VNINDEX1255.45 (-12.28 -0.97%)690,102,153 CP 15,599.81 Tỷ 84 47 335HNXINDEX231.55 (-1.91 -0.82%)55,754,200 CP 1,090.60 Tỷ 33 42 78VN301294.05 (-13.1 -1%)278,476,462 CP 7,912.40 Tỷ 4 3 23HNX30502.75 (-5.1 -1%)37,202,000 CP 802.26 Tỷ 2 4 24

Nền kinh tế thị trường là gì? Đặc điểm và ưu nhược điểm

Kinh tế thị trường hiện nay vẫn luôn được xem là một trong những thành quả quan trọng nhất trong sự phát triển lâu dài của nền văn minh nhân loại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động. Đây là một trong những mô hình kinh tế được nhiều nước sử dụng trên thế giới bởi vì những lợi thế mà nó mang lại. Tuy nhiên, vẫn còn chủ thể chưa hiểu rõ về kinh tế thị trường. Vậy kinh tế thị trường là gì? Có những ưu điểm và hạn chế ra sao? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé !

Kinh tế thị trường là gì?

kinh-te-thi-truong-la-giNền kinh tế thị trường là gì?

Là một giai đoạn phát triển của nền kinh tế, kinh tế thị trường được sử dụng để thể hiện nền văn minh của nhân loại, trong đó việc sản xuất cần phải phù hợp với nhu cầu con người, có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.

Nền kinh tế thị trường sẽ luôn luôn tồn tại rất nhiều hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể hay các hình thức sở hữu khác.

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể này sẽ đều có quyền lợi bình đẳng với nhau và hoạt động dựa trên khuôn khổ nhất định thông qua những quy định của pháp luật quốc gia.

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường đã góp một phần vào sự tăng cường và cạnh tranh khốc liệt của các thành phần trong nền kinh tế, phát triển các hoạt động trao đổi và mua bán trên thị trường.

Nền kinh tế thị trường hiện nay cũng chính là nơi để các chủ thể trong xã hội có thể thỏa mãn mọi đam mê trong vấn đề kinh doanh, sản xuất. Đây là môi trường kinh doanh tự do và công bằng nhất.

Một số mô hình kinh tế điển hình có thể kể đến như: Kinh tế thị trường tự do, xã hội, kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hay kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Các chủ thể nổi bật nào tham gia vào nền kinh tế thị trường?

Tham gia vào nền kinh tế thị trường có các chủ thể chính dưới đây:

- Nhà nước: Có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Nhà nước đảm bảo thực hiện các chức năng cơ bản như xây dựng các thể chế, cung cấp các loại hàng hóa công cộng thuần túy, quan tâm đến các yếu tố ứng dụng, kiểm soát độc quyền và phân phối các hoạt động tư nhân và phân phối lại của cải trong xã hội.

- Doanh nghiệp: Đây là nơi trực tiếp sản xuất mọi loại hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên thị trường. Việc xây dựng và hoàn thiện thể các chế của doanh nghiệp với tư cách là chủ thể quan trọng của kinh tế thị trường. Là khâu sống còn, chi phối mức độ biến động của nền kinh tế.

- Người tiêu dùng: Với nền kinh tế thị trường luôn sản xuất ra các sản phẩm nhằm mục tiêu để bán, tức là nhà sản xuất hay còn gọi là người bán những hàng hóa đã được sản xuất ra ngoài để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nhu cầu của họ sẽ là căn cứ cho sự phát triển của sản xuất trong nền kinh tế thị trường.

Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường

kinh-te-thi-truong-la-giĐặc trưng của nền kinh tế thị trường

Những đặc điểm và tiêu chí cơ bản của các yếu tố thị trường trong nền kinh tế hiện đại và điều kiện về toàn cầu hóa bao gồm:

- Thứ nhất, là kinh tế thị trường có đầy đủ tất cả các loại thị trường, bao gồm thị trường các nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa và dịch vụ các loại thị trường khác. Các loại thị trường đó đều phát triển, về cơ bản đây là thị trường cạnh tranh công bằng, có kết nối các nền kinh tế khu vực và trên toàn cầu với nhau.

- Thứ hai, sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản vô cùng rõ ràng, thường được xác định cụ thể cũng như được bảo vệ một cách chắc chắn với độ tin cậy cao.

- Thứ ba, các chủ thể kinh tế thị trường cần phải độc lập về pháp lý và tham gia đa dạng về loại hình, cũng sẽ có quyền tự chủ và tự do kinh doanh. Có nghĩa là tự do quyết định việc sản xuất sản phẩm gì, sản xuất số lượng bao nhiêu, sản xuất như thế nào và tự do quyết định về giá và trao đổi theo nhu cầu của thị trường.

- Thứ tư, thị trường của tất cả các loại sản phẩm đều có cạnh tranh công bằng và trật tự, độc quyền kinh doanh được kiểm soát có hiệu quả, cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh sẽ bị loại trừ.

- Thứ năm, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trên thị trường với sự công bằng và có trật tự là hai yếu tố cơ bản luôn chi phối bổ sung nguồn lực trong nền kinh tế, chi phối sự lựa chọn của các chủ thể thị trường.

- Thứ sáu, giá cả của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên đều được quyết định dựa trên sự khan hiếm, cạnh tranh và cả mối quan hệ cung - cầu của yếu tố thị trường. 

- Thứ bảy, đây là sự đào thải sáng tạo hay chính là sự cạnh tranh thị trường một cách thật sự công bằng và có trật tự thì sẽ lựa chọn ra bên thắng cuộc.

Các đặc điểm và tiêu chí cơ bản gồm yếu tố Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa bao gồm:

- Nhà nước cần quản lý và ổn định, trong đó nền kinh tế vĩ mô cần được duy trì.

- Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và đảm bảo hiệu lực thực thi, trong đó những điểm nổi bật là được xác lập rõ ràng, cụ thể các loại sản phẩm, quyền sở hữu tài sản, bảo vệ có hiệu quả. Quyền sở hữu tài sản, bảo đảm quyền tự do khi lập hợp đồng và thực thi các hợp đồng, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và bình đẳng, có thể kiểm soát hiệu quả độc quyền kinh doanh dưới mọi hình thức, kiểm soát mọi cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh dưới mọi hình thức.

- Nhà nước cũng cần phải khắc phục những khiếm khuyết dẫn tới thất bại của thị trường, đồng thời cố gắng không làm cho thị trường hoạt động một cách méo mó, bị sai lệch, không tạo ra những tín hiệu thị trường gây sai lệch đối với các chủ thể của thị trường.

- Nhà nước cũng cần làm đối tác và tạo thật nhiều cơ hội phát triển đối với các khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội khác.

- Nhà nước cần tạo điều kiện cũng như để đảm bảo công bằng về cơ hội phát triển đối với tất cả người lao động, thực hiện phân phối lại thu nhập để nhằm giảm bớt đi sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội và hỗ trợ, nâng đỡ các nhóm xã hội yếu thế, các vùng và địa phương kém phát triển hơn.

- Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện nay, tổ chức cung ứng các loại dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và thực hiện các nhóm xã hội khác. 

Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường

kinh-te-thi-truong-la-giƯu thế của nền kinh tế thị trường hiện nay

Về ưu điểm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nếu nhu cầu về hàng hóa của các chủ thể cao hơn so với nguồn cung, thì giá cả hàng hóa đó sẽ cao lên, lợi nhuận từ đó cũng sẽ tăng lên, đây chính là động lực để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng nguồn cung.

Theo đó các doanh nghiệp, cơ sở có cơ cấu sản xuất hiệu quả cũng sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao, cho phép nhà sản xuất, doanh nghiệp gia tăng quy mô, nguồn lực sẽ đổ dồn về những nơi có hiệu quả sản xuất tốt hơn.

Ngược lại nếu các doanh nghiệp, cơ sở có cơ sở sản xuất không hiệu quả, sức cạnh tranh kém thì sẽ dần bị đào thải khỏi thị trường.

Nền kinh tế thị trường phần nào đã tạo động lực để các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới, phát triển thêm khoa học công nghệ về quy trình sản xuất, quản lý, tìm tòi và phát minh thêm các sản phẩm để có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh chính vì vậy nếu muốn tồn tại lâu dài sẽ phải luôn có giải pháp cải tiến mới mẻ.

Kinh tế thị trường cũng là nơi để thanh lọc những người thực sự có năng lực, đào thải những ai yếu kém

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường hiện nay cũng cần phải tạo ra nhiều xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước với nhau. Việc được tiếp xúc và chuyển giao những công nghệ sản xuất mới, công nghệ quản lý mới từ các nước phát triển, từ đó sẽ thúc đẩy việc học hỏi, tìm tòi khoa học công nghệ từ nước đang phát triển để tạo ra những giải pháp tích cực cho nền kinh tế của nước nhà.

Mức độ thị trường hóa khiến nền kinh tế được coi là tiêu chí trong cách xác định điều kiện thương mại giữa hai bên. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường cũng mang đến nhiều việc làm hơn cho các chủ thể là người lao động hiện nay. 

Về nhược điểm

kinh-te-thi-truong-la-giMặt trái của nền kinh tế thị trường

Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể là nguyên nhân chính gây bất bình đẳng trong xã hội.

Những chủ thể là người chiếm ưu thế trong kinh doanh - sản xuất sẽ ngày càng nhiều tài sản và có quyền lực trong tay, những người còn lại thì sẽ rơi vào tình trạng tệ hơn.

Đây cũng là lý do quan trọng dẫn đến sự phân chia giai cấp đó là thống trị và bị thống trị. Sự phân chia giai cấp trong xã hội cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội hiện nay.

Bên cạnh đó, nếu sau thời gian dài mà không có cạnh tranh, những người có tiềm lực mạnh mẽ trực tiếp thâu tóm thị trường, nền kinh tế thị trường lúc này có thể chỉ do một số ít người thao túng, họ cũng chi phối thị trường theo ý mình.

Chính bởi vậy, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước trong việc tìm giá cả, giảm chất lượng sản phẩm để tăng lợi nhuận sẽ xảy ra và gây tổn thất lớn cho nền kinh tế nói chung, người tiêu dùng nói riêng. Do đó sự chênh lệch chung về cung và cầu sẽ là hệ quả dẫn đến khủng hoảng thừa, thất nghiệp và lạm phát.

Các doanh nghiệp khi không bán được hàng để nhằm thu hồi vốn dần sẽ phá sản và kèm theo khủng hoảng kinh tế trên khu vực và toàn thế giới.

Trong thực tế hiện nay để nhằm mục đích là có thể hạn chế nhiều nhất có thể các mặt trái của kinh tế thị trường, không có đất nước nào có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn là tự do, tự phát. Chính phủ sẽ luôn luôn có trách nhiệm can thiệp vào thị trường dù ít hay nhiều. Cũng như vậy các nước sẽ có nền kinh tế hoạch hoá tập trung hoàn toàn. 

Thay vào đó là đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay có nền kinh tế hỗn hợp. Tùy vào mỗi đất nước, các yếu tố thị trường và yếu tố can thiệp của Nhà nước sẽ là nhiều hay ít.

Cụ thể tại Mỹ, nền kinh tế chủ yếu là thị trường tư nhân nhưng nước Mỹ vẫn có đạo luật về sản xuất quốc phòng, đạo luật này sẽ cho phép tổng thống Mỹ có quyền được yêu cầu các doanh nghiệp buộc phải nhận và ưu tiên những đơn hàng về chế tạo vật liệu, thiết bị được coi là quan trọng đối với hoạt động quốc phòng, dù điều đó có thể gây thua lỗ cho các doanh nghiệp nhưng tổng thống Mỹ cũng có quyền để quyết định những mặt hàng bị cấm tích trữ hoặc đầu cơ tăng giá.

kinh-te-thi-truong-la-giQuy luật của nền kinh tế thị trường

Kết luận

Kinh tế thị trường chính là một giai đoạn phát triển của nền kinh tế, sử dụng để thể hiện nền văn minh của nhân loại, trong đó việc sản xuất cần phải phù hợp với nhu cầu con người, có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể nắm rõ được kinh tế thị trường là gì, chủ thể nào sở hữu và những ưu điểm, nhược điểm của kinh tế thị trường... để có thể hiểu và áp dụng hiệu quả trong tương lai.

FTV hay Công ty Cổ phần Đầu tư và Công Nghệ FTV là đơn vị chuyên tư vấn kiến thức về chứng khoán, hàng hóa phái sinh uy tín ở Việt Nam hiện nay

Thị trường chứng khoán vẫn luôn luôn có sức hút đặc biệt khi khiến rất nhiều người quan tâm và đặc biệt là muốn thử sức tham gia lĩnh vực này. Bởi năm 2022, thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn được đánh giá cao, khi thông qua nhiều yếu tố để trở thành một trong những kênh đầu tư tài chính hấp dẫn.

Vì là người mới, vốn chưa có kinh nghiệm và kiến thức về thị trường này, nếu các bạn cần học hỏi và mong muốn có thể tìm hiểu sâu hơn về đầu tư chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với FTV. 

Nếu các bạn còn thắc mắc về kinh tế thị trường là gì thì hãy vui lòng truy cập nhanh vào trang web ftv.com.vn hoặc gọi ngay đến số Hotline của FTV là 0983 668 883 để được giải đáp nhanh chóng nhất. Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ chuyên gia , dày dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn và nhiệt tình hỗ trợ kiến thức cho các bạn 24/7.

Xem thêm:

GỬI BÌNH LUẬN MỚI
Gửi bình luận
Bình luận