Khi các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư chứng khoán thì việc tìm hiểu về các thuật ngữ là việc hết sức cần thiết giúp bạn có thể phân tích và đưa ra chiến lược hiệu quả. Trong đó, giá trần, giá sàn là một khái niệm quan trọng hơn cả khi giao dịch chứng khoán. Vậy Giá trần là gì? làm sao để có thể phân biệt về giá trần, giá sàn và giá tham chiếu. Sau đây FTV sẽ chia sẻ đến các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Giá trần là gì?
Giá trần là gì?
Giá trần trong chứng khoán được hiểu là một mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán hoặc mua chứng khoán trong ngày giao dịch. Từ đó, nhà đầu tư sẽ không thể mua cao hơn mức giá trần được niêm yết trên sàn giao dịch. Nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh bán hoặc mua chứng khoán trong mức giá trần đã nêu ra. Nếu đặt ngoài mức giá trần này hệ thống sẽ báo lỗi và nhà đầu tư không đặt được lệnh.
Mỗi một sàn giao dịch sẽ đưa ra một mức giá trần khác nhau và mỗi loại cổ phiếu có một mức giá trần riêng biệt.
Ví dụ: Trên sàn Hose mã chứng khoán Vinamilk (VNM) vào ngày 16/5/2022 có giá trần là 70.7 (70.700 đồng/cổ phiếu) thì nhà đầu tư chỉ đặt lệnh giao dịch chứng khoán trong khoản 70.700 đồng/cổ phiếu. Lệnh đặt không được cao hơn mức giá này.
Việc đưa ra mức giá trần trong chứng khoán nhằm tránh hiện tượng thao túng và đẩy giá cổ phiếu quá cao hoặc bán tháo giá cổ phiếu quá thấp trong một phiên giao dịch.
Xem thêm: Giá sàn trong chứng khoán là gì?
Quy định về giá trần trong chứng khoán
Quy định về giá trần trong chứng khoán
Trên các bảng giá chứng khoán niêm yết ở sở giao dịch, các mức giá được quy định bằng bảng màu giúp cho nhà đầu tư dễ dàng phân biệt. Mức giá trần chứng khoán theo quy định của sàn HOSE và HNX sẽ được niêm yết bằng màu tím.
Ngoài ra, tại 1 số công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể đọc giá trần bằng cách nhìn vào các ký hiệu. Giá trần được ký hiệu là CE (ceiling) và giá sàn sẽ được thêm ký hiệu là FL (sàn) bên cạnh.
Đặc biệt, trong chứng khoán giá trần thường được áp dụng quy tắc làm tròn nhằm giải quyết các vấn đề về giá tham chiếu nhân với biên độ dao động ra số lẻ. Với những quy định như vậy sẽ giúp cho nhà đầu tư dễ dàng phân biệt, tìm hiểu sâu hơn về chứng khoán.
Xem thêm: Ce trong chứng khoán là gì?
Phân biệt về giá trần, giá sàn và giá tham chiếu
Phân biệt về giá trần, giá sàn và giá tham chiếu
Trong bảng giá chứng khoán tại sàn giao dịch giá trần và giá sàn là 2 chỉ số giá quan trọng bên cạnh giá tham chiếu mà các nhà đầu tư cần nắm được. Tuy nhiên, có không ít người mới chơi chứng khoán sẽ bị nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này.
Để các nhà đầu tư dễ phân biệt, trên bảng giá sẽ quy định màu sắc cho các mức giá. Bảng giá tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), giá tham chiếu được hiển thị bằng màu vàng, giá trần là màu tím và giá sàn là màu xanh da trời. Các mức giá tăng hoặc giảm còn lại được hiển thị lần lượt là màu xanh lá cây và màu đỏ.
Giá sàn là gì?
Giá sàn chứng khoán chính là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
Ví dụ: Trên sàn HOSE mã chứng khoán VNM trong ngày 16/5/2022 có giá tham chiếu là 66.1 (66.100đ/cổ phiếu).
- Giá trần = 66.1 + (10% * 66.1) = 72.71
- Giá sàn = 66.1 – (10% * 66.1) = 59.49
Như vậy chúng ta chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 59.490 – 72.710 đồng/cổ phiếu.
Giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện trong lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó. Mỗi một sàn giao dịch sẽ có một cách tính giá tham chiếu khác nhau. Cụ thể:
- Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (Sàn giao dịch HOSE): Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó gần nhất (trừ các trường hợp đặc biệt).
- Sàn HNX: Giá tham chiếu được xác định bởi giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
- Sàn UPCOM: Giá tham chiếu được tính là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục trong ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
Cách tính mức giá trần, giá sàn và giá tham chiếu giao dịch chứng khoán
Công thức tính giá trần trong chứng khoán:
Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)
Công thức tính giá sàn trong chứng khoán:
Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)
Công thức tính giá tham chiếu:
Giá tham chiếu = Giá kết thúc phiên giao dịch
Trong đó:
- Giá tham chiếu là giá đóng cửa (giá thực hiện khớp lệnh cuối cùng) trong ngày giao dịch trước đó. Mỗi một sàn giao dịch sẽ có 1 cách tính giá tham chiếu khác nhau. Còn tùy thuộc vào các nhà đầu tư đang giao dịch trên các sàn nào, hãy tham khảo giá của sàn đó. Tránh tình trạng nhầm lẫn gây nên kết quả không chính xác.
- Biên độ giao động là thuật ngữ dùng để thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng, giảm trong một phiên giao dịch.
Lưu ý: Đối với bảng giá chứng khoán sàn HOSE thì giá trần của chứng khoán sẽ có sự điều chỉnh đối với các trường hợp đặc biệt sau:
1. Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ EFT, chứng chỉ quỹ đóng có giá trần khi điều chỉnh biên độ dao động cộng 7% mà giá trần bằng giá tham chiếu thì được điều chỉnh:
Giá trần điều chỉnh = giá tham chiếu dự kiến + một đơn vị báo giá.
2. Trường hợp giá trần chứng chỉ quỹ đóng, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ EFT sau khi đã điều chỉnh theo cách trên bằng 0 thì điều chỉnh như sau:
Giá trần điều chỉnh = giá tham chiếu dự kiến + 1 đơn đơn giá niêm yết.
Cách phân biệt giữa giá trần và giá sàn trong chứng khoán
Sau đây FTV sẽ giúp các nhà đầu tư phân biệt được sự khác nhau của giá trần và giá sàn:
- Thứ 1: Giá trần chính là mức giá cao nhất mà các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Ngược lại, giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
- Thứ 2: Khác nhau về công thức tính và cách áp dụng trong từng trường hợp.
- Thứ 3: giá trần trên bảng giá được thể hiện bằng màu tím, còn giá sàn được thể hiện bằng màu xanh da trời trên bảng giá.
Kết luận
Có thể thấy giá trần là một chỉ số quan trọng thể hiện trên các sàn giao dịch chứng khoán, giúp cho nhà đầu tư đưa ra các lệnh mua, bán chứng khoán phù hợp. Qua đó có thể loại bỏ những rủi ro có thể xảy ra. Hy vọng với những thông tin mà FTV chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ hơn về Giá trần là gì?
FTV đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán & hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam
Thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang được đánh giá là kênh đầu tư rất hấp dẫn cùng nhiều yếu tố khác nhau. Nếu trader đang muốn thử sức với chứng khoán hoặc còn lo ngại hay chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy liên hệ trực tiếp với FTV. Tại đây bạn sẽ được chuyên gia hàng đầu ở trong lĩnh vực tài chính tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro, làm sao để đầu tư đem lại lợi nhuận cao.
Đến với FTV, các trader sẽ được chuyên gia cung cấp những thông tin mới nhất về biến động trên thị trường thông qua số các liệu thống kê và bảng phân tích thị trường. Đồng thời,bạn sẽ được cung cấp miễn phí các tài liệu tham khảo: biểu đồ, thống kê thị trường,….
Nếu còn câu hỏi, thắc mắc về Giá trần là gì? Hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết hãy nhấc máy gọi ngay tới số HOTLINE 0983 668 883 của công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.