Trong bất kì một lĩnh vực nào đặc biệt là trong kinh doanh, chúng ta cũng cần nắm bắt cơ hội. Cơ hội đòi hỏi người kinh doanh phải điều chỉnh những chiến lược để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Nắm bắt cơ hội sẽ giúp cho doanh nghiệp, người đầu tư có những thành công nhất định trong kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về cơ hội kinh doanh là gì và những vấn đề khác có liên quan chúng ta hãy theo dõi bài viết sau nhé!
Cơ hội kinh doanh là gì?
Khái niệm cơ hội kinh doanh là gì?
Cơ hội kinh doanh là tập hợp những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để tiến hành thực hiện công việc tạo lợi nhuận. Đây là một trạng thái có tầm nhìn chiến lược, là mục tiêu kinh doanh mong muốn khác so với thời điểm hiện tại và là niềm tin của người kinh doanh mong muốn đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Trong cuộc sống, con người luôn có những nhu cầu về vật chất cần được đáp ứng nhằm thỏa mãn cuộc sống sinh hoạt. Xuất phát từ nhu cầu đó thì doanh nhân có ý tưởng kinh doanh và cho ra đời các thương hiệu cụ thể của hàng hóa dịch vụ. Từ đây, các doanh nhân có khát vọng kinh doanh và đi tìm ý tưởng kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh được thiết lập từ những nhu cầu thực tiễn của con người nhằm đáp ứng tối đa và giúp cuộc sống của con người trở nên tiến tiến nhất. Các nhà đầu tư rất nhạy bén, nắm bắt kịp thời nhu cầu mới. Đây là cơ hội kinh doanh tốt họ nắm bắt để chiếm lĩnh thị trường và không ngừng phát triển, mở rộng kinh doanh. Vậy, một cơ hội kinh doanh tốt phải đảm bảo những đặc điểm nào? Theo chúng tôi thì nó bao gồm 4 đặc điểm chính như sau:
- Tính hấp dẫn: Chứa đựng những yếu tố thị trường như tỷ lệ lợi nhuận cao, sức ép về cạnh tranh thấp…
- Tính thời điểm: Việc lựa chọn đúng thời điểm kinh doanh so với thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh.
- Tính ổn định, bền vững: Một cơ hội kinh doanh tốt sẽ đảm bảo tính ổn định lâu dài.
- Đáp ứng nhu cầu của thị trường: Sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra từ cơ hội kinh doanh phải mang lại giá trị cho khách hàng và người tiêu dùng.
Cách nhận diện cơ hội kinh doanh
Cách nhận diện cơ hội kinh doanh
Việc nhận diện cơ hội kinh doanh là điều mà mỗi doanh nhân muốn thành công đều phải nhạy bén để nắm bắt kịp thời. Dưới đây là một số cách tiếp cận mà các nhà đầu tư dùng để nhận diện cơ hội kinh doanh:
Thứ nhất là nghiên cứu sự chênh lệch giữa cung và cầu. Người kinh doanh cần tìm hiểu nhu cầu hiện tại của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường về số lượng lẫn chất lượng. Tìm hiểu về mặt hàng đó đang có những đơn vị cung cấp nào, dự đoán nhà cung cấp đó có đủ nguồn cung nội địa hay không? Nếu không cung cấp đủ thì chắc chắn điều này sẽ tạo ra một cơ hội kinh doanh tốt cho bạn.
Ví dụ: Bạn tìm hiểu được tại địa phương mình đang sinh sống chỉ có một nhà bán lẻ vật liệu xây dựng và sản lượng của họ chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu sử dụng trên thị trường. Hơn nữa, bạn nhận thấy nhu cầu xây dựng tại đây tăng cao trong khoảng thời gian gần đây do nhu cầu nhà ở. Việc nắm bắt này cho thấy bắt đầu kinh doanh vật liệu xây dựng là một cơ hội kinh doanh tốt.
Thứ hai là công nghệ ngày càng trở nên tiến bộ hơn. Công nghệ 4.0 hiện đại giúp chúng ta dễ dàng tìm được cách cải tiến trong công nghệ để khắc phục những hạn chế của hệ thống sản xuất theo lối truyền thống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt đầu mở ra một cơ hội kinh doanh mới.
Ví dụ: Chương trình nghiên cứu và phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở vùng biển miền Trung có bước tiến lớn khi nuôi tôm sú trở thành lĩnh vực kinh doanh có nhiều tiềm năng. Cùng với đó là sự phát triển của ngành thương mại điện tử đã mở ra nhiều phương thức kinh doanh mới. Việc tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản dễ dàng và tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng hơn giúp nâng cao doanh số bán hàng.
Thứ ba là khám phá các mối quan hệ ngành trong tương lai. Chúng ta sẽ tìm ra được nhiều ý tưởng kinh doanh khả thi trong khi tiếp thu những gì đã và đang tồn tại.
Ví dụ: Một nhà máy chế biến thịt trong khu vực của bạn đang sinh sống có sự liên kết ngược hỗ trợ thúc đẩy những dự án kinh doanh nông nghiệp như chăn nuôi lợn, gia cầm hay dịch vụ vận chuyển. Phát triển chung cùng hệ sinh thái này cũng đem đến những cơ hội kinh doanh về thức ăn chăn nuôi, những nguồn cung đầu vào khác cho người chăn nuôi…
Thứ tư là bổ sung, thích ứng và định hình lại. Chúng ta cần chủ động quan sát những người xung quanh bạn đang kinh doanh gì? Bạn có thể lựa chọn một trong những việc kinh doanh đó, cải tiến lại tốt hơn để có thể mang lại thành công.
Bạn phải luôn là người nắm bắt được tình hình kinh tế tại nơi bạn đang sinh sống. Có những công việc kinh doanh sẽ khơi gợi nguồn cảm hứng cho bạn và bạn thấy được tính khả thi từ việc đó. Tuy nhiên, nó không phải là sao chép hoàn toàn mà là tiếp thu ý tưởng nhưng hãy đổi mới nó, cải tiến những tính năng sao cho phù hợp với thị trường bạn đang hướng đến.
Ví dụ: Bạn đang sinh sống và khá ấn tượng với một vài dự án kinh doanh thành công ở thành phố, chẳng hạn mô hình cafe Internet, quảng bá những món ăn lạ có nhiều người ưa thích… Bạn có thể ứng dụng, điều chỉnh sao cho phù hợp với văn hoá và điều kiện của địa phương rồi tiến hành khởi nghiệp với chúng. Có rất nhiều người trong thực tế đã thành công khi tận dụng được những cơ hội kinh doanh như vậy.
Thứ năm là áp dụng phân tích SWOT để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Trong trường hợp bạn là doanh nghiệp đang hoạt động thì bạn cần áp dụng SWOT để phân tích và xác định cơ hội kinh doanh mới. Việc phát hiện cơ hội thị trường sẽ đưa doanh nghiệp phát triển tốt hơn. SWOT bao gồm:
- Xu hướng về kinh tế
- Xu hướng về thị trường
- Sự chuyển dịch hoặc mở rộng quy mô khách hàng
- Sự thay đổi những quy định do Chính phủ hoặc ngành ban hành
- Những thay đổi trong quan hệ đối tác hay quan hệ với nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…
Thứ sáu là triển vọng tài trợ mới hoặc thay đổi. Hoàn thành SWOT là một trong những con đường xác định cơ hội kinh doanh chính xác nhất. Công cụ SWOT tập trung vào việc phân tích chiến lược qua 4 yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp đó là: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. SWOT sẽ đem đến cho bạn cái nhìn về giá trị doanh nghiệp, các cơ hội và triển vọng có tiềm năng mà bạn khai thác được.
Ví dụ: Khi tiến hành phân tích SWOT cho bạn thấy tiềm năng trong việc chuyển đổi xu hướng thị trường, phản hồi của bạn có thể là giới thiệu về sản phẩm mới, điều chỉnh giá cả của sản phẩm hiện tại, thay đổi quảng cáo hay tăng giá trị cho những trải nghiệm của khách hàng.
Cuối cùng là tiến hành sàng lọc và lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất. Yếu tố trước tiên là chọn lựa cơ hội kinh doanh có tính khả thi cao nhất mà bạn làm được. Tiếp đến là rút ngắn sự lựa chọn còn lại 2 - 3 dự án khả thi. Tuy nhiên do nguồn lực có hạn nên bạn không thể thực hiện đồng thời 3 dự án. Vì vậy, bạn cần lựa chọn, sàng lọc cái tốt nhất.
Lý do nhận diện cơ hội kinh doanh
Thực tế cho thấy con người sẽ chẳng bao giờ ngừng mong muốn sử dụng các dịch vụ, sản phẩm thiết yếu. Đặc biệt như thức ăn, quần áo , vấn đề chỗ ở, an toàn,… mọi mong muốn đều là phục vụ nhu cầu của chính họ và đương nhiên họ sẵn sàng chi tiền cho những nhu cầu đó. Lúc này các nhà kinh doanh, doanh nhân trẻ cần nắm bắt cơ hội kinh doanh. Bạn cần biết rằng nên lựa chọn các cơ hội kinh doanh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và mang tính bền vững dù ở bất kỹ thời điểm nào đi chăng nữa. Duy trì và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đem lại kết quả như mong đợi.
Các bước tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt
Các bước tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt
Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh từ những nơi quen thuộc, những điều tầm thường nhất.
Một ý tưởng độc đáo không có nghĩa là phải xuất phát từ những sản phẩm có giá trị lớn hay một người quá khác biệt. Bạn có thể tiến hành khởi nghiệp với các ý tưởng dựa trên cảm hứng từ chính những điều mà bạn đã từng trải nghiệm. Chỉ có những điều quen thuộc mới giúp bạn hiểu được mối quan hệ thiết thực của nó và bạn. Từ đó, bạn có thể đưa ra những phỏng đoán đúng đắn cho những ý tưởng độc đáo.
Bước 2: Nhận ra cơ hội kinh doanh từ những điều nhỏ bé.
Bạn cần bỏ qua những điều xa vời thực tế, cơ hội có thể đến từ những điều được xem là nhỏ bé nhất. Đừng bao giờ xem nhẹ những điều nhỏ bé, đơn giản xung quanh chúng ta. Hãy bắt tay với một ý tưởng kinh doanh rõ ràng từ những việc nhỏ bé trước, khi bạn nhận ra được đường đi của ý tưởng thì đó cũng chính là cơ hội để bạn kinh doanh và xây dựng cho riêng mình.
Bước 3: Tăng, giảm hợp lý là điều kiện cơ hội kinh doanh của bạn đem đến thành công.
Đừng suy nghĩ thiển cận khi nghĩ càng nhiều càng tốt. Ví dụ một shop mỹ phẩm ban đầu họ nhập mỹ phẩm bán rất chạy, sau đó lại thấy phụ kiện cũng đem đến doanh thu nên họ bán thêm cả phụ kiện, rồi họ lại bán thêm quần áo. Có quá nhiều mặt hàng sẽ khiến khách hàng bị phân tâm và không định hình được shop đó bán gì là chính.
Ngược lại, việc quá tối giản các mặt hàng, chỉ tập trung vào một mặt hàng duy nhất cũng sẽ làm bạn mất đi nhiều cơ hội kinh doanh phát triển trong lĩnh vực của mình. Vì vậy, trong quá trình phát triển và hình thành ý tưởng kinh doanh cần đưa ra những cân nhắc kỹ để tăng giảm sao cho phù hợp.
Bước 4: Đánh giá mức độ khả thi của ý tưởng kinh doanh.
Một ý tưởng kinh doanh tốt sẽ tỉ lệ thuận với tiền lời mà nó có thể kiếm ra. Theo đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp “từ dưới lên trên” để tính toán hợp lý các chi phí, đơn giá sản phẩm, mức độ lời lãi hoặc tính theo phương pháp “từ trên xuống dưới” bằng cách tìm kiếm trên mạng tổng quy mô của thị trường là bao nhiêu, thiết lập mục tiêu một cách rõ ràng và tính ra chi phí cuối cùng thật cụ thể.
Những cơ hội và thách thức kinh doanh thời đại 4.0
Các bước tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt
Chúng ta đang sống và làm việc trong thời kỳ mà công nghệ 4.0 lên ngôi. Khi mà mọi thứ đều được tối ưu giữa công nghệ và truyền thống thì kinh doanh cũng không ngoại lệ. Các mô hình kinh doanh 4.0 tuy mang một điểm chung là đều mang hơi hướng của công nghệ nhưng ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì kinh doanh sẽ mang theo những đặc trưng khác nhau.
Thời đại 4.0 đã mở ra cơ hội kinh doanh cho tất cả mọi người. Từ các doanh nghiệp lớn, nhỏ đến cá nhân kinh doanh riêng lẻ. Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường nhanh chóng cũng như xóa bỏ những khoảng cách địa lý. Thêm nữa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có triển vọng rất lớn về thương mại điện tử. Trong đó, có đến 42 triệu người truy cập Internet và 46,5 triệu người dùng Smartphone trên tổng số gần 100 triệu dân. Thị trường mua sắm online cũng vì thế được thúc đẩy sôi động hơn. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn bứt phá để đầu tư ngân sách vào kinh doanh công nghệ 4.0.
Bên cạnh những cơ hội tốt, kinh doanh thời đại 4.0 cũng mang đến những thách thức từ việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những rủi ro cao. Chuyển dịch số là xu hướng tất yếu cho nên ngày càng nhiều doanh nghiệp bước vào sân chơi này. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Rủi ro xuất phát từ việc kinh doanh tại thời đại 4.0 phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ. Do đó, doanh nghiệp phải đối mặt với nỗi lo mới bị kẻ xấu tấn công, đánh cắp thông tin khách hàng. Từ đó hạ thấp uy tín của doanh nghiệp.
Kết luận
Sử dụng đồng thời các phân tích sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có được một cái nhìn tổng thể về các cơ hội và giúp tạo ra các kế hoạch kinh doanh chiến lược lâu dài. Khi cơ hội kinh doanh được xác định cũng như có được ví dụ về cơ hội kinh doanh, các công ty cần di chuyển nhanh chóng để tạo ra một kế hoạch. Cần xây dựng một đề xuất có giá trị, lập kế hoạch chuỗi thương mại hóa và dự trù chi phí, doanh thu, dòng tiền và khả năng tài chính.
FTV - đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh hiện nay
Nhà kinh doanh khi đến với FTV sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ những chuyên gia uy tín và có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, nhà kinh doanh còn được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo về thông tin trên thị trường có liên quan. Từ đó, tạo ra những cơ hội kinh doanh đem lại mức độ thành công cao.
Nếu có câu hỏi thắc mắc về cơ hội kinh doanh hoặc cần hỗ trợ đầu tư hãy liên hệ ngay đến FTV qua HOTLINE 0983 668 883 để được giải đáp.
Xem thêm: