VNINDEX1239.28 (-12.43 -0.99%)608,012,444 CP 13,485.25 Tỷ 92 58 319HNXINDEX231.04 (-1.38 -0.59%)48,997,775 CP 870.83 Tỷ 44 42 75VN301281.38 (-12.92 -1%)247,445,248 CP 6,756.88 Tỷ 3 1 26HNX30499.52 (-4.61 -0.91%)21,626,600 CP 554.12 Tỷ 5 2 22

Chi phí biến đổi là gì? Đặc điểm, phân loại chi phí biến đổi

Trong doanh nghiệp, tổng chi phí phát sinh bởi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đem tới quý bạn đọc những thông tin chi tiết có liên quan đến chi phí biến đổi thông qua bài viết với chủ đề Chi phí biến đổi là gì? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua một số thông tin sau đây.

Chi phí biến đổi là gì?

Chi phí biến đổi là gì?Chi phí biến đổi là gì?

Trong hoạt động kinh doanh, khi nhắc đến và hiểu rõ những loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng quy mô sản xuất, mô hình sản xuất bao gồm: nguyên liệu, nhiên vật liệu… thì bạn đã có thể trả lời câu hỏi chi phí biến đổi là gì? Những yếu tố cơ bản đã được liệt kê ở trên được xem là chi phí biến đổi hay còn được gọi với tên khác là biến phí.

Chi phí biến đổi (tiếng anh là variable cost), là tổng chi phí biến đổi bằng số lượng sản phẩm đầu ra. Do đó, biến phí tỷ lệ thuận với quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Quy mô giảm, biến phí cũng sẽ giảm, và ngược lại, quy mô tăng thì biến phí cũng sẽ tăng. Đây là điều kiện để doanh nghiệp có thể cân đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: xác định điểm lỗ, điểm lãi của doanh nghiệp, điểm hòa vốn. 

Doanh nghiệp sẽ tuyên bố phá sản hoặc ngừng hoạt động hoặc nhẹ hơn là rời bỏ thị trường, nếu như trong một thời gian dài những hoạt động sản xuất, kế hoạch đầu tư không đem lại doanh thu để bù đắp cho tổng chi phí biến đổi. Do đó, việc dự trù được chi phí biến đổi rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống còn của mỗi doanh nghiệp.

Nếu doanh thu dương sau khi trừ chi phí biến đổi và chi phí cố định thì doanh nghiệp đó vẫn có thể tiếp tục sản xuất và hoạt động kinh doanh để duy trì dù điểm cuối vẫn là lỗ. Nhưng việc lỗ này có thể xem chỉ là lỗ tạm thời mà nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp hoặc trong điều kiện khách quan do ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài, tiêu biểu như là đại dịch Covid-19 vừa qua.

Ngược lại với biến phí là định phí (hay còn gọi là chi phí cố định). Theo đó, chi phí biến đổi bình quân cũng thường xuyên được nhắc đến cùng với định phí.

Ví dụ: Công ty Y sản xuất giày thể thao với chi phí sản xuất mỗi đôi giày là 100 ngàn đồng , số lượng giày sản xuất trong tháng 2 là 1000 đôi thì chi phí sản xuất là 10 triệu đồng. Cùng với đó thì trong tháng 3 công ty không sản xuất được đôi giày nào do dịch bệnh, lệnh giãn cách thì sẽ không phát sinh chi phí sản xuất. Chênh lệch từ 10 triệu đồng về 0 đồng chính là chi phí biến đổi.

Cùng với đó, chi phí biến đổi bình quân sẽ được hiểu là tổng chi phí biến đổi sau khi chia trung bình chi phí phát sinh trên cùng một đơn vị tính (có thể là tháng, ngày, năm, số lượng, sản lượng…). Chi phí biến đổi bình quân kết hợp với giá thành sẽ cho ra chỉ số giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được phương án nên ngừng hay tiếp tục sản xuất.

Đặc điểm của chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi có 3 đặc điểm chính dưới đây:

  • Tổng chi phí biến đổi sẽ thay đổi dựa theo sự thay đổi về mức độ hoạt động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Biến phí đơn vị – là biến phí được chi ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm không có sự thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
  • Biến phí bằng 0 nếu không có hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.

Các loại chi phí biến đổi cơ bản

Các loại chi phí biến đổi cơ bảnCác loại chi phí biến đổi cơ bản

Nếu như khoanh vùng lại theo tính chất, hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp thì có thể phân loại chi phí biến đổi theo những dạng sau đây:

Dạng 1: Chi phí biến đổi tuyến tính

Đây là dạng chi phí biến đổi tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Những chi phí phát sinh bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí nhân công…  đều được xếp vào dạng chi phí biến đổi tuyến tính.

Để có thể kiểm soát được chi phí này, ngoài việc kiểm soát tổng số mà còn cần kiểm soát được biến phí tại một mức độ đơn vị hoạt động – được gọi là định mức biến phí ở mức độ bi khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định biến phí tỷ lệ là cơ sở của biện pháp tiết kiệm chi phí cho mỗi doanh nghiệp.

Dạng 2: Chi phí biến đổi cấp bậc

Chi phí biến đổi cấp bậc khác chi phí biến đổi ở chỗ đây là những loại chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi với mức độ dao động lớn và rõ ràng. Nếu mức độ hoạt động sản xuất thay đổi ít hoặc thay đổi không rõ ràng thì sẽ không hình thành chi phí biến đổi cấp bậc.

Ví dụ như: Do mở rộng hoạt động quy mô sản xuất, máy móc phải hoạt động với cường độ và công suất cao hơn, công nhân phải tăng ca hoặc thuê thêm nhân công…

Chi phí biến đổi cấp bậc chỉ có thể xảy ra khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp đạt một giới hạn nhất định, lúc này biến phí sẽ thay đổi theo từng bậc. Vì vậy, muốn kiểm soát tốt biến phí cấp bậc cần:

  • Tối ưu hóa trong việc lựa chọn nhân sự phù hợp.
  •  Với từng cấp bậc tương ứng, cần phải xây dựng một biến phí phù hợp.
  • Lựa chọn một mức độ hoạt động phù hợp.

Các chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì máy là những chi phí biến đổi thuộc dạng chi phí này.

Sơ đồ biểu thị chi phí biến đổi cấp bậc

Về phương diện toán học, biến phí cấp bậc sẽ được thể hiện theo phương trình:

Y = biXi

 bi: là biến phí tại một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i

Biến phí cấp bậc là loại biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra nếu mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn và phạm vi nhất định. Biến phí cấp bậc sẽ thay đổi theo từng bậc. Khi mức độ hoạt động thay đổi ít và chưa đạt đến giới hạn thì tổng biến phí sẽ không thay đổi. Khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định thì mới làm thay đổi loại chi phí này.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất khí công nghiệp cứ 3 máy nén khí thì cần 1 thợ bảo dưỡng ứng với mức lương 5.000.000đ/tháng. Vì thế, nếu công ty mở rộng thành 5 máy thì phải thuê 2 thợ, chi phí lương bảo dưỡng 10.000.000đ/tháng. Nếu số lượng máy nén tăng lên thành 6, doanh nghiệp vẫn chỉ cần 2 thợ bảo dưỡng và chưa cần thuê thêm thợ, chi phí lương vẫn 10.000.000đ/tháng. Nếu mở rộng quy mô lên 8 máy thì chi phí thuê thợ bảo dưỡng của 3 thợ: 15.000.000đ/tháng…

Đây là biến phí cấp bậc của doanh nghiệp.

Dạng 3: Chi phí biến đổi dạng cong

Ngoài những chi phí có thể nhận thấy trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì còn một dạng chi phí không biểu thị mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất. Đây là dạng biến phí được những chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng có nhiều chi phí biến đổi trong thực tế theo dạng cong. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét để có thể liệt kê chi phí này theo một dạng chính xác nhất, giúp doanh nghiệp nắm được tình trạng kinh doanh.

Chi phí biến đổi bình quân

Chi phí biến đổi bình quân (tiếng anh là average variable cost) là chi phí biến đổi thuộc một đơn vị sản lượng như trong hình dưới đây. Chi phí biến đổi bình quân (AVC) sẽ được tính bằng công thức sau:

AVC = TVC/Q

Trong đó TVC là tổng chi phí biến đổi , Q là sản lượng

Hình: (a) là tổng chi phí và (b) là chi phí biến đổi bình quân

Tổng chi phí biến đổi = Số lượng sản phẩm đầu ra x Giá biến đổi tại một đơn vị đầu ra.

Tổng chi phí (total costs) là tổng những chi phí cố định và chi phí biến đổi ở một mức độ sản xuất nhất định nào đó. Tổng chi phí (TC) tính trung bình trên mỗi đơn vị sản phẩm được gọi là chi phí trung bình (AC), hoặc giá thành đơn vị sản phẩm. Ban lãnh đạo của doanh nghiệp muốn định ra một mức giá ít nhất sẽ trang trải được tổng chi phí sản xuất một mức nhất định.

TC = FC + VC

AC = TC/Q = FC/Q + VC/Q

AC = AFC + AVC

Tổng khoản chi phát sinh bởi bất cứ công ty nào cũng gồm có khoản chi cố định và chi phí biến đổi. Khoản chi cố định là chi phí giữ nguyên bất kể sản lượng sản xuất. Cho dù một doanh nghiệp có sale hay là không, nó phải trả khoản chi cố định, vì những chi phí này độc lập với số sản phẩm đầu ra.

Ví dụ về khoản chi cố định là tiền để thuê nhà, tiền lương cấp dưới, bảo hiểm hay vật tư văn phòng. Một doanh nghiệp sẽ vẫn phải trả tiền thuê nhà để điều hành công việc giao  thương bất kể khối lượng sản phẩm được sản xuất hay bán ra. Cho dù, chi phí cố định có thể thay đổi trong một khoảng thời gian thì sự thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất.

>> Tham khảo: Nợ dài hạn là gì? Công thức tính và những khoản nợ dài hạn

Các yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí biến đổi trong doanh nghiệp

Các yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí biến đổi trong doanh nghiệpCác yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí biến đổi trong doanh nghiệp

 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật - công nghệ 

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thể hiện trong đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại dần để thay thế sức lao động của con người trong công việc, từ đó có thể làm thay đổi quá trình sản xuất theo hướng chuyên môn hóa nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm được sản xuất ra. 

Sự ra đời của trang thiết bị công nghệ hiện đại không chỉ giúp hạ thấp về chi phí tiền lương, tiền công mà còn giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất là 2 khoản chi phí biến đổi phổ biến nhất. Bên cạnh đó, việc mua sắm thêm trang thiết bị, dây chuyền hiện đại còn đòi hỏi nguồn lực tài chính để tham gia vào đầu tư lớn, chi phí khấu hao lớn làm gia tăng khoản chi phí cố định của doanh nghiệp.

Yếu tố tổ chức quản lý tài chính và chi phí trong doanh nghiệp

Trình độ tổ chức quản lý tài chính và chi phí là hai yếu tố tác động mạnh mẽ đến chi phí biến đổi trong doanh nghiệp. Việc tổ chức, quản lý vốn chặt chẽ, xây dựng được cơ chế quản lý tài chính hợp lý góp phần hạn chế tình trạng tổn thất cũng như thất thoát trong quá trình sản xuất. Ví dụ, nếu doanh nghiệp có cơ chế quản lý tài chính và chi phí chặt chẽ thì tình trạng thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu sẽ hạn chế, góp phần làm giảm biến phí trong doanh nghiệp.

Yếu tố tổ chức sản xuất, sử dụng lao động

Lao động là nhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có biện pháp tổ chức lao động, sử dụng lao động hợp lý sẽ phát huy được thế mạnh của lao động tại doanh nghiệp, góp phần khuyến khích, thúc đẩy quá trình sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy, việc tổ chức lao động một cách khoa học, phát huy sức mạnh của lao động trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố then chốt trong việc giảm chi phí, gồm cả biến phí và định phí. 

Ngoài ra, biến phí và định phí trong doanh nghiệp còn bị chi phối bởi sự biến động giá cả trên thị trường, những yếu tố bất thường như thiên tai, dịch bệnh… 

Giải pháp để tối ưu chi phí biến đổi trong doanh nghiệp 

Giải pháp để tối ưu chi phí biến đổi trong doanh nghiệp Giải pháp để tối ưu chi phí biến đổi trong doanh nghiệp 

Để quản trị chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tập trung vào công tác phân tích và đưa ra cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho từng loại đơn vị trong toàn doanh nghiệp ở từng thời kỳ. Chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm tối ưu chi phí biến đổi như sau:

  • Doanh nghiệp cần lên kế hoạch sẵn và phân chia cụ thể biến phí thành những khoản riêng biệt để phục vụ cho mục đích tương ứng.
  •  Kiểm soát việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng tài sản lãng phí và sai mục đích.
  • Thu nhập thông tin liên quan đến chi phí thực tế và lập kế hoạch định mức chi phí, thường xuyên đối chiếu chi phí thực tế với chi phí định mức, làm rõ nguyên nhân gây ra chênh lệch so với định mức để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
  •  Phân tích biến động về giá cả trên thị trường định kỳ.
  •  Để cắt giảm chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải phân tích quy trình tạo nên giá trị gia tăng để xác định đâu là chi phí tốt, chi phí xấu.
  •  Lập bảng dự toán chi phí ngắn hạn.
  •  Đề ra những biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm chi phí…

Hoàn thiện tổ chức công tác quản trị nhằm quản lý hiệu quả biến phí trong doanh nghiệp

  • Tổ chức công tác kế toán quản trị

Tổ chức công tác kế toán quản trị cần phải được tiến hành một cách có hệ thống, khoa học để vừa đảm bảo cung cấp các thông tin chi tiết theo yêu cầu quản trị lại vừa đảm bảo khả năng đối chiếu giữa thông tin chi tiết và tổng hợp liên quan của những đối tượng kế toán cụ thể trong từng doanh nghiệp. 

Để làm được điều đó, kế toán quản trị cần dựa vào hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán tài chính, sau đó, trên cơ sở mục đích, yêu cầu quản lý chi tiết đối với từng đối tượng, thực hiện mở những tài khoản chi tiết cấp 2, 3…

Ví dụ: Trong một doanh nghiệp sản xuất có phát sinh những tài khoản chi phí sản xuất như tài khoản 621 – đây là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản 622 – đây là chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 627 – đây là chi phí sản xuất chung. 

Trong đó thông thường những tài khoản chi phí trực tiếp như 621 và 622 có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sản phẩm sản xuất và giá trị thay đổi theo mức độ hoạt động là số lượng sản phẩm. Do đó, có thể coi hai khoản chi phí này là biến phí. Để theo dõi chặt chẽ và chi tiết biến phí phát sinh, kế toán quản trị doanh nghiệp có thể mở những tài khoản cấp 2 của tài khoản 621, 622 cho mỗi loại sản phẩm khác nhau mà doanh nghiệp sản xuất. 

Còn tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung thường gồm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao … Khoản mục chi phí này có thể là định phí hay chi phí hỗn hợp. Kế toán cũng có thể thiết kế tài khoản cấp 2 của tài khoản 627 cho từng loại sản phẩm để có thể theo dõi định phí chi tiết. Trường hợp nếu chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì cần có tiêu thức phân bổ phù hợp để phân bổ định phí đối với từng loại sản phẩm.

Tương tự, đối với chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán quản trị cần phải nhận diện được trong chi phí bán hàng cũng như quản lý doanh nghiệp, những khoản nào là biến phí, khoản nào là định phí để mở tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 sao cho phù hợp, thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu cuối kỳ. 

  • Ứng dụng biến phí trong lập báo cáo kế toán quản trị

Việc tổ chức hệ thống báo cáo quản trị cần phải khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả để đảm bảo cung cấp đúng và đủ thông tin cho nhà quản trị. 

Việc thiết lập hệ thống báo báo kế toán quản trị phải đáp ứng yêu cầu:

    • Xây dựng báo cáo phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quá trình quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp.
    • Đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung và tính so sánh được của những thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra quyết định kinh tế. 
    • Những chỉ tiêu trong báo cáo phải được thiết kế phù hợp với những chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể được thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp… 

>> Xem thêm: Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế

Phân biệt loại chi phí cố định và chi phí biến đổi

Phân biệt loại chi phí cố định và chi phí biến đổiPhân biệt loại chi phí cố định và chi phí biến đổi

Điểm khác biệt lớn nhất giữa loại chi phí biến đổi và chi phí cố định là ở bản chất của hai từ “biến đổi” và “cố định”. Chi phí cố định phát sinh cố định từ khi công ty thành lập, thậm chí là khi công ty chưa đi vào sản xuất bao gồm những chi phí về tiền thuê nhà, tiền hao mòn  đồ dùng, máy móc, văn phòng,… Kể cả doanh nghiệp ngừng hoạt động mà chưa thông báo giải thể thì họ vẫn phải thanh toán những chi phí cố định. Bất kể khối lượng sản phẩm hay doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu thì chi phí này vẫn là cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian nhưng không liên quan đến quy mô sản xuất.

Trong khi đó, những chi phí biến đổi khi quy mô và sản lượng sản xuất thay đổi. Khối lượng sản xuất tăng kéo theo chi phí biến đổi cũng sẽ tăng, khi dừng sản xuất, chi phí biến đổi sẽ không phát sinh. Do tăng quy mô sản xuất nghĩa là tăng nguyên liệu đầu vào, tăng nhân công và công suất lao động máy móc.

Về việc phát sinh chi phí thì hai loại chi phí này cũng khác nhau. Chi phí cố định sau khi thỏa thuận sẽ không thay đổi trong thời gian dài và vẫn phát sinh chi phí kể cả khi công ty tạm thời dừng hoạt động. Ngược lại, biến phí thì có thể thay đổi theo ngày và chỉ phát sinh nếu công ty hoạt động. Khi doanh nghiệp không có hoạt động thì không có biến phí.

Kết luận

Vừa rồi, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về chi phí biến đổi là gì? Chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm của chi phí biến đổi hình thành trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó để có thể hiểu rõ bức tranh hoạt động của doanh nghiệp mình và đưa ra những chính sách, phương án cũng như quyết định hợp lý và kịp thời.

FTV – tự hào là đơn vị chuyên tư vấn về đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín hiện nay

Phương châm họat động của FTV: “tận tâm - chính trực- khách quan - chuyên nghiệp”. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp và cả đạo đức trên thị trường chứng khoán để tạo ra sự khác biệt về năng lực và công nghệ. Từ đó, mang đến cho quý khách hàng nhiều dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về chi phí biến đổi là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến chúng tôi qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận