tháng tại nền tảng này.
Dưới đây là những lý do làm cho sàn giao dịch OTC phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới:
- Thứ nhất là lợi nhuận cao
Người mua và người bán không phải chịu ảnh hưởng quá nhiều vào thị trường bởi vì giá cả cả là tự do thỏa thuận giữa hai bên nên họ có thể tự đưa ra mức giá kỳ vọng của mình. Đặc biệt là cổ phiếu của những ngân hàng, ví dụ cổ phiếu của ngân hàng VPBank lúc lên sàn chỉ với 15.000 đồng/cổ phiếu, nhưng sau khi đưa lên thị trường OTC thì mức giá được đẩy lên đến 70.000 đồng/cổ phiếu.
Chưa kể, trên thị trường OTC cổ phiếu còn thực hiện những giao dịch các mã chưa lên sàn, nên giá trị phần lớn là nhà đầu tư tự phân tích và dự đoán, còn về nhu cầu của thị trường thì chưa thực sự sát thực tế.
- Thứ hai là có nhiều lựa chọn và cơ hội hơn
Tại Việt Nam không bao gồm nhiều loại tài sản phái sinh ở thị trường OTC nhưng ở thị trường nước ngoài thì những sản phẩm chứng khoán phái sinh hay quyền chọn nhị phân, CFD lại được giao dịch với số lượng vô cùng lớn. Mặc dù ở nước ngoài nhưng nhà đầu tư vẫn cách tạo tài khoản và giao dịch các sản phẩm phái sinh tại thị trường quốc tế. Vì vậy, việc có nhiều loại tài sản sẽ giúp các nhà đầu tư OTC có thể đa dạng các danh mục sản phẩm đầu tư.
- Thứ ba là sự phát triển tiền kỹ thuật số
Tiền ảo đến thời điểm hiện tại không còn ảo nữa, thị trường cryptocurrency hiện tại lớn đến mức mà nó không thể sập được, tiền ảo giờ đây không chỉ đơn thuần là tiền ảo nữa và giá trị vốn hoá thị trường Bitcoin cũng đã đạt được ngưỡng 1.000 tỷ USD (chưa bao gồm các crypto khác).
Từ đây để tăng số lượng những danh mục đầu tư hiệu quả, rất nhiều sản phẩm phụ trợ cho thị trường crypto đã ra đời. Và thị trường OTC cũng không phải trường hợp ngoại lệ trong cuộc đầu tư này.
Thị trường phái sinh Bitcoin bằng 1/3 thị trường Bitcoin truyền thống chỉ riêng trong năm 2020 và trong tương lai dự đoán sẽ phát triển hơn nữa. Nhiều chuyên gia dự đoán thị trường phái sinh của Bitcoin sẽ nhanh chóng vượt qua thị trường Bitcoin chính thống
- Thứ tư là cho phép dùng đòn bẩy
Một trong những ưu điểm nổi trội của CFD đó chính là đòn bẩy, giúp cho nhà đầu tư có thể đặt cược nhiều hơn với số tiền mình có. Tại thị trường tài chính truyền thống ở Việt Nam khi giao dịch không cho phép sử dụng đòn bẩy và chứng chỉ phổ biến ở thị trường nước ngoài. Có nguyên tắc trong sử dụng đòn bẩy rằng nó sẽ giúp cho tài sản của bạn gia tăng lên nhiều lần tuy nhiên cũng sẽ nhanh chóng “cháy” tài khoản nếu giá đi ngược vị thế giao dịch.
- Thứ năm là độ bảo mật ngày càng tốt hơn
Quay lại thị trường OTC ở Việt Nam, trong sàn chứng khoán nếu như trước đây OTC được xem trọng tại thị trường chứng khoán thì hiện nay OTC đã trở thành “con cưng”. Do vậy mức độ bảo mật của sàn OTC được đầu tư nhiều hơn và hoạt động mượt hơn.
Thị trường OTC tại Việt Nam
Thị trường OTC tại Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa hình thành thị trường OTC theo đúng nghĩa. Điều này xuất phát bởi hai nguyên nhân:
Thứ nhất là chưa có cơ sở pháp lý điều chỉnh. Trước khi Luật chứng khoán xuất hiện, ở Việt Nam chỉ xuất hiện thị trường giao dịch tập trung. Luật chứng khoán ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho quá trình hình thành thị trường phi tập trung, tuy nhiên chưa có bộ phận pháp luật hoàn chỉnh về tổ chức cũng như hoạt động của thị trường này.
Thứ hai là việc tổ chức, quản lý và điều hành thị trường OTC đòi hỏi phải có các điều kiện cơ sở vật chất nhất định mà cho đến thời điểm gần đây Việt Nam chưa có được. Ví dụ: thông lệ quốc tế đưa ra yêu cầu thị trường OTC phải có tối thiểu là hai thành viên tạo lập thị trường. Tuy nhiên, với điều kiện của Việt Nam hiện nay, các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay chưa có đủ kinh nghiệm kinh doanh và năng lực tài chính để có thể đảm nhận vai trò này. Ngoài ra, một số vấn đề khác có liên quan đến thị trường chưa được giải quyết.
Kết luận
Kiến thức về thị trường chứng khoán vô cùng rộng lớn. Bất kể bạn là nhà đầu tu lâu năm hay mới thì để có những quyết định giao dịch hiệu quả thì bạn cũng cần trang bị cho mình kiến thức thường xuyên. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có những thông tin hữu ích về sàn OTC là gì và những vấn đề khác có liên quan.
Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về OTC là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 hoặc truy cập website https://ftv.com.vn/ để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
FTV – tự hào là đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay
Với phương châm hành động: TÂM – TÍN – TIN – TRÍ – TRỊ, FTV luôn cố gắng học hỏi, phục vụ Khách hàng theo cách tốt nhất để “CÙNG NHAU KIẾN TẠO TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN!“.
Xem thêm: NYSE là gì? Các quy định của sàn giao dịch chứng khoán NYSE