VNINDEX1204.97 (-0.72 -0.06%)569,651,810 CP 14,173.88 Tỷ 127 242 195HNXINDEX227.57 (-0.52 -0.23%)61,709,800 CP 1,219.87 Tỷ 52 165 108VN301233.25 (1.08 0.09%)176,498,597 CP 6,620.02 Tỷ 11 3 16HNX30487.77 (-2.75 -0.56%)39,073,200 CP 896.46 Tỷ 5 6 19

Mô hình tam giác - Đặc điểm nhận biết và cách giao dịch

Mô hình tam giác là một trong những mô hình giá có độ tin cậy cao và được nhiều nhà đầu tư áp dụng thành công trong giao dịch chứng khoán. Để giúp mọi người hiểu rõ về mô hình tam giác, trong bài viết này FTV sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về mô hình tam giác, đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả với mô hình này. Mời các bạn cùng theo dõi!

Mô hình tam giác là gì?

Mô hình tam giác là gì?Mô hình tam giác là gì?

Mô hình tam giác (còn gọi là Triangle) là một mô hình giá t xuất hiện sau xu hướng tăng hoặc giảm, báo hiệu sự tạm ngưng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng sẽ hội tụ ở một điểm trước khi mà phá vỡ mô hình tam giác theo cùng một hướng cụ thể. 

Mô hình tam giác được tạo thành từ 2 đường xu hướng, một trong 2 đường này sẽ bắt buộc phải dốc xuống hay hướng lên, còn đường kia sẽ đi với hướng ngược lại hoặc sideways. Hai đường này sẽ hội tụ ở một điểm phía bên phải của mô hình. Đường xu hướng phía trên thì đi qua các đỉnh và đóng vai trò là một đường kháng cự còn đường phía bên dưới đi qua các đáy thì chính là đường hỗ trợ.

Trong thị trường chứng khoán, mô hình tam giác thường xuất hiện trong giai đoạn sideway, nghĩa là khi thị trường đang đi ngang. Cụ thể, sau các đợt tăng giá hoặc giảm giá thì thị trường sẽ bắt đầu bước vào trong giai đoạn điều chỉnh, lúc này khi mà biên độ di chuyển của giá ngày càng hẹp dần sẽ là một tín hiệu cho thấy rằng mô hình tam giác đang được hình thành.

Đặc điểm nhận dạng mô hình tam giác

Đặc điểm nhận dạng mô hình tam giácĐặc điểm nhận dạng mô hình tam giác

Để nhận biết được mô hình tam giác các nhà đầu tư cần căn cứ vào những yếu tố sau:

  • Mô hình cần phải có ít nhất là 4 điểm để hình thành, trong đó sẽ bao gồm có tối thiểu 2 đỉnh trên và 2 đáy dưới. 
  • Đỉnh sau phải thấp hơn với đỉnh trước và đáy sau cũng phải thấp hơn đáy trước, từ đó dẫn đến độ dốc của đường hỗ trợ lớn hơn với độ dốc của đường kháng cự. 
  • Cuối cùng thì hai cạnh của tam giác cần phải hội tụ về một điểm, nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại chính là một yêu cầu không thiếu. 

Chú ý rằng, khi giá phá vỡ ra khỏi một trong hai cạnh của tam giác thì mô hình mới được xác nhận là hoàn thành. Nếu như nắm bắt được thời cơ, các nhà đầu tư sẽ có thể thu được khá nhiều phần lợi nhuận khi giao dịch với mô hình giá này. 

Mô hình tam giác có hình dáng gần giống với mô hình cái nêm và mô hình cờ đuôi nheo. Vì thế để tránh nhầm lẫn thì các nhà đầu tư cần phải nắm chắc được đặc điểm nhận dạng của mô hình. 

Phân loại mô hình tam giác

Phân loại mô hình tam giácPhân loại mô hình tam giác

Mô hình tam giác được chia làm 3 loại phổ biến đó là: mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm và mô hình tam giác cân. Mỗi mô hình sẽ có một ý nghĩa, đặc điểm và những cách nhận dạng khác nhau. Cụ thể như sau:

Mô hình tam giác tăng

Đặc điểm nhận dạng:

Nhìn vào hình vẽ ta thấy, mô hình tam giác tăng sẽ khá giống hình tam giác vuông với một cạnh nằm ngang phía bên trên là đường kháng cự, cạnh còn lại chính là một thường thẳng dốc lên cũng có vai trò như đường hỗ trợ (đường kháng cự được hình thành tối thiểu từ 2 đỉnh và đường hỗ trợ là một đường thẳng đi qua ít nhất là 2 đáy)

Ý nghĩa:

  • Mô hình này thường sẽ xuất hiện ở giữa của một xu hướng tăng, dự báo rằng bên bán đang dần yếu thế trong khi bên mua đang chiếm được vị thế áp đảo và ngày càng gia tăng mạnh. 
  • Các đáy ngày càng được đẩy lên cao chứng tỏ rằng bên mua đang dồn sức gây áp lực nhằm mục đích phá vỡ vùng kháng cự, đây cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư đặt lệnh buy stop. Đến khi sức mua đã đủ mạnh làm giá breakout khỏi đường kháng cự và tiếp tục với xu hướng tăng ban đầu thì những lệnh chờ trên cũng sẽ đồng loạt được kích hoạt.

Thực tế kinh nghiệm giao dịch cho thấy thì đôi khi lực mua sẽ không đủ sức đẩy giá vọt lên trên bởi ngưỡng kháng cự quá mạnh. Vì vậy lưu ý rằng không phải lúc nào thị trường cũng sẽ xảy ra hoàn toàn giống như lý thuyết đã học, vậy nên các bạn cần thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bất kỳ một lệnh nào.

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình tam giác tăng

Để giao dịch hiệu quả với mô hình tam giác tăng thì điều cơ bản đầu tiên là bạn cần vẽ được hai đường xu hướng kháng cự và hỗ trợ ở trên đồ thị. Sau đó thực hiện xác định những điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ.

  • Vào lệnh: Nếu như giá xác nhận phá vỡ được ngưỡng kháng cự thì sẽ vào một lệnh buy hoặc sell nếu giá phá vỡ khỏi đường hỗ trợ. 
  • Stop loss (cắt lỗ): Bạn đặt tại đáy gần nhất một lệnh buy hoặc ở đỉnh gần nhất đối với lệnh sell. 
  • Take profit (chốt lời): ở điểm mà khoảng cách từ vị trí đó đến điểm phá vỡ bằng với độ cao của tam giác và cùng với chiều của xu hướng vào lệnh.

Mô hình tam giác giảm

Đặc điểm nhận dạng

Hơi khác so với mô hình tam giác tăng thì tam giác giảm sẽ gồm một cạnh phía dưới là đường hỗ trợ nằm ngang và một cạnh ở phía trên là đường kháng cự nối những đỉnh có hướng dốc xuống. Hai cạnh này giao với nhau tại một điểm phía bên phải của mô hình.

Ý nghĩa

  • Trước khi tam giác giảm được hình thành thì thị trường thường dao động ở trong một xu hướng giảm. Dự báo bên bán đang chiếm được ưu thế và bên mua đang yếu dần.
  • Các đỉnh sau này càng thấp hơn những đỉnh trước cho thấy rằng lực bán đang ngày càng gia tăng mạnh và dần chiếm được vị thế áp đảo. Đến khi lực bán đủ lớn thì giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục đâm xuống dưới rất mạnh. Khi này nhà đầu tư có thể cân nhắc việc sử dụng lệnh chờ sell stop. Đến khi mức giá xuống đến điểm đặt lệnh thì sẽ tự động khớp.

Một lưu ý nhỏ là các bạn nên chờ khi mà mô hình đã được tạo thành một cách hoàn chỉnh thì mới thực hiện giao dịch để có thể hạn chế được tối đa số tiền thua lỗ cũng như rủi ro “cạn kiệt” của tài khoản.

Cách giao dịch:

Phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm cũng hoàn toàn tương tự với mô hình tam giác tăng. Khi giá phá vỡ, xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ thì đây chính là cơ hội thích hợp để các nhà đầu tư vào lệnh mua. Ngược lại, khi khu vực kháng cự bị phá vỡ chính là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán trên thị trường.

  • Vào lệnh: nhà đầu tư mở lệnh bán bên dưới mức hỗ trợ và đặt lệnh mua ở phía trên mức kháng cự. 
  • Cắt lỗ: Đối với lệnh mua thì cắt lỗ sẽ được đặt ở đáy gần nhất và đỉnh gần nhất đối với lệnh bán.
  • Chốt lời cũng giống với mô hình tam giác tăng. Tức là đặt ở điểm cách điểm đặt lệnh bằng với chiều cao của tam giác. Điểm đặt chốt lời sẽ luôn cùng chiều với xu hướng đặt lệnh.

Mô hình tam giác cân

Đặc điểm nhận dạng:

Khác hẳn với 2 dạng mô hình trên thì cấu tạo của mô hình tam giác cân (còn gọi là Symmetrical Triangle) sẽ bao gồm một đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ dốc lên hội tụ cùng nhau tại 1 điểm về phía bên phải của mô hình. Hai cạnh này sẽ tạo với cạnh đáy 2 góc bằng nhau nên tam giác được hình thành là tam giác cân.

Hơn nữa, điều kiện để hình thành mô hình chính là mỗi cạnh cần phải có tối thiểu 2 điểm tiếp xúc với giá, nghĩa là phải tạo thành ít nhất với 2 đỉnh và 2 đáy.

Ý nghĩa:

  • Trong mô hình tam giác cân, cả 2 bên mua và bán đều cho thấy được tâm lý chờ đợi và sẵn sàng phản công khi mà một trong hai bên đẩy mức giá đi lên hoặc đi xuống. Do vậy đây còn gọi là giai đoạn giá di chuyển ở trong vùng tích lũy.
  • Mô hình tam giác cân là một mẫu hình lưỡng tính nên rất khó để những nhà đầu tư dự đoán được chính xác hướng phá vỡ của giá. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường thì giá sẽ thường breakout và tiếp tục di chuyển với xu hướng cũ trước đó hơn là sự đảo chiều tăng lên hay giảm xuống. Ngoài ra, volume giao dịch ngày càng giảm cũng làm biên độ dao động của giá ngày càng hẹp. 

Cách giao dịch:

Có 2 trường hợp sẽ xảy ra khi mô hình tam giác cân được tạo thành là: 

  • Nếu như mô hình tam giác cân được tạo thành ở cuối của xu hướng tăng giá thì khi giá phá vỡ khỏi vùng kháng cự thì xu hướng cũ sẽ tiếp diễn và đây chính là cơ hội thích hợp để các nhà đầu tư mở một lệnh mua. 
  • Nếu như mô hình tam giác cân được hình thành trong một xu hướng giảm thì khi mà giá bứt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ thì giá sẽ tiếp tục giảm. Đây chính là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nên bán ra.

Đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới và có ít kinh nghiệm thì thời điểm vào lệnh an toàn nhất đó chính là khi mô hình tam giác đã được xác nhận hoàn chỉnh. Khi đó chúng ta sẽ thực hiện đặt lệnh như sau:

  • Vào lệnh: Đặt lệnh mua ngay tại điểm phía trên của đường kháng cự một chút hoặc một lệnh bán ở phía bên dưới đường hỗ trợ. 
  • Cắt lỗ (stop loss): Đối với lệnh mua thì ta sẽ đặt tại đáy gần nhất, tương tự đối với lệnh bán hay stop loss ở đỉnh gần nhất. 
  • Chốt lời (take profit): Ta sẽ đặt tại điểm mà độ dài từ điểm đó đến điểm phá vỡ bằng với độ dài của cạnh đáy của tam giác và cùng hướng với vị trí vào lệnh.

Lưu ý khi thực hiện giao dịch với mô hình tam giác

Lưu ý khi thực hiện giao dịch với mô hình tam giácLưu ý khi thực hiện giao dịch với mô hình tam giác

Theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì khi giao dịch với mô hình tam giác, nhà đầu tư sẽ cần phải đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thứ nhất: Nghiên cứu kỹ về biểu đồ để nhận dạng được đúng mô hình tam giác và hạn chế nhầm lẫn với các mô hình có hình dạng tương đồng như mô hình cái nêm hay cờ đuôi nheo.
  • Thứ hai: Một mô hình thực sự được xem là mô hình tam giác khi nó thỏa mãn được điều kiện tối thiểu là cần phải hình thành đầy đủ ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy. Lúc này giao dịch với mô hình tam giác mới có thể phát huy được thế mạnh của nó.
  • Thứ ba: Để có thể đảm bảo được khả năng phán đoán xu hướng chính xác, ngoài theo phong cách price action thì các nhà đầu tư nên kết hợp với những công cụ phân tích kỹ thuật khác như: mô hình nến đảo chiều, chỉ báo kỹ thuật….
  • Thứ tư: Volume giao dịch luôn đóng một vai trò quan trọng như một tín hiệu dự báo giá sẽ được biến động theo xu hướng cụ thể nào đó.

Kết luận 

Mô hình tam giác là một trong các mô hình có tính ứng dụng cao nhất khi thị trường đang ở xu hướng sideway trong trường phái giao dịch Price action. Nếu như hiểu được cách vận hành của mô hình này thì  nhà đầu tư sẽ tìm được rất nhiều điểm vào lệnh giao dịch đẹp để kiếm được phần lợi nhuận trong quá trình đầu tư.

FTV–  đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín tại Việt Nam

FTV là một công ty tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh và chứng khoán uy tín tại Việt Nam hiện nay. Với mong muốn mang đến những khác biệt về chất lượng và dịch vụ. FTV chúng tôi cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư  trong suốt quá trình giao dịch để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất. 

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về mô hình tam giác hay cần biết thêm nhiều thông tin về đầu tư hãy liên hệ trực tiếp đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận