VNINDEX1204.15 (-1.46 -0.12%)245,085,812 CP 6,466.38 Tỷ 96 259 209HNXINDEX226.45 (-1.42 -0.62%)27,555,100 CP 513.61 Tỷ 42 172 111VN301232.86 (0.69 0.06%)80,591,097 CP 3,265.47 Tỷ 11 1 18HNX30483.43 (-5.79 -1.18%)15,787,400 CP 360.20 Tỷ 3 1 26

OPEX là gì? Cách phân biệt giữ OPEX và CAPEX

Chắc hẳn không còn ai xa lạ với việc đầu tư của các công ty, doanh nghiệp đều bị tác động bởi các chi phí hoạt động mà các đơn vị phải gánh chịu. Chi phí này còn được gọi tắt là OPEX. Vậy OPEX là gì? Đặc điểm nổi bật và cách để tối ưu chi phí OPEX hiệu quả hơn. Hãy cùng với chuyên mục kiến thức FTV tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này nhé !

Opex là gì? Phân biệt OPEX và CAPEX

opex-la-giOPEX là gì?

OPEX là tên viết tắt của Operating Expenditure hoặc operating expense, operating expenditure, operational expense. Hay hiểu đơn giản OPEX là tổng số tiền bỏ ra để vận hành một sản phẩm, công ty, doanh nghiệp hoặc hệ thống nào đó.

Chi phí vận hành OPEX là các loại chi phí mà công ty, doanh nghiệp phải chịu thông qua các hoạt động kinh doanh thông thường bao gồm như tiền thuê mặt bằng, thiết bị, chi phí hàng hoá tồn kho, chi phí quảng cáo, tiếp thị, trả lương cho cán bộ công nhân viên, biến phí cấp bậc hay các quỹ được phân bổ cho nghiên cứu và phát triển.

Một trong những trách nhiệm của quản lý là xác định cách cắt giảm chi phí vận hành OPEX mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ khác.

Còn CAPEX là viết tắt của Capital Expenditure hay Capital Expense. CAPEX có nghĩa là chi phí đầu tư, khoản chi vốn hay chi phí tài sản cố định. Đây là số tiền mà các công ty, doanh nghiệp dành để mua, duy trì hoặc hoàn thiện tài sản cố định như xe vận chuyển, nhà cửa, trang thiết bị...

Hiểu đơn giản rằng việc bạn mua một máy in, số tiền bỏ ra trang bị máy in đại diện cho CAPEX và khoản chi phí giấy, mực, điện và bảo trì hàng năm đại diện cho OPEX. Trong doanh nghiệp OPEX cũng có thể gồm có số tiền trả công cho công nhân và các chi phí cơ sở như tiền thuê nhà và các tiện ích khác. 

Đặc điểm nổi bật của chi phí vận hành OPEX

Chi phí hoạt động OPEX là loại chi phí không thể không phát sinh đối với hầu hết các công ty, doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp giảm thiểu thành công OPEX đã đạt được nhiều sự khác biệt và tăng nguồn thu. Mặc dù vậy, việc giảm chi phí hoạt động cũng có thể làm tổn hại đến tình trạng và chất lượng hoạt động của công ty đó.

Việc cân bằng chi phí OPEX một cách hợp lý có thể gây khó khăn, thế nhưng nó lại đem lại những kết quả đáng để mong đợi. Những công ty, doanh nghiệp nên khấu trừ các loại chi phí vận hành nếu công ty hoạt động chủ yếu để kiếm lợi nhuận. Mặc dù vậy cần phân biệt rõ giữa chi phí vận hành OPEX và chi phí tài sản cố định CAPEX. 

Cách để xác định chỉ số OPEX

Để tính toán được chính xác chỉ số OPEX, các bạn cần xác định được những danh mục chi phí hoạt động của mỗi doanh nghiệp bao gồm những gì? Hiện nay, chi phí hoạt động OPEX thông thường sẽ bao gồm các thành phần chính như sau:

- Tiền công, tiền lương của công nhân viên công ty

- Chi phí kế toán doanh nghiệp

- Phí giấy phép liên quan phát sinh trong hoạt động kinh doanh

- Chi phí văn phòng phẩm

- Các khoản thuế tài sản, thuế môn bài, thuế thu nhập của doanh nghiệp

- Chi phí vật tư, thiết bị văn phòng

- Chi phí để bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc, văn phòng, khuôn viên...

- Chi phí đóng bảo hiểm

- Chi phí đi lại, phương tiện vận chuyển phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị

- Chi phí tiện ích, giải trí, tổ chức sự kiện...

- Chi phí thuê luật sư, giải quyết các sự kiến pháp lý...

Khi lập được danh sách chi phí hoạt động kinh doanh của các công ty và doanh nghiệp, các bạn sẽ dễ dàng xác định được chỉ số OPEX của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Giá trị của chỉ số OPEX sẽ bằng tổng các chi phí trên đã chi cho những hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Từ kết quả của chỉ số trên giúp cho việc xác định OPEX và áp dụng vào đầu tư một cách hiệu quả và chính xác nhất.

So sánh giữa chi phí vận hành OPEX và chi phí tài sản cố định CAPEX

opex-la-giChi phí vận hành

Khoản chi phí cố định CAPEX giống như một khoản đầu tư. Khoản chi tài sản cố định bao gồm có lượng tiền liên quan đến việc mua lại hoặc nâng cấp tài sản hữu hình và vô hình. Tài sản hữu hình thường bao gồm là bất động sản, trang thiết bị, máy tính, nội thất văn phòng, các tài sản vốn hiện vật khác. Tài sản vô hình thì bao gồm trí tuệ, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu...

- Chi phí vận hành OPEX cũng hoàn toàn khác với chi phí tài sản cố định CAPEX

Theo sở thuế vụ của Mỹ cho rằng, chi phí vận hành OPEX là những chi phí thông thường phổ biến và được chấp nhận trong thương mại kinh doanh cần thiết khi hiểu ý và phù hợp trong thương mại kinh doanh.

Nhìn chung các công ty, doanh nghiệp được phép xóa sổ chi phí hoạt động OPEX trong năm phát sinh. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp phải phân bổ sang chi phí tài sản cố định.

Có thể hiểu là nếu một doanh nghiệp chi 100.000 USD cho lương nhân viên, họ có thể xóa sổ toàn bộ chi phí đó trong năm mà họ phải chịu, nhưng nếu một doanh nghiệp chi 100.000 USD để mua thiết bị nhà máy thì họ sẽ phải phân bổ và khấu hao chi phí đó theo thời gian rồi mới được phép xóa sổ.

- Chi phí vận hành OPEX so với chi phí từ hoạt động khác

Ngược lại với chi phí hoạt động OPEX, chi phí từ hoạt động khác là khoản chi phí phát sinh của một doanh nghiệp không liên quan đến hoạt động cốt lõi. Các loại chi phí từ các hoạt động khác phổ biến nhất là khấu hao, phân bổ, chi phí lãi vay hoặc các chi phí vay khác.

Các kế toán của công ty, doanh nghiệp đôi khi sẽ loại bỏ các chi phí từ hoạt động khác để kiểm tra hiệu quả kinh doanh, bỏ qua ảnh hưởng của tài chính và các vấn đề không liên quan khác.

- Chi phí hoạt động OPEX trên các báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập để theo dõi những khoản thu và các loại chi phí của một công ty, doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định để đưa ra cái nhìn về lợi nhuận của công ty.

Báo cáo thu nhập thường phân loại chi phí thành 06 nhóm đó là giá vốn bán hàng, chi phí SG&A, khấu hao phân bổ, chi phí từ hoạt động khác, chi phí lãi vay và thuế thu nhập.

Tất cả các chi phí này có thể được coi là chi phí hoạt động, tuy nhiên khi xác định được thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông qua báo cáo thu nhập thì chi phí lãi vay và thuế thu nhập sẽ được khấu trừ.

Một số phương pháp giúp tiết kiệm chi phí hoạt động OPEX hiệu quả nhất

opex-la-giTiết kiệm chi phí vận hành OPEX

Thứ nhất, ứng dụng phần mềm công nghệ

Ứng dụng công nghệ vào quy trình bán hàng sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tiền chi phí OPEX. Từ đó kích thích sự phát triển theo các cách mà họ không thể làm được khi chỉ thông qua bán hàng một cách thủ công truyền thống.

Từ các dịch vụ điện thoại, dịch vụ thanh toán trực tuyến hay các phần mềm quản lý bán hàng thì giờ đây các bạn không cần tốn thời gian và nhân lực để vận hành việc đó theo hình thức kinh doanh truyền thống nữa. Đây cũng chính là cách mà khoa học công nghệ giúp cho bạn có thể giảm chi phí.

Thứ hai, lập chiến lược phát triển hệ thống khách hàng mới theo nguyên lý Pareto

Nguyên lý Pareto được áp dụng vô cùng hiệu quả trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí OPEX. Các công ty thường ít khi để ý đến 80% lợi nhuận của công ty mình có được từ 20% khách hàng trung thành. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp dành khá nhiều khoản chi cho việc tìm kiếm 80% khách hàng mới mặc dù nó chỉ đem về 20% lợi nhuận.

Ngoài những điều ấy các doanh nghiệp còn quên mất một điều rằng khách hàng cũ thì không cần mất tiền quảng cáo, PR mà vẫn có thể kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp nên dành nhiều chi phí hơn cho việc phát triển hệ thống khách hàng mới từ các mối quan hệ cũ.

Thứ ba, cắt giảm phí thuê mặt bằng

Có rất nhiều chủ công ty khi mới bắt tay vào kinh doanh thường hay ảo tưởng là mình sẽ phát triển rất nhanh, ngay tức thì. Vì thế mà có bao nhiêu vốn tích lũy được đều tung ra để làm hết, thật sự là không nên như vậy.

Vừa bắt đầu, có người đã liền ký hợp đồng 06 tháng trả tiền thuê mặt bằng hay lên đến tận một năm. Vấn đề này cũng là điều không nên làm. Vì các bạn còn chưa nắm được tình hình kinh doanh phát triển ra sao và địa điểm này có thực sự thích hợp với bạn hay không?

Các bạn nên thương thảo để chi trả thuê mặt bằng theo từng tháng, cọc ít từ một đến hai tháng và không nên ký hợp đồng quá dài từ một năm trở lên. Nếu không thỏa thuận được điều đó, các bạn vẫn có thể tìm đến những địa chỉ khác, biết đâu lại có địa điểm đẹp hơn.

Trong trường hợp lĩnh vực mà các bạn bán hàng không nhất thiết cần đến văn phòng hay mặt bàng, hãy tận dụng ngay mặt bằng tại ngôi nhà của bạn nếu được. Ngoài những điều ấy ra, các bạn có thể thuê văn phòng ảo.

Thứ tư, hãy đảm bảo an toàn cho người lao động

Việc đảm bảo an toàn lao động sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí vận hành OPEX. Hãy xét đến tất cả các khoản chi tổn thất, cả trực tiếp và gián tiếp. Khi có một tai nạn diễn ra tại nơi làm việc, doanh nghiệp sẽ cần chi trả và chịu tổn thất bao gồm: 

- Chi phí trả một phần bảo hiểm

- Năng suất bị giảm khi nhân viên nghỉ

- Khoản chi cho người thay ca và thời gian cho nhân viên đó

- Khoản chi phí hỗ trợ thuốc thang

- Tinh thần lao động khác giảm sút

- Mất đi uy tín của công ty, doanh nghiệp và chi phí cho quan hệ công chúng

- Khoản tiền nộp phạt và một số án phí từ cơ quan Chính phủ trong một vài trường hợp nếu có

Thứ năm, tiết kiệm chi phí văn phòng

opex-la-giChi phí vận hành doanh nghiệp

Bạn có biết các chi phí như giấy, mực in, vật tư, gửi thư và bưu chính... mới nhìn thì có vẻ là vụn vặt, không quá tốn kém. Tuy vậy, thực tế nó tốn một số tiền khá lớn nhất là giấy tờ. Theo thống kê cho thấy các công ty, doanh nghiệp lớn vào thời điểm hiện tại mất hơn 30.000.000 đồng mỗi năm cho những loại giấy tờ không cần thiết, đối với các công ty lớn con số này còn khổng lồ hơn. 

Các công ty nên quán triệt việc các nhân viên không in thừa thãi trừ khi thật cần thiết. Ngoài ra, hãy chuyển đổi sang sử dụng các quy trình văn bản kỹ thuật số tiến bộ hơn để quản lý thay vì cứ mãi thực hiện lưu trữ thủ công trên giấy tờ truyền thống.

Thứ sáu, ghi chép và theo dõi những khoản chi phí

Cuối cùng, một cách khôn ngoan nhất để tiết kiệm chi phí hoạt động OPEX đối với bất cứ ai có chiến lược khởi nghiệp đều cần phải làm đó chính là ghi chép và theo dõi những chi phí ngay từ khi mới bắt đầu.

Các bạn phải theo dõi thật kỹ lưỡng từng loại chi phí, từng việc mua sắm từ việc đầu tư các dòng thiết bị, các đồ nội thất, khoản chi phí bỏ ra để làm marketing quảng cáo, tiếp thị, chi phí thuê mặt bằng, trả lương cho nhân sự, ứng dụng quản lý,... việc này giúp các đơn vị đưa ra nhận xét thường xuyên để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn.

Kết luận

Từ nội dung trên có thể hiểu chi phí hoạt động OPEX là các loại chi phí mà công ty, doanh nghiệp phải chịu thông qua các hoạt động kinh doanh thông thường bao gồm rất nhiều khoản như tiền thuê mặt bằng, thiết bị, chi phí hàng hoá tồn kho, chi phí quảng cáo, tiếp thị, trả lương cho cán bộ công nhân viên hay các quỹ được phân bổ cho nghiên cứu và phát triển.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp cho các bạn hiểu rõ về thuật ngữ chi phí hoạt động OPEX cũng như những phương pháp để tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Nếu bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ với bạn bè xung quanh và đừng quên để lại bình luận phía dưới bài viết nhé!

FTV - Đơn vị uy tín tại Việt Nam chuyên tư vấn kiến thức đầu tư hàng hóa và chứng khoán phái sinh

Chứng khoán là một trong những lĩnh vực có thể mang đến cho nhà đầu tư lợi nhuận trong một thời gian ngắn. Tuy vậy, kèm theo đó cũng rất nhiều rủi ro tương ứng với khoản lợi nhuận đó. Bởi không ai mới tham gia đầu tư mà có thể làm tốt và thành công ngay được. Bạn chưa kinh nghiệm hay chưa có ai hỗ trợ về lĩnh vực này thì có thể liên hệ với FTV. Tại đây, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn với đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiệt tình, đem đến nhiều kiến thức bổ ích về đầu tư.

Truy cập ngay vào trang web ftv.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến Hotline 0983 668 883 để được tư vấn và giải đáp về OPEX là gì một cách chính xác nhé!

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận