Mô hình nến nhấn chìm là một trong những mô hình cho bạn biết dấu hiệu đảo chiều của xu hướng. Tuy nhiên, mô hình này khá mơ hồ. Để hiểu rõ về mô hình nến nhấn chìm là gì và các loại nến nhấn chìm, hãy theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Nến nhấn chìm là gì?
Nến nhấn chìm là gì?
Nến nhấn chìm là một dạng mô hình nến dự báo sự đảo chiều xu hướng hiện tại. Mô hình này gồm hai nến với nến sau che lấp toàn bộ thân nến trước. Mô hình tăng hay giảm tùy thuộc vào vị trí nó xuất hiện trong xu hướng hiện tại.
Phân loại mô hình nến nhấn chìm
Có hai loại mô hình nến nhấn chìm: mô hình nến nhấn chìm tăng và mô hình nến nhấn chìm giảm.
Mô hình nến nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing)
Mô hình nến nhấn chìm tăng
Mô hình nến nhấn chìm tăng còn có tên gọi tiếng anh là: Bullish Engulfing
Về tên gọi, “Bullish” nghĩa là xu hướng bò, thể hiện thị trường tăng giá còn “Engulfing” có nghĩa là nhấn chìm. Do đó, nến Bullish Engulfing còn gọi là nến nhấn chìm tăng – đây là mô hình nến đảo chiều tăng mạnh mẽ. Bullish Engulfing bao gồm 2 cây nến ngược nhau xảy ra trong một xu hướng giảm.
Mô hình tăng giá có độ đáng tin cậy nhất khi xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm. Điều này có ý rằng áp lực mua đang gia tăng. Xu hướng hiện tại bắt đầu đảo chiều bởi có nhiều người mua hơn và đẩy giá lên cao. Mô hình bao gồm 2 nến, nến thứ hai màu xanh nhấn chìm hoàn toàn nến màu đỏ trước đó.
Thị trường có xu hướng giảm rõ ràng khi xuất hiện mô hình này. Cây nến tăng lớn cho ta thấy người mua đang tích cực tham gia vào thị trường. Điều này tạo đà để xu hướng tăng mới. Sau đó, sử dụng các chỉ báo hay các mức giá chính để xác nhận xu hướng đang thực sự đảo chiều.
Bullish Engulfing là mô hình gồm 2 cây nến ngược nhau xảy ra trong một xu hướng giảm. Trong đó nến sau sẽ dài hơn và bao trọn toàn bộ nến trước. Mô hình nến Bullish Engulfing biểu hiện sự thắng thế hoàn toàn của phe mua. Đây được xem là tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy và thường xuyên được các nhà kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng.
Nhận dạng mô hình nến này
Đề tránh nhầm lẫn mô hình nến nhấn chìm tăng với các mô hình nến Nhật khác và không bị bỏ lỡ các tín hiệu giao dịch quan trọng, các trader cần ghi nhớ được một số đặc điểm nhận dạng của mô hình nến nhấn chìm tăng như sau:
- Mô hình nến nhấn chìm tăng gồm 2 cây nến ngược chiều nhau. Trong đó:
Cây nến thứ nhất là nến giảm (nến đỏ) có phần thân khá ngắn và nhỏ.
Cây nến thứ hai là nến tăng (nến xanh) có phần thân rất dài và bao trùm toàn bộ cây nến thứ nhất.
- Giá mở cửa và giá đáy của nến thứ 2( nến xanh) phải thấp hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất( nến đỏ). Giá đóng cửa và đỉnh của nến thứ 2 cần phải cao hơn giá mở cửa của nến thứ nhất.
- Mô hình nến nhấn chìm tăng thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm dài hoặc là sau một cú giảm mạnh.
- Nếu nến đầu tiên của Bullish Engulfing thuộc dạng nến Doji thì độ tin cậy của mẫu hình sẽ cao hơn.
Cách thức giao dịch với mô hình nến nhấn chìm tăng
Cách thức giao dịch với mô hình nến nhấn chìm tăng
Sau khi hiểu được khái niệm cũng như đặc điểm nổi bật của nến nhấn chìm tăng thì chiến lược giao dịch với mô hình nến này chính là nội dung quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào theo trường phái price action nào cũng phải nắm rõ.
- Cách thức giao dịch đơn giản nhất
Quan sát hình minh họa ta thấy, mô hình nến Bullish Engulfing xuất hiện ngay sau một xu hướng giảm giá dài. Lúc này, để thu được lợi nhuận ở mức hấp dẫn, bạn có thể tham khảo cách thiết lập lệnh sau:
Điểm vào lệnh: đặt lệnh BUY tại mức giá mở cửa của cây nến thứ 3 .
Điểm stop loss (cắt lỗ): nằm phía dưới mức giá thấp nhất của mô hình khoảng 1-2 pips.
Điểm take profit (chốt lời): điểm chốt lời tại ngưỡng kháng cự của xu hướng như hình.
- Kết hợp với chỉ báo khác
Vì mô hình nến nhấn chìm chỉ là tín hiệu dự báo sự đảo chiều cho nên muốn giao dịch thành công với mô hình, các nhà kinh doanh cần sử dụng kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật khác. Cụ thể:
- Kết hợp nến nhấn chìm tăng với chỉ báo MA30
-
- Điều kiện: Thời điểm để giao dịch diễn ra tốt nhất nằm trong khoảng khung thời gian từ M5 đến M15 ( tức là từ 5 phút đến 15 phút).
- Đường MA 30 là chỉ số dự báo xu hướng. Do đó, khi nào đường giá di chuyển phía trên đường chỉ báo MA30 điều đó chứng tỏ xu hướng thị trường đang tăng. Ngược lại, khi nào đường giá dịch chuyển phía dưới đường MA30 điều đó chứng tỏ xu hướng thị trường đang giảm.
- Điểm vào lệnh: khi mô hình nến nhấn chìm tăng và nằm phía trên đường chỉ báo MA30 khi thị trường đang trong xu hướng tăng, bạn có thể vào lệnh mua tại giá mở cửa của nến thứ 3 ( có ký hiệu mũi tên xanh ở trong hình)
- Kết hợp nến Bullish Engulfing với đường hỗ trợ
-
- Điều kiện: Khung thời gian là M5 (5 phút) và nên kết thúc giao dịch trong vòng 5 phút.
- Điểm vào lệnh: khi mô hình nến nhấn chìm tăng được tạo thành tại khu vực hỗ trợ, các nhà kinh doanh cũng đặt lệnh BUY tại giá mở cửa của nến thứ 3 (mũi tên xanh như hình).
Bản thân đường hỗ trợ là một dấu hiệu cho thấy xác suất giá sẽ tăng lên rất cao, nếu mô hình nến nhấn chìm tăng xuất hiện trong khu vực này chứng tỏ tín hiệu đảo chiều có xu hướng là rất an toàn và đáng tin cậy.
Mô hình nến nhấn chìm giảm
Mô hình nến nhấn chìm giảm
Mô hình nến nhấn chìm giảm ngược lại với mô hình nến nhấn chìm tăng. Nó có độ đáng tin cậy nhất khi xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng và cho thấy áp lực bán gia tăng. Nến nhấn chìm giảm thường kích hoạt sự đảo chiều xu hướng hiện tại. Bởi nhiều người bán tham gia vào thị trường và sẽ đẩy giá xuống thấp hơn. Mô hình bao gồm hai nến với nến thứ hai( nến đỏ) hoàn toàn nhấn chìm thân nến xanh trước đó.
Thị trường có xu hướng tăng rõ ràng khi mô hình này xuất hiện. Nến giảm lớn điều đó cho thấy người bán đang tích cực tham gia vào thị trường. Điều này tạo cơ hội cho xu hướng giảm tiếp theo. Sau đó thì bạn cũng sử dụng các chỉ báo hoặc các mức hỗ trợ kháng cự để xác nhận xu hướng giảm.
Nhận dạng mô hình nến nhấn chìm giảm
Mô hình nến nhấn chìm giảm được xem là công cụ dự báo xu hướng thị trường vô cùng chính xác. Đây được xem là lý do mà phần lớn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà kinh doanh giao dịch theo phong cách price action cần nắm rõ những đặc điểm nhận dạng quan trọng của mô hình nến này. Cụ thể là:
- Giá mở cửa của nến thứ 2( nến đỏ) phải cao hơn giá đóng cửa của nến thứ 1( nến xanh). Đồng thời, giá đóng cửa của nến thứ 2 phải thấp hơn giá mở cửa của nến xanh trước đó. Do đó, độ dài của nến xanh phải “nhấn chìm” hoàn toàn nến đỏ phía trước, đây chính là đặc điểm nhận dạng quan trọng nhất của mô hình.
- Volume giao dịch của nến thứ 2 (nến đỏ) rất lớn.
- Mô hình nến nhấn chìm giảm xuất hiện ở đỉnh một xu hướng tăng dài hoặc sau một cú tăng mạnh. Nó cũng có thể được hình thành tại khu vực kháng cự.
Cách thức giao dịch với mô hình nến nhấn chìm giảm
Tương tự với bất kể mô hình nến Nhật nào, khi muốn đầu tư thành công và mang lại hiệu quả cao với mô hình nến nhấn chìm giảm, đòi hỏi các trader cần phải nắm rõ các phương pháp giao dịch với mô hình. Cụ thể là:
- Phương pháp giao dịch đơn giản
Trước khi bắt đầu vào lệnh, các trader cần phải lưu ý nên giao dịch khi mô hình nến đã thực sự xác nhận. Đặc biệt, không nên áp dụng nến này trong trường hợp thị trường đang đi ngang (sideway) hoặc choppy price, điều kiện giao dịch diễn ra tốt nhất là sau một xu hướng tăng giá. Để tránh rủi ro thua lỗ, bạn nên tập luyện với tài khoản demo thật kỹ trước khi giao dịch tài khoản thật bằng tiền của bạn.
- Điểm vào lệnh
Điểm entry tiêu chuẩn: tiến hành vào lệnh SELL tại mức giá đóng cửa của nến thứ 2 (nến đỏ) trong mô hình nhấn chìm giảm.
Cách vào lệnh tiêu chuẩn tiếp là bán ra tại điểm phá vỡ mô hình, có nghĩa là điểm phía dưới cách đáy của nến thứ 2 một vài pips, thường sẽ là 1 pip ( hình minh họa phía bên phải).
Ngoài ra, các nhà đầu tư cần phải lưu ý 2 trường hợp giao dịch có rủi ro cao với mô hình nến nhấn chìm giảm sau để tìm điểm vào lệnh hợp lý:
Trường hợp 1: Nến tăng (nến xanh) trước đó không được nến đỏ bao trọn vẹn mà phần bóng nến trên của nó dài vượt lên cao hơn so với nến đỏ.
Trường hợp 2: Nến giảm (nến đỏ) có phần bóng nến ở phía dưới khá dài, dài hơn bóng nến phía trên của nó.
Giải pháp cho hai trường hợp có rủi ro trên bằng cách đặt lệnh SELL tại mức giá bằng 1 nửa phần thân của nến thứ 2 như trong hình.
Phương pháp vào lệnh này còn được sử dụng khi điểm entry chuẩn lúc trước bị thất bại, tức là nến tiếp theo của mô hình không giảm xuống như đã dự định mà đảo chiều đi ngược lên ngay sau đó.
- Điểm cắt lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit)
Điểm cắt lỗ : phía trên đỉnh của mô hình nến nhấn chìm giảm và cách điểm cao nhất này khoảng 5 – 20 pips.
Điểm chốt lời : Tỷ lệ rủi ro chia cho lợi nhuận (R:R) lý tưởng là 1:1, tỷ lệ tối đa được phép take profit là 1:2. Vị trí đặt lệnh bạn có thể xem trong hình trên.
- Kết hợp phương pháp phân tích kỹ thuật khác
Bên cạnh đó, để nâng cao mức độ thành công, các trader cần phải kết hợp sử dụng thêm các tín hiệu hỗ trợ từ phương pháp phân tích kỹ thuật khác: như MACD, kháng cự, chỉ báo RSI. Vì các mô hình nến đơn giản sẽ chỉ là một tín hiệu đảo chiều.
- Kết hợp với giới hạn kháng cự
Kết hợp mô hình nến nhấn chìm giảm với vùng kháng cự mang lại hiệu quả rất cao. Nhưng trước tiên, các trader cần phải ghi nhớ một số đặc điểm để xác định một đường kháng cự tốt sau đây:
Một đường kháng cự có hiệu quả là đường được hình thành ở một vùng giá chẵn (tròn số). Ví dụ về cặp tiền GBP/USD, khi đường giá chạm mức 1.400 thì quay đầu lại, chứng tỏ đây là ngưỡng kháng cự tốt. Ngưỡng kháng cự phải không có một đỉnh nào vượt lên trên nó.
Khi đó, nếu mô hình nến nhấn chìm giảm xuất hiện ở khu vực kháng cự này và xuyên thủng ngưỡng kháng cự này thì chứng tỏ tín hiệu đảo chiều giảm giá rất mạnh mẽ và chắc chắn. Lúc này, các trader có thể vào lệnh SELL tại vị trí breakout.
- Kết hợp với MACD
Cách tối ưu nhất để giao dịch với đường MACD là khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ. Theo đó, nếu nhà đầu tư quan sát giá đi lên tạo ra các đỉnh sau cao hơn các đỉnh trước và đường MACD lại tạo các đỉnh sau thấp hơn các đỉnh cũ. Đây chính là dấu hiệu giá đang rời khỏi xu hướng tăng. Khi kết hợp với mô hình nến nhấn chìm giảm sẽ cho tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ hơn vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để bán ra.
>> Tham khảo: Mô hình nến đảo chiều tăng giảm - Cách nhận biết và ý nghĩa
Những chiến lược khi giao dịch với nến nhấn chìm
Những chiến lược khi giao dịch với nến nhấn chìm
- Dùng chiến lược nến nhấn chìm đảo chiều
Bạn có thể giao dịch với mô hình nến nhấn chìm giảm bằng cách chờ tín hiệu xác nhận động thái thông qua hành động giá tiếp theo hoặc là đợi một đợt giảm giá trước khi bắt đầu phiên giao dịch.
- Dùng nến nhấn chìm khi giao dịch theo xu hướng
Mô hình không nhất thiết phải xuất hiện cuối xu hướng. Trong một xu hướng mạnh, mô hình nến nhấn chìm có thể được sử dụng để xác định điểm mua mới.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về nến nhấn chìm là gì và những vấn đề khác có liên quan. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nó.
FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh uy tín nhất hiện nay.
Nhà đầu tư khi đến với FTV sẽ nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia uy tín có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo để từ đó đưa ra được những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.
Nếu có câu hỏi thắc mắc nào về nến nhấn chìm hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: